Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân

ĐINH TẤN PHONG
Viện Kinh tế-xã hội thành phố Cần Thơ
Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua sau một quá trình lập pháp công phu, kỹ lưỡng, thể chế đầy đủ quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, tiếp thu có chọn lọc những đóng góp xác đáng của các chuyên gia, kế thừa những điểm tiến bộ và hoàn thiện những bất cập, hạn chế của Luật Đất đai năm 2013.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Theo đó, một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động quản lý đất đai.

09 điểm mới Luật Đất đai 2024
Một trong những điểm nổi bật nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung nhiều nội dung nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân...

Bổ sung quyền của nhân dân đối với đất đai

Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là yêu cầu và bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Chủ trương luôn được Đảng nhấn mạnh trong nhiều văn bản; đặc biệt trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII, Đảng tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước”. Việc bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân trong hoạt động quản lý đất đai còn xuất phát từ đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai của nước ta.

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta chính thức được xác lập tại Điều 19 Hiến pháp năm 1980 với quy định “đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ,… đều thuộc sở hữu toàn dân”. Trên cơ sở đó, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai tiếp tục được duy trì và khẳng định tại Điều 17 Hiến pháp năm 1992 và hiện nay là Điều 53 Hiến pháp năm 2013.

Nếu so với các Luật Đất đai trước đây, đặc biệt là Luật Đất đai năm 2013, Luật Đất đai năm 2024 đã bổ sung thêm nhiều nội dung về quyền của công dân đối với đất đai, cụ thể với 6 nội dung được quy định tại Điều 23.

Trong đó, 2 nội dung quan trọng là khoản 1 quy định về quyền “tham gia xây dựng, góp ý kiến, giám sát trong việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai”; và khoản 2 quy định về quyền “tham gia quản lý nhà nước, góp ý, thảo luận và kiến nghị, phản ánh với cơ quan nhà nước về công tác quản lý, sử dụng đất đai”.

Qua 2 nội dung này có thể thấy, quyền làm chủ của Nhân dân trong tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội hiện đã cơ bản được ghi nhận một cách cụ thể và đầy đủ trong Luật Đất đai năm 2024.

Theo lý thuyết quản trị đất đai, để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường, việc chuyển đổi thể chế quản lý đất đai cần được chuyển đổi theo hướng trao cho người dân khả năng tham gia nhiều hơn vào các quyết định của Nhà nước về đất đai và quá trình quản lý đất đai.

Như vậy, việc tiếp tục phát huy quyền của công dân đối với đất đai không chỉ giúp hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà còn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, giúp khơi thông nguồn lực phát triển quan trọng này cho sự nghiên xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Tuy nhiên, các nội dung quy định về quyền của công dân đối với đất đai trong Luật Đất đai năm 2024 vẫn cần tiếp tục được cụ thể hoá trong các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc các đạo luật có liên quan với cơ chế thực thi cụ thể để người dân có thể thực hiện một cách đầy đủ, hiệu quả và thực chất những quyền này.

Việc quy định cơ chế thực thi quyền của công dân đối với đất đai là bước đầu để thể chế cơ chế thực thi quyền của đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.

Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 16 chương và 260 điều, đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành.

Cụ thể hoá quyền tiếp cận thông tin đất đai của nhân dân

Ngoài các quy định về quyền của công dân đối với đất đai tại Điều 23, Luật Đất đai năm 2024 có một điều luật riêng (Điều 24) về Quyền tiếp cận thông tin đất đai.

Theo đó, công dân được tiếp cận các thông tin đất đai sau đây:

(i) quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt; (ii) kết quả thống kê, kiểm kê đất đai; (iii) giao đất, cho thuê đất; (iv) bảng giá đất đã được công bố; (v) phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; (vi) kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; (vii) thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; (viii) văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; (ix) các thông tin đất đai khác theo quy định của pháp luật.

Quyền tiếp cận thông tin là một trong những thành tố quan trọng nhất để một Nhà nước pháp quyền công khai, minh bạch. Sự công khai hóa các hoạt động, thông tin, dữ liệu của các cơ quan nhà nước giúp người dân có thể giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Qua đó, thúc đẩy tăng cường trách nhiệm giải trình, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền và từng cơ quan, đơn vị, góp phần đưa chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” từng bước đi vào cuộc sống.

Hiện nay, quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, quyền tiếp cận thông tin còn được khẳng định trong nhiều điều ước quốc tế khác như Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Tuyên bố Rio về Môi trường và phát triển, Công ước UNECE về tiếp cận thông tin môi trường.

Ở Việt Nam, quyền tiếp cận thông tin được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 và được thể chế thành Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.

