TIN LIÊN QUAN | |
USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới về bảo vệ động vật hoang dã | |
USAID hỗ trợ sáng kiến “Chí” để giảm nhu cầu dùng sừng tê giác |
Poster của phim ngắn truyền thông "Khỉ không phải thú cưng". (Nguồn: ENV) |
Đây là phim ngắn truyền thông về khỉ đầu tiên của ENV phản ánh tình trạng nuôi nhốt khỉ đang ngày một gia tăng, vượt quá khả năng kiểm soát của các cơ quan thực thi pháp luật cũng như năng lực cứu hộ của các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã trên cả nước.
ENV kỳ vọng những hình ảnh đáng báo động trong phim sẽ khiến những người đang nuôi khỉ và có ý định nuôi khỉ sẽ dừng lại.
Để góp phần xóa bỏ tình trạng săn bắt, buôn bán và nuôi nhốt khỉ, ENV cũng khuyến khích cộng đồng thông báo các vi phạm liên quan đến khỉ tới Đường dây nóng 18001522 để cùng ENV hiện thực hóa thông điệp “Khỉ không phải thú cưng” tại Việt Nam.
Theo ENV, trong 10 năm qua, Trung tâm đã nhận được rất nhiều thông báo vi phạm liên quan đến nuôi nhốt khỉ, chứng tỏ tình trạng này diễn ra rất phổ biến ở các địa phương trên cả nước.
Cụ thể, từ 1/1/2010 đến 31/5/2020, ENV đã ghi nhận 2.967 vi phạm liên quan đến khỉ, bao gồm các hành vi như: Nuôi nhốt, buôn bán, quảng cáo và vận chuyển khỉ hoặc các bộ phận, sản phẩm từ khỉ.
Đáng chú ý, số lượng vụ việc về khỉ đặc biệt cao tại các tỉnh, thành phía Nam so với các khu vực khác. Điển hình là TP. Hồ Chí Minh, số lượng vụ đứng đầu cả nước với 78 vụ việc nuôi nhốt khỉ và 92 cá thể khỉ được tịch thu.
Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc phụ trách Chính sách và Pháp luật của ENV cho biết, ở Việt Nam, khỉ thường bị săn bắt từ tự nhiên và bán cho các hộ dân, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê hay các cơ sở kinh doanh khác để nuôi nhốt, thu hút sự chú ý, phục vụ nhu cầu giải trí, hoặc làm thú cưng.
Thực trạng này đang ngày càng nghiêm trọng, có thể dễ dàng nhận thấy qua số lượng những báo cáo vi phạm ngày càng tăng liên quan đến buôn bán, quảng cáo, nuôi nhốt khỉ trái phép mà ENV tiếp nhận từ cộng đồng, cả trực tiếp và trên internet.
| Australia hoan nghênh quyết định cấm nhập khẩu động vật hoang dã của Việt Nam TGVN. Bộ trưởng Nông nghiệp Australia David Littleproud đánh giá lệnh cấm nhập khẩu động vật hoang dã của Việt Nam là một thắng lợi to lớn ... |
| Kêu gọi bảo tồn loài hổ qua phim ngắn truyền thông 'Xấu hổ vì cao hổ' TGVN. Nhân Ngày quốc tế về bảo tồn hổ 29/7, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt phim ngắn truyền thông “Xấu hổ ... |
| Động vật hoang dã tận hưởng yên bình mùa dịch Covid-19 TGVN. Nhiều loài động vật hoang dã ở nhiều quốc gia trên thế giới đang “tận hưởng” sự yên bình hiếm hoi khi hơn một nửa ... |