Quyết định lịch sử của Nga: Lý giải của 'người trong cuộc'

Phương Nhật
Quyết định của Nga công nhận độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng ở miền Đông Ukraine đã hủy hoại kỳ vọng về giải pháp ngoại giao cho tình hình Ukraine. Giới chức Nga đã lý giải quyết định của mình như thế nào?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dư luận về quyết định lịch sử của Tổng thống Nga V.Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin thông qua quyết định lịch sử về việc công nhận độc lập đối với hai vùng ly khai Donetsk và Luhansk ở Donbass. (Nguồn: AP)

Đi trước phương Tây "một bước"

Tối ngày 21/2 (theo giờ Moscow), Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã thông qua quyết định lịch sử về việc công nhận độc lập đối với hai vùng ly khai Donetsk và Luhansk ở Donbass của Ukraine.

Người dân vùng Donbass đã xuống đường ăn mừng, trong khi dư luận nhiều nước đã chỉ trích quyết định của nhà lãnh đạo Nga.

Tuyên bố công nhận nêu trên được Tổng thống Putin đưa ra trong bài phát biểu thông điệp quan trọng gửi tới toàn thể người dân Nga. Thông báo về điều này, Tổng thống bày tỏ tin tưởng vào sự ủng hộ của người dân Nga và tất cả các lực lượng yêu nước.

Lễ ký Sắc lệnh công nhận hai vùng ly khai đã được tổ chức trọng thể tại Điện Kremlin. Tại buổi lễ, ông Putin cũng ký với các nhà lãnh đạo của Donetsk và Luhansk các hiệp ước về quan hệ hữu nghị, hợp tác.

Nhà lãnh đạo Nga đề nghị Quốc hội Liên bang Nga ủng hộ quyết định này và sau đó sẽ phê chuẩn các Hiệp ước hữu nghị và tương trợ với cả Donetsk và Luhansk.

Trong bài phát biểu thông điệp dài hơn 50 phút gửi tới người dân Nga, ông Putin giải thích tầm quan trọng của nước láng giềng Ukraine đối với nước Nga. Nhà lãnh đạo Nga cho rằng tình hình ở Donbass một lần nữa trở nên rất nghiêm trọng.

Tổng thống Putin cho rằng việc công nhận độc lập cho hai nước cộng hòa tự xưng ở Donbass kể trên là bước đi nhằm ngăn chặn cuộc chiến đổ máu có thể xảy ra.

“Tôi cho rằng cần phải đưa ra một quyết định đã quá hạn từ lâu, đó là công nhận ngay độc lập và chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk”.

Theo ông, Nga “đã làm mọi thứ để bảo toàn sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, kể cả khi nước này đấu tranh để thực hiện các thỏa thuận Minsk, nhưng đều vô ích.

Người đứng đầu nhà nước Nga yêu cầu Ukraine ngay lập tức ngừng các hành động thù địch ở Donbass, nhấn mạnh rằng nếu không làm như vậy Kiev sẽ “hoàn toàn chịu trách nhiệm về khả năng tiếp tục đổ máu”. Đồng thời, Moscow sẽ trả đũa nếu không nhận được phản ứng có tính xây dựng của phương Tây đối với các đề xuất về đảm bảo an ninh.

“Nga có mọi quyền thực hiện các biện pháp trả đũa để đảm bảo an ninh của chính mình. Đó chính xác là những gì chúng tôi sẽ làm”, ông Putin tuyên bố đanh thép và nhấn mạnh Moscow có mọi lý do để tin rằng “việc Ukraine gia nhập NATO và việc triển khai các cơ sở của NATO ở đây chỉ là vấn đề thời gian”.

Trong trường hợp này, theo ông Putin, Ukraine sẽ trở thành bàn đạp cho một cuộc tấn công phủ đầu của phương Tây nhằm vào Nga.

Ông chủ Điện Kremlin chỉ trích chiến lược quân sự của Ukraine về cơ bản liên quan đến việc chuẩn bị cho các hành động quân sự chống lại Nga, và Moscow không thể làm ngơ trước lời đe dọa gần đây của Kiev về việc chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng mình.