Việc quy định cụ thể quyền tiếp cận thông tin đất đai của công dân giúp người dân có thể giám sát hiệu quả của việc ban hành các quyết định và thực hiện công tác quản lý đất đai của các cơ quan nhà nước. Qua đó, góp phần đáng kể trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Luật Đất đai năm 2024: Tăng cường quyền làm chủ của nhân dân
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), ngày 26/3. (Ảnh: Nguyễn Việt)

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quy hoạch đất đai

Quy hoạch đất đai nói chung bao gồm quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch đất đai chính là hoạt động có ý nghĩa chiến lược, quyết định đất đai được quản lý và sử dụng như thế nào và vào mục đích gì trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.

Theo đó, người dân là một trong những bên liên quan và đóng vai trò quan trọng trong quá trình lập quy hoạch đất đai. Thực tế cho thấy, quy hoạch đất đai có tác động rất lớn đến quyền sử dụng đất của người dân; các hoạt động thu hồi, chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng quyền sử dụng, quyền xây dựng công trình trên đất… đều dựa trên quy hoạch đất đai tại địa phương.

Do đó, để phát huy quyền làm chủ của người dân, cần hoàn thiện cơ chế để người dân tham gia hiệu quả và thực chất hơn vào quá trình quy hoạch đất đai.

Bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động quy hoạch đất đai sẽ giúp cho bản quy hoạch phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của người dân, tiềm năng của đất đai và nhu cầu sử dụng đất tại địa phương tốt hơn. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là bảo đảm sự giám sát và quyết định của nhân dân đối với hoạt động quy hoạch đất đai với tư cách là chủ sở hữu của đất đai.

Bên cạnh đó, đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân trong hoạt động quy hoạch đất đai là điều kiện tiên quyết để phát huy dân chủ trong quản lý đất đai, góp phần hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai; đồng thời, tăng cường sự đồng thuận xã hội.

Thực tiễn thi hành Luật Đất đai năm 2013 cho thấy, tình trạng quy hoạch “treo” diễn ra khá phổ biến mà phần lớn xuất phát từ việc quy hoạch không phù hợp với thực tiễn, không đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Từ đó, dẫn đến quy hoạch dù được phê duyệt nhưng không thể triển khai thực hiện, công tác giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án theo quy hoạch cũng theo đó mà ách tắc, hình thành các dự án treo....

So với quy định của Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung năm 2018; Luật Đất đai năm 2024 đã bổ sung đầy đủ hơn về quy trình lấy ý kiến đối với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện và kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.

Đặc biệt, đối với việc lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện, Luật Đất đai năm 2024 bổ sung thêm nhiều hình thức lấy ý kiến khác như: lấy ý kiến thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, UBND cấp xã và niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, điểm dân cư, niêm yết, trưng bày tại nhà văn hóa các thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, tổ chức hội nghị, hội thảo và phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình, cá nhân đại diện cho các xã, phường, thị trấn.

Qua đó, bảo đảm việc lấy ý kiến diễn ra một cách thực chất, người dân khu vực quy hoạch được lấy ý kiến đầy đủ, được phản ánh tâm tư, nguyện vọng đối với dự thảo quy hoạch.

Ngoài ra, Luật Đất đai năm 2024 còn bổ sung quy định về việc phải công bố công khai ý kiến đóng góp và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đóng góp trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện. Theo đó, nhằm bảo đảm các ý kiến đóng góp đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tổng hợp đầy đủ, chính xác; bảo đảm các ý kiến được tiếp thu, giải trình khách quan, minh bạch, nghiêm túc và thấu đáo.

Có thể khẳng định, Luật Đất đai năm 2024 đã cơ bản kế thừa những điểm tiến bộ và khắc phục những bất cập trong Luật Đất đai năm 2013.

Trong đó, nội dung về bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân từng bước được hoàn thiện, tạo tiền đề quan trọng huy động sự tham gia mạnh mẽ hơn của người dân trong hoạt động quản lý đất đai, góp phần hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Luật Đất đai năm 2024 bổ sung thêm nhiều hình thức lấy ý kiến khác như: lấy ý kiến thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập qui hoạch sử dụng đất cấp huyện, UBND cấp xã và niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, điểm dân cư, niêm yết, trưng bày tại nhà văn hóa các thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, tổ chức hội nghị, hội thảo và phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình, cá nhân đại diện cho các xã, phường, thị trấn.

Qua đó, bảo đảm việc lấy ý kiến diễn ra một cách thực chất, người dân khu vực quy hoạch được lấy ý kiến đầy đủ, được phản ánh tâm tư, nguyện vọng đối với dự thảo quy hoạch.

Khai mạc Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường của Quốc hội

Khai mạc Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường của Quốc hội

Sáng 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp ...

Kiều bào Pháp bày tỏ niềm vui khi các điều luật được đưa vào cuộc sống

Kiều bào Pháp bày tỏ niềm vui khi các điều luật được đưa vào cuộc sống

Nhiều đại diện các đoàn thể, tổ chức và hội đoàn người Việt tại Pháp cho rằng đây là sự quan tâm của Chính phủ ...

