Quyền tiếp cận thông tin: Người dân biết để "đòi" chứ không phải "xin"

Trong bối cảnh hội nhập, việc nước ta thông qua và đưa Luật tiếp cận thông tin vào cuộc sống có thể coi là bước tiến đáng ghi nhận. Vấn đề đặt ra là thực hiện luật này như thế nào để đảm bảo quyền công dân?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quyen tiep can thong tin nguoi dan biet de doi chu khong phai xin Bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy hợp tác phòng chống mua bán người trong ASEAN
quyen tiep can thong tin nguoi dan biet de doi chu khong phai xin Cùng con trưởng thành trong thế kỷ 21

Đó là thông điệp đưa ra tại tọa đàm “Nhà báo và công dân trong thực thi và tiếp cận thông tin” diễn ra chiều 28/9 tại Hà Nội do sự phối hợp của Mạng lưới đất rừng (FORLAND) cùng với Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam và Oxfam Quốc tế tại Việt Nam tổ chức. 

Luật có đi vào cuộc sống?

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thoa, (nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, Luật tiếp cận thông tin được chính thức thi hành từ 1/7/2018. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là luật có đi vào cuộc sống hay không? Phải nói rõ thông tin là gì? Thông tin nào được cung cấp? Ai có trách nhiệm cung cấp và cung cấp bằng cách nào? Đặc biệt, thông tin trong Luật tiếp cận thông tin phải chính thống, có kí, đóng dấu của cơ quan nhà nước.

“Chúng ta cũng nên lưu ý sự đan xen giữa quyền tiếp cận thông tin và quyền được bảo vệ bí mật cá nhân. Mảng thông tin liên quan đến đời sống của người dân như quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, đất đai, bồi thường, chỉ tiêu môi trường, chỉ tiêu nước, an toàn thực phẩm… Đây được xem như là “ô xi của cuộc sống” nên chúng ta đều cần”, bà Nguyễn Thị Kim Thoa chia sẻ.

quyen tiep can thong tin nguoi dan biet de doi chu khong phai xin
Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm. (Ảnh: YN)

Đánh giá về lượng thông tin công dân được tiếp cận, TS. Ngô Minh Hương,Giảng viên khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, Luật tiếp cận thông tin là kỳ vọng của công chúng để xã hội “mở” hơn.

“Thực ra, theo xu hướng chung của các nước trên thế giới là làm cho thông tin càng mở, càng nhiều càng tốt. Tôi nghĩ, cần phải có thêm những quy định đâu là thông tin mật, đâu là thông tin mở. Từ đó để người dân có thể tiếp cận dễ dàng với những thông tin liên quan đến các hoạt động công quyền, chính sách của nhà nước”, TS. Ngô Minh Hương đặt vấn đề.

Cũng theo Bà Ngô Minh Hương, từ khi luật có hiệu lực, không ít người dân vẫn còn e ngại. Dù có nhu cầu tiếp cận thông tin nhưng họ chưa biết ứng dụng, áp dụng luật như thế nào.

Dưới góc độ của một nhà báo, ông Tâm Chánh, nguyên Tổng Biên tập báo Sài Gòn Tiếp thị cho rằng, trong thực tiễn đổi mới ở Việt Nam, việc tiếp cận thông tin là cần thiết để người dân tham gia vào công việc của xã hội, đất nước.

“Tôi nghĩ, thực thi quyền tiếp cận thông tin vẫn còn nhiều trở ngại. Cần phải có nhiều biện pháp để thúc đẩy các tổ chức, cơ quan Nhà nước nhận thức lại vai trò tiếp cận thông tin của người dân trong việc thúc đẩy công việc chung của đất nước”, Nhà báo Tâm Chánh chia sẻ.

Tạo cơ hội "mở" cho người dân

Đưa ra thông điệp của mình, Nhà báo Tâm Chánh cho rằng làm sao chúng ta có thể đưa luật vào cuộc sống? Làm sao để các cơ quan Nhà nước nhận thức tốt hơn vai trò của mình? Đặc biệt, quan trọng là làm sao để người dân nhận thức được quyền của mình để “đòi” chứ không phải đi “xin”. Đồng thời, cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan trong việc cung cấp thông tin theo quy định.

“Chúng ta sống trong xã hội số, tôi nghĩ việc xây dựng một hệ thống dữ liệu các quy phạm pháp luật cũng như các dữ liệu thông tin của các cấp Nhà nước là cần thiết. Qua đó, tạo cơ hội mở, để người dân quen dần với việc tiếp cận mới, thiết lập thói quen mới”, Nhà báo Tâm Chánh nói.

TS. Ngô Minh Hương chia sẻ, sẽ rất khó để có một giải pháp cụ thể. Nhà báo là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong quyền được biết về Luật tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, thực tế có những trường hợp nhà báo bị hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin hoặc bị hành hung.

quyen tiep can thong tin nguoi dan biet de doi chu khong phai xin
Chủ đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. (Ảnh: YN)

“Chúng ta phải quy định chặt chẽ như thông tin không chính xác sẽ xử phạt như thế nào với nhà báo? Nếu muốn Luật tiếp cận thông tin được thực thi, chúng ta phải nhìn lại các cơ chế, thể chế, chế tài đối với nhà báo, kể cả luật mới như luật an ninh mạng. Theo tôi, ngoài việc phổ biến luật, năng lực để xử lý thông tin cũng rất quan trọng”, TS. Ngô Minh Hương băn khoăn.

Đề xuất về giải pháp, bà Nguyễn Thị Kim Thoa cho hay, điều đáng ngại nhất ở khía cạnh vừa cung cấp thông tin nhưng vẫn đảm bảo bí mật của cá nhân. Đó là kỹ năng cung cấp thông tin.

“Theo tôi, cần phải tăng cường giám sát. Thực tế, công khai rộng rãi thông tin để người dân nắm bắt được dễ dàng là một thách thức. Trong thời Cách mạng Công nghiệp 4.0, với sự thuận lợi của công nghệ, phải làm sao để luật đến gần với người dân hơn, để họ ý thức được quyền của mình một cách thiết thực nhất”, bà Nguyễn Thị Kim Thoa nhấn mạnh.

quyen tiep can thong tin nguoi dan biet de doi chu khong phai xin Bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy hợp tác phòng chống mua bán người trong ASEAN

Sáng 21/6, hội thảo “Chiến lược phòng chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em: Tăng  cường tiếp cận thông tin và hệ ...

quyen tiep can thong tin nguoi dan biet de doi chu khong phai xin Tạo điều kiện để người khuyết tật, dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 13/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin. Trong đó, Nghị định ...

quyen tiep can thong tin nguoi dan biet de doi chu khong phai xin Cùng con trưởng thành trong thế kỷ 21

Hiện nay, con cái chúng ta được tiếp cận thông tin từ nhiều kênh trên mạng. Do vậy nuôi con thời hiện đại khiến không ...

Phi Khanh

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang ...
Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ...
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động