Quyền lực của Vua Charles III lớn đến đâu?

Xuân Sơn
Tiếp nối Nữ hoàng Elizabeth II đảm nhiệm vị trí người đứng đầu Hoàng gia Anh, Vua Charles III còn nắm trong tay quyền lực gì?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quyền lực của Vua Charles III lớn đến đâu?
Một trong những bước đi mà Vua Charles III có thể triển khai sau khi đăng quang là nâng cao quyền lực mềm của đất nước với tư cách một nhà ngoại giao. (Nguồn: Getty)

Sau lễ đăng quang hôm 6/5 vừa qua, Vua Charles III chính thức trở thành nguyên thủ của 14 nước theo chế độ quân chủ đại nghị thuộc Khối thịnh vượng chung.

Tờ The Washington Post cho biết, lễ đăng quang diễn ra vào thời điểm một số thành viên thuộc Khối đang cân nhắc lại mối quan hệ giữa họ với Quốc vương Anh. Trong số đó, Barbados là quốc gia đầu tiên hủy bỏ tư cách nguyên thủ quốc gia của Nữ hoàng Elizabeth II và tuyên bố trở thành nước cộng hòa vào năm 2021.

Hơn nữa, làn sóng biến cố của chính giới Anh những năm gần đây, điển hình như Brexit và nhiều lần thay đổi Thủ tướng, đã ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế của Vương quốc Anh với thế giới. Do đó, Vua Charles III dự kiến phải đối diện với không ít khó khăn trên con đường phục hồi uy tín quốc tế của Anh trong thời gian tới.

Một trong những bước đi mà Vua Charles III có thể triển khai sau khi đăng quang là nâng cao quyền lực mềm của đất nước với tư cách một nhà ngoại giao.

Vậy ngoài việc sở hữu quyền lực ngoại giao, Vua Charles III còn nắm trong tay quyền hạn gì khác?

Vai trò của Nhà vua trong nền quân chủ lập hiến

Trong chế độ quân chủ, tư cách nguyên thủ quốc gia thuộc về Nhà vua hoặc Nữ hoàng. Tuy nhiên, với hình thức quân chủ lập hiến, quyền lập pháp lại được trao cho Nghị viện chứ không phải Nhà vua.

Trong hệ thống chính phủ Anh, Quốc vương chỉ giữ một số quyền lực tượng trưng. Ví dụ như dự luật của Nghị viện chỉ được chính thức ban hành sau khi được phía Hoàng gia phê chuẩn.

Mặc dù vậy, trên thực tế, đã không có Quốc vương nào từ chối thông qua dự luật của Nghị viện kể từ năm 1708. Trong thời kỳ cầm quyền của Nữ hoàng Elizabeth II, hơn 1.000 dự luật đã được bà thông qua.

Sau khi nhậm chức, Vua Charles III sẽ đảm nhiệm một số nghĩa vụ mang tính đại diện. Chẳng hạn như thực hiện chuyến thăm nước ngoài và đón tiếp các nguyên thủ quốc gia.

Bên cạnh đó, Quốc vương không chịu nghĩa vụ pháp lý liên quan tới nộp thuế thu nhập hoặc thuế thừa kế, đồng nghĩa với việc Vua Charles III sẽ thừa hưởng khối tài sản khổng lồ từ Nữ hoàng Elizabeth II.

Vai trò của Nhà vua đối với Nghị viện

Theo thông lệ của cuộc tổng tuyển cử, Quốc vương sẽ chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng sắp mãn nhiệm và sau đó chỉ định Thủ tướng kế nhiệm thành lập chính phủ mới dưới danh nghĩa của mình.

Tuy nhiên, nếu không có chính đảng nào giành đa số ghế trong Hạ viện, Quốc vương không có thẩm quyền để tiến hành nghi thức trên. Bởi việc chỉ định Thủ tướng thuộc quyền hạn chính thức của đảng giành đa số phiếu bầu trong Hạ viện, chứ không nằm trong tay Hoàng gia.

Trong trường hợp đó, việc thành lập chính phủ sẽ tạm thời được dẫn dắt bởi Thủ tướng đương nhiệm cho đến khi tìm được Thủ tướng mới.

Một vụ việc liên quan đến thông lệ này diễn ra vào năm 2019, khi ông Boris Johnson cố gắng lôi kéo Hoàng gia Anh tham gia vào một cuộc bầu cử bất hợp pháp trước Nghị viện, nhưng đã bị phát giác bởi Tòa án tối cao ngay sau đó.

Quyền lực của Vua Charles III lớn đến đâu?
Vua Charles III bổ nhiệm Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại Điện Buckingham, ngày 25/10/2022. (Nguồn: Reuters)

Quyền lực của Nhà vua đối với Thủ tướng

Sau khi Thủ tướng nhậm chức, Quốc vương sẽ thực hiện bài phát biểu khai mạc Nghị viện và bài phát biểu này sẽ được góp ý trước đó bởi Thủ tướng.

Về mặt pháp lý, Quốc vương có thể cách chức Thủ tướng, nhưng đã không có quyết định tương tự nào được đưa ra kể từ năm 1834, khi Vua William IV cách chức Thủ tướng Lord Melbourne và chỉ định ông Robert Peel thành lập chính phủ mới.