Phổ biến nội dung các luật mới liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến nội dung các luật mới liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) luôn đánh giá cao việc Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã kịp thời chủ trì, ...

Luật Đất đai: Một sửa đổi, nhiều lợi ích

Luật Đất đai: Một sửa đổi, nhiều lợi ích

Luật Đất đai (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Đáng chú ý, trong Luật ...

Hướng dẫn xác định loại đất theo Luật Đất đai 2024

Hướng dẫn xác định loại đất theo Luật Đất đai 2024

Việc xác định loại đất theo Luật Đất đai 2024 được pháp luật hướng dẫn thực hiện như thế nào? - Độc giả Minh Vương

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Chương mới trong cải cách kinh tế của Trung Quốc

Chương mới trong cải cách kinh tế của Trung Quốc

Trọng tâm chiến lược của Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX là tiếp tục đẩy mạnh cải cách toàn diện...
Dự báo thời tiết ngày 27/7: Hà Nội ngày nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào; khu vực Nam Bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết ngày 27/7: Hà Nội ngày nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào; khu vực Nam Bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết ngày 27/7, phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài ...
Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Nhiều hoạt động tại các tỉnh nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7).
Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Văn phòng thường trực về nhân quyền phối hợp BCĐ Nhân quyền Bình Dương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, tập huấn công tác năm 2024.
Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 22/7 đã diễn ra Hội thảo 'Phụ nữ, Hòa bình và An ninh mạng' nhằm giúp phụ nữ và trẻ em gái ứng phó với các thách thức trên không gian mạng.
Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Chương trình phối hợp “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” đã tạo hiệu ứng tích cực trong công tác ...
Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong thực hiện các cam kết trong các lĩnh vực hòa bình, an ninh, phát triển bền vững và thúc đẩy nhân quyền.
'Thắp sáng tương lai' cho những nạn nhân chất độc da cam/dioxin

'Thắp sáng tương lai' cho những nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Hưởng ứng Ngày vì nạn nhân chất độc da cam, chương trình nhắn tin 'Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam' nhận được sự ủng hộ tích cực của cộng đồng.
Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam đề nghị các nước cùng triển khai hành động chung, dựa trên cam kết chung, nhận thức chung, mục tiêu chung để tạo môi trường di cư an toàn.
Bài 2: Cuộc chiến toàn lực và dài hơi với tội phạm mua bán người

Bài 2: Cuộc chiến toàn lực và dài hơi với tội phạm mua bán người

Đấu tranh với tội phạm mua bán người, Việt Nam đã nỗ lực thông qua những cam kết, hợp tác quốc tế mạnh mẽ và triển khai nhiều giải pháp.
Bài 1: Vạch trần các thủ đoạn tinh vi nhằm dụ con mồi 'sập bẫy' của tội phạm mua bán người

Bài 1: Vạch trần các thủ đoạn tinh vi nhằm dụ con mồi 'sập bẫy' của tội phạm mua bán người

Tội phạm mua bán người thường sử dụng các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng trên internet để tiếp cận nạn nhân với các phương thức, thủ đoạn tinh vi.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Tỉnh An Giang thực hiện tốt các chương trình, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tại Việt Nam: Đã đến lúc phải đánh giá khách quan!

Tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tại Việt Nam: Đã đến lúc phải đánh giá khách quan!

Là quốc gia với đời sống tín ngưỡng tôn giáo phong phú, Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm không ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo...
Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết do Việt Nam 'chấp bút': Thay lời muốn nói!

Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết do Việt Nam 'chấp bút': Thay lời muốn nói!

Hội đồng Nhân quyền thông qua Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người là lời kêu gọi hành động mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.
Phải hành động trong tất cả các giai đoạn của chu trình di cư

Phải hành động trong tất cả các giai đoạn của chu trình di cư

Trong quá trình di cư, người di cư phải đối mặt nhiều rủi ro, do đó, để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của họ, cần một góc nhìn '360' độ.
Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hơn 625.000 trẻ em Palestine đã không được học hành trong hơn 8 tháng qua, kể từ khi Israel mở chiến dịch tấn công Hamas ở Dải Gaza.
Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot - Lễ hội đua ngựa hàng năm do hoàng gia Anh tổ chức trở nên rực rỡ và đặc sắc hơn nhờ những chiếc mũ siêu độc.
Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Các cuộc xung đột trên thế giới trong năm 2023 khiến số trẻ em thiệt mạng tăng gấp 3 lần và số phụ nữ thiệt mạng tăng gấp 2 lần so với năm trước đó.
10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều cần biết về con đường này.
Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ tham dự một hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.
Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Ủy ban bầu cử độc lập (IEC) của Nam Phi cho biết hôm 6/6, hơn 43% đại diện mới được bầu vào Quốc hội nước này là phụ nữ.
Phiên bản di động