Hai trạng thái đối lập của cảm xúc

Sau các quyết định kể trên, người dân vùng Donbass đã xuống đường ăn mừng, trong khi đó dư luận quốc tế đã ngay lập tức có phản ứng.

Hầu hết quốc gia ở châu Âu lên án Moscow, coi việc công nhận độc lập cho hai vùng lãnh thổ thuộc Ukraine không chỉ là bước đi vi phạm Thỏa thuận Minsk mà còn vi phạm luật pháp quốc tế.

Các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp và Đức coi việc công nhận hai nước cộng hòa tự xưng là “sự vi phạm ngang nhiên các thỏa thuận Minsk” và nhất trí không làm suy yếu các nỗ lực nhằm duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Ngoại trưởng Đức coi việc quyết định công nhận Donetsk và Luhansk của Nga là vi phạm luật pháp quốc tế. Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Vương quốc Anh tuyên bố đưa ra biện pháp trừng phạt Moscow trong ngày 22/2. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki kêu gọi khẩn trương tổ chức hội nghị thượng đỉnh EU và áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Đáng chú ý, quyết định của nhà lãnh đạo Nga nhận được sự ủng hộ của ban lãnh đạo Houthis ở Yemen. Cộng hòa Abkhazia và Nam Ossetia cũng vậy.

Trước ngày 21/2, cũng tại Hội trường Catherine của Điện Kremlin, đã diễn ra cuộc họp bất thường của Hội đồng An ninh Liên bang Nga về vấn đề công nhận độc lập cho hai vùng lãnh thổ Donetsk và Luhansk theo đề nghị của Duma Quốc gia Nga (Hạ viện).

Tại phiên họp đặc biệt này, sau khi thảo luận về các vấn đề trong nước, Tổng thống Putin đã đề nghị các thành viên thường trực Hội đồng An ninh nêu ý kiến và quan điểm cá nhân của mình về vấn đề công nhận độc lập cho hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk trên cơ sở đề nghị của Duma Quốc gia Nga và thông điệp trước đó của hai nhà lãnh đạo hai nước cộng hòa tự xưng này.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev nhấn mạnh rằng tình hình Ukraine sẽ không được cải thiện, lối thoát duy nhất trong trường hợp này là công nhận Donetsk và Luhansk.

Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin nhắc lại việc Hạ viện Nga biểu quyết nhất trí đề nghị Tổng thống Putin xem xét công nhận độc lập của Donetsk và Luhansk.

Ông Volodin nhấn mạnh quyết định của cơ quan này không phải là tự phát, mà đã được nghiên cứu toàn diện, cân đối và dựa trên thực tế rằng tình hình ở Donetsk và Luhansk rất nghiêm trọng.

Chỉ ra rằng tình hình không thay đổi trong 8 năm gần đây, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga cáo buộc “Kiev đang phá hoại tất cả các nghĩa vụ trước đó của mình” bất chấp sự tham gia của các nước khác trong quá trình đàm phán.

Giữa 'búa rìu' quốc tế, Nga nói gì về quyết định lịch sử ở Đông Ukraine?

Giữa 'búa rìu' quốc tế, Nga nói gì về quyết định lịch sử ở Đông Ukraine?

Ngày 22/2, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ...

Nga tỏ lòng với EU, khẳng định không gì là không thể giải quyết

Nga tỏ lòng với EU, khẳng định không gì là không thể giải quyết

Trong cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông TASS, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho hay, Moscow mong muốn có ...