Ông Robert Hazell, Giáo sư về chính phủ và hiến pháp tại Đại học College London chia sẻ với tờ The Guardian rằng, Quốc vương có thể cách chức Thủ tướng nếu như người đó từ chối từ chức kể cả khi đã bị bỏ phiếu bất tín nhiệm bởi cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, Quốc vương sẽ chỉ thi hành mệnh lệnh như vậy nếu Hạ viện đã chỉ định được Thủ tướng mới.

Vai trò của Nhà vua đối với tôn giáo của Vương quốc Anh

Anh giáo được công nhận là quốc giáo nên về mặt danh nghĩa, Quốc vương Anh có tước hiệu hiến định là Lãnh đạo tối cao Giáo hội Anh và nhận chức danh Người bảo vệ Đức tin (Defender of the Faith).

Chức danh “Người bảo vệ Đức tin” xuất hiện lần đầu vào năm 1507, khi Vua James IV của Scotland được Giáo hoàng Julius II phong làm Người bảo vệ Đức tin đạo Cơ đốc.

Năm 1994, chức danh này đã trở thành đề tài chính trong một cuộc tranh cãi. Khi đó, Thái tử Charles đã có tuyên bố gây xôn xao dư luận khi nói rằng ông sẽ là "người bảo vệ đức tin" (“defender of faith”) chứ không phải "Người bảo vệ Đức tin" (“Defender of the Faith”).

Qua đây, ông ngụ ý rằng nước Anh thời hiện đại hội tụ tính đa dạng tôn giáo, chứ không còn xoay quanh Anh giáo hay Cơ đốc giáo nữa.

Đại sứ Trần Đức Hùng: Chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước tạo động lực mới cho hợp tác toàn diện Việt Nam-Qatar

Đại sứ Trần Đức Hùng: Chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước tạo động lực mới cho hợp tác toàn diện Việt Nam-Qatar

Theo Đại sứ Việt Nam tại Qatar Trần Đức Hùng, chuyến thăm chính thức Qatar của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân có ...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự lễ đăng quang của Nhà vua Anh Charles III

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự lễ đăng quang của Nhà vua Anh Charles III

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gặp gỡ và trao đổi với Nhà vua Charles III, Thủ tướng Rishi Sunak nhân dịp tham dự ...

Lễ đăng quang Vua Charles III: Gia đình Vương phi xứ Wales 'ghi điểm' phong cách trang phục

Lễ đăng quang Vua Charles III: Gia đình Vương phi xứ Wales 'ghi điểm' phong cách trang phục

Dự lễ đăng quang của bố chồng hôm 6/5, Vương phi xứ Wales ghi điểm tuyệt đối với thần thái sang trọng cùng diện mạo ...

Đối ngoại trong tuần: Chủ tịch nước dự Lễ đăng quang của Nhà vua Charles III, Việt Nam-Luxembourg thiết lập trụ cột hợp tác mới

Đối ngoại trong tuần: Chủ tịch nước dự Lễ đăng quang của Nhà vua Charles III, Việt Nam-Luxembourg thiết lập trụ cột hợp tác mới

Báo Thế giới & Việt Nam điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ ngày 1-7/5.

Lịch trình dày đặc của Chủ tịch nước tại London, xung lực mới cho quan hệ Việt Nam-Anh

Lịch trình dày đặc của Chủ tịch nước tại London, xung lực mới cho quan hệ Việt Nam-Anh

Khoảng 12h trưa 7/5, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Thành phố Hồ Chí Minh, kết ...

(theo The Week)

Đọc thêm

Mỹ: Người phụ nữ hai lần trong gần 3 tháng trúng số độc đắc trị giá 1 triệu USD

Mỹ: Người phụ nữ hai lần trong gần 3 tháng trúng số độc đắc trị giá 1 triệu USD

Chỉ chưa đầy 3 tháng sau lần trúng số độc đắc đầu, Christine Wilson tiếp tục nhận giải thưởng 1 triệu USD lần thứ hai.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học ...
Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Nhiều người thường hay xem nhẹ cảm giác mệt mỏi của cơ thể vì cho rằng triệu chứng này sẽ tự hết khi cơ thể được thư giãn nghỉ ngơi.
Cập nhật bảng giá xe hãng Aston Martin mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Aston Martin mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Aston Martin của các dòng V8 Vantage, DBX, V8 DB11, DBS sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài viết bên dưới đây.
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đang hợp tác với Nga được coi là cái cớ để cố gắng kiềm chế ...
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản và Philippines nhất trí nỗ lực đạt thỏa thuận tiếp cận đối ứng nhằm tăng cường hợp tác an ninh.
Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều Tiên.
Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị hòa bình về Ukraine được tổ chức tại Thụy Sỹ vào tháng 6 tới và kêu gọi các nước làm điều tương tự.
Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Cuộc tập trận chung Mỹ-Saudi Arabia có mục đích tăng cường khả năng xử l‎ý các mối đe dọa nguy hiểm hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Israel cho Hamas một tuần để đồng ý về thỏa thuận giải quyết vấn đề con tin, nếu không sẽ tiến hành cuộc tấn công vào thành phố Rafah tại Gaza.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động