Các đại đương, nguồn hỗ trợ sự sống quan trọng của Trái đất lại đang bị rác thải nhựa xâm chiếm nghiêm trọng. (Nguồn: The Guardian) |
Các đại dương chứa 97% lượng nước trên thế giới. Chúng ta dựa vào nó để điều hòa khí hậu, hấp thụ CO2 và là nguồn cung cấp protein lớn cho hơn tám tỷ người. Trong ảnh: Một chiếc túi nhựa dưới đáy biển, ngoài khơi đảo Andros, Hy Lạp. (Nguồn: Reuters) |
Tuy nhiên, con người đang gây ô nhiễm đại dương với hơn 14 triệu tấn nhựa mỗi năm. Nhựa chiếm 80% tổng số rác thải biển được tìm thấy từ vùng nước bề mặt đến trầm tích dưới biển sâu. Trong ảnh: Đống rác bên bờ biển ở Jakarta, Indonesia. (Nguồn: Reuters) |
Theo IUCN, thiệt hại mà rác thải nhựa đang gây ra cho sinh vật biển và hệ sinh thái của Trái đất đang trở nên khó có thể phục hồi. Các hạt vi nhựa trôi nổi ở vùng biển Hong Kong, Trung Quốc. (Nguồn: Reuters) |
Các loài sinh vật biển ăn phải mảnh vụn nhựa hoặc bị vướng vào rác thải nhựa, có thể bị thương tích nặng và tử vong. (Nguồn: oceanliteracy.unesco.org) |
Không chỉ thế, ô nhiễm nhựa còn đe dọa chất lượng và an toàn thực phẩm, sức khỏe con người, hoạt động du lịch ven biển và góp phần gây biến đổi khí hậu. Trong ảnh: Các hạt vi nhựa bị sóng đánh dạt vào bãi biển. (Nguồn: oceanliteracy.unesco.org) |
Chai nhựa trôi nổi trên biển Adriatic của đảo Mljet, Croatia. (Nguồn: Reuters) |
Những chiếc thuyền neo đậu dọc bờ biển Baseco bị ô nhiễm ở Manila, Philippines. (Nguồn: Reuters) |
Các công nhân đô thị đang thu gom rác thải, hầu hết là rác thải sinh hoạt và nhựa, dọc theo bờ biển Jakarta, Indonesia. (Nguồn: Reuters) |
Một chiếc túi nhựa với hàng chục chú cá con bị mắc kẹt bên trong tại bãi biển Arinaga, ngoài khơi đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha. (Nguồn: Reuters) |
Rác trên một bãi biển ở Colombo, Sri Lanka. (Nguồn: Reuters) |
Rác thải nhựa trôi nổi trong vùng nước biển bị ô nhiễm gần bờ ở Beirut, Lebanon. (Nguồn: Reuters) |
Rác thải, hầu hết là nhựa, dọc theo bờ biển ở Jakarta, Indonesia. (Nguồn: Reuters) |
Một quả bóng nhựa trôi nổi ở eo biển Gibraltar, Tây Ban Nha. (Nguồn: Reuters) |
Rác nhựa và xốp nằm rải rác trên bờ biển ở Cilincing, Jakarta, Indonesia. (Nguồn: Reuters) |
Một phần của bãi biển Matahari Terbit, Indonesia phủ đầy nhựa và các mảnh rác vụn khác. (Nguồn: Reuters) |
Một cậu bé vừa bơi vừa thu nhặt những chai nhựa có thể tái chế dọc bờ biển gần khu phức hợp Baseco ở Manila, Philippines. (Nguồn: Reuters) |
Một chai nhựa trôi trên biển Địa Trung Hải, gần Zikim, Israel. (Nguồn: Reuters) |
Một người lính dọn dẹp bờ biển Montesinos, ở Santo Domingo, Dominica. (Nguồn: Reuters) |
Hình ảnh rác thải nhựa dưới đáy biển, ngoài khơi đảo Andros, Hy Lạp. (Nguồn: Reuters) |
Trước mối nguy hại trên, ngày 2/6, đại diện của 175 quốc gia tham dự vòng đàm phán thứ hai của Liên hợp quốc về hiệp định ngăn chặn ô nhiễm rác thải nhựa diễn ra ở Paris nhất trí sẽ soạn dự thảo đầu tiên của hiệp định này vào cuối tháng 11/2023. Đây là thỏa thuận xanh quan trọng nhất kể từ khi Thoả thuận chung Paris về biến đổi khí hậu chi phối các biện pháp giảm carbon dioxide từ năm 2020 được thông qua. Trong ảnh: Rác nhựa làm ô nhiễm bãi biển ở Sanur, Denpasar, Bali, Indonesia. (Nguồn: Reuters) |
| Rác nhựa dùng một lần: Thách thức tương lai thế giới Giải quyết vấn đề rác thải, nhất là rác thải nhựa dùng một lần đang và sẽ là thách thức lớn của nhân loại khi ... |
| Đại dương ô nhiễm ‘chưa từng có’ Theo một nghiên cứu mới được Viện 5 Gyres (Mỹ) công bố, ước tính khoảng 171.000 tỷ hạt vi nhựa - nặng tương đương 2,3 ... |
| Việt Nam lãng phí gần 3 tỷ USD/năm vì không tái chế riêng rác thải nhựa từ sinh hoạt Đây là thông tin đáng chú ý được đưa ra tại Hội thảo “Giải pháp bao bì bền vững - Mắt xích quan trọng trong ... |
| Dự thảo về hiệp định ngăn chặn ô nhiễm rác thải nhựa sắp được công bố Ngày 2/6, đại diện của 175 quốc gia tham dự vòng đàm phán thứ hai của Liên hợp quốc (LHQ) về hiệp định ngăn chặn ... |
| Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, giảm thiểu rác thải nhựa Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới, cùng với hơn 150 quốc gia trên thế giới, ngày 4/6, tại thị ... |