(theo TTXVN, TASS)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

XSMN 28/7, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. xổ số hôm nay 28/7

XSMN 28/7, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. xổ số hôm nay 28/7

XSMN 28/7 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Nam Chủ nhật ngày 28/7/2024. KQSXMN. SXMN 28/7. xổ số hôm nay 28/7. Kết quả xổ số ngày 28 tháng ...
XSMB 28/7, kết quả xổ số miền bắc Chủ nhật 28/7/2024, dự đoán XSMB 28/7/2024

XSMB 28/7, kết quả xổ số miền bắc Chủ nhật 28/7/2024, dự đoán XSMB 28/7/2024

XSMB 28/7 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Bắc Chủ Nhật ngày 28/7/2024. SXMB 28/7. xổ số hôm nay 28/7. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ Nhật
XSMT 28/7, kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. SXMT 28/7/2024

XSMT 28/7, kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. SXMT 28/7/2024

XSMT 28/7 - xổ số hôm nay 28/7. Trực tiếp Kết quả xổ số miền Trung hôm nay, Chủ Nhật ngày 28 tháng 7 năm 2024. KQSXMT. SXMT 28/7. XSMT ...
Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Hạm đội phương Bắc thông báo một tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh tối tân ngày 26/7 đã cập cảng Algeria thực hiện cuộc 'chuyến thăm công ...
Chuyển nhượng cầu thủ hôm nay: MU chi 80 triệu Euro để thuyết phục Real Madrid 'nhả' Eduardo Camavinga

Chuyển nhượng cầu thủ hôm nay: MU chi 80 triệu Euro để thuyết phục Real Madrid 'nhả' Eduardo Camavinga

Chuyển nhượng cầu thủ hôm nay: MU tìm cách lôi kéo Camavinga, Man City muốn có Musiala, Antoine Griezmann xem xét gia nhập bóng đá Mỹ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Hạm đội phương Bắc thông báo một tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh tối tân ngày 26/7 đã cập cảng Algeria thực hiện cuộc 'chuyến thăm công tác'.
Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao về Biển Đông, Nga cảnh báo có yếu tố làm gia tăng lo ngại an ninh ở khu vực

Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao về Biển Đông, Nga cảnh báo có yếu tố làm gia tăng lo ngại an ninh ở khu vực

Ngoại trưởng Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao ở Biển Đông trong khi Ngoại trưởng Nga cảnh báo có yếu tố đáng lo ngại ở bán đảo Triều Tiên tại Hội nghị ở Lào.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump bình phục hoàn toàn, không phải đeo băng tai; chỉ trích bà Harris gay gắt

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump bình phục hoàn toàn, không phải đeo băng tai; chỉ trích bà Harris gay gắt

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông đã hồi phục sau vụ ám sát bất thành hôm 13/7 và xuất hiện vào ngày 26/7 mà không có băng ở tai phải.
Phái đoàn đại diện Tổng thống Mỹ sang Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phái đoàn đại diện Tổng thống Mỹ sang Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố cử một phái đoàn đại diện Tổng thống sang viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hàn Quốc điều tra rò rỉ thông tin điệp viên, sắp cải tổ nhân sự tình báo quy mô lớn

Hàn Quốc điều tra rò rỉ thông tin điệp viên, sắp cải tổ nhân sự tình báo quy mô lớn

Quân đội Hàn Quốc đang tiến hành điều tra vụ rò rỉ thông tin cá nhân của các điệp viên thuộc một đơn vị có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo về Triều ...
Tình hình Ukraine: Kiev-Moscow 'đấu khẩu' về điều kiện đàm phán, IAEA quan ngại về Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, Thủ tướng Ấn Độ sẽ thăm Ukraine

Tình hình Ukraine: Kiev-Moscow 'đấu khẩu' về điều kiện đàm phán, IAEA quan ngại về Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, Thủ tướng Ấn Độ sẽ thăm Ukraine

Tình hình Ukraine: Kiev-Moscow 'đấu khẩu' về điều kiện đàm phán, IAEA quan ngại về Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, Thủ tướng Ấn Độ sắp thăm Ukraine...
Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên đang manh nha hai tập hợp lực lượng sau Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều. Nhưng nó có được duy trì lâu dài hay không...?
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên đang manh nha hai tập hợp lực lượng sau Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều. Nhưng nó có được duy trì lâu dài hay không...?
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Phiên bản di động