RCEP cho thấy bất lợi của Mỹ và vai trò nổi bật của Trung Quốc

Khắc Hiếu
Sự ra mắt của RCEP diễn ra vào thời điểm Trung Quốc đang tìm kiếm những vai trò lớn hơn trong việc đưa ra các quy tắc thương mại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong khi Mỹ hầu như vắng mặt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
RCEP: Truyền thông nhận định về việc Mỹ đứng ngoài thỏa thuận thương mại. (Nguồn: People's Daily)
Ngày 1/1, Trung Quốc khai trương chuyến tàu RCEP đầu tiên đến Việt Nam. Trong ảnh, container chở hàng hóa được xếp lên tàu trước giờ khởi hành. (Nguồn: People's Daily)

Theo Wall Street Journal, Trung Quốc cùng với các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Australia đã tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, nhưng Mỹ lại đứng ngoài thỏa thuận này.

Mỹ đang đi theo hướng khác?

RCEP sẽ loại bỏ hơn 90% dòng thuế quan đối với hoạt động trao đổi thương mại giữa 15 quốc gia thành viên. Các nhà kinh tế cho rằng, điều này sẽ đem lại lợi ích cực kỳ to lớn cho thương mại khu vực. Đặc biệt, thỏa thuận này sẽ đem lại cho Trung Quốc một vai trò nổi bật hơn trong việc thiết lập các quy tắc thương mại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gây bất lợi cho Mỹ.

Bà Wendy Cutler, Phó Chủ tịch Viện chính sách Á châu (ASPI), nói: “Đây sẽ là một thỏa thuận bao gồm một nhóm các nước sẽ làm việc cùng nhau và cố gắng xây dựng các quy tắc mới và tiêu chuẩn mới. Trong khi đó, Mỹ lại đang đi theo hướng khác”.

Trung Quốc đã bị loại khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một hiệp định thương mại mà Mỹ xây dựng để đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi TPP vào năm 2017 dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump - người cho rằng hiệp định này gây tổn hại cho người lao động Mỹ.

Nhiều nhà lập pháp Mỹ cũng phản đối thỏa thuận và chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng đã cho biết, không có kế hoạch tái gia nhập TPP, nay đã được đổi tên thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) .

Ông Henry Gao, chuyên gia thương mại châu Á và Phó Giáo sư luật tại Đại học Quản lý Singapore, nhận định, thỏa thuận RCEP có thể là một lời cảnh tỉnh cho Mỹ xem xét lại chiến lược của nước này cũng như việc quay trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Giáo sư Gao cho biết, RCEP sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc khi đưa các phụ tùng và linh kiện do nước này sản xuất trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà máy tạo nên chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á, cũng như thông qua thúc đẩy thương mại của Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thỏa thuận RCEP do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á khởi xướng vào năm 2012 nhằm tăng cường quan hệ với Trung Quốc và các quốc gia khác ở châu Á. Bà Cutler, người làm việc với Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ vào thời điểm đó, cho biết, Mỹ không được mời tham gia. Bên cạnh đó, Mỹ cũng cho rằng RCEP quá yếu và thiếu các yêu cầu về tiêu chuẩn lao động và môi trường.

Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Biden cho biết Nhà Trắng nhận thấy sự cần thiết để Mỹ can dự kinh tế vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các cuộc thảo luận về vấn đề này đang diễn ra.

Với việc các nước thành viên chiếm tới 30% dân số và GDP toàn cầu, RCEP trở thành hiệp định thương mại khu vực lớn nhất thế giới, vượt qua Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) và Liên minh Hải quan châu Âu.

Thỏa thuận trên nhằm mục đích xóa bỏ hầu hết các loại thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu giữa các quốc gia trong vòng 20 năm và thiết lập các tiêu chuẩn chung về quyền sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử. Tuy vậy, một số nhà phân tích thương mại cho biết, RCEP vẫn chưa giải quyết được các vấn đề được coi là điểm yếu của Trung Quốc, bao gồm các tiêu chuẩn về lao động và môi trường, cũng như sự hỗ trợ của nước này đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Trong một bức thư ngày 8/11, 13 thượng nghị sĩ Cộng hòa đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Biden tham gia vào việc xây dựng quy tắc thương mại mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các thượng nghị sỹ này cho rằng, sự vắng mặt của Mỹ đã “khuyến khích các đối tác tiềm tàng tiến lên phía trước mà không có Mỹ”.

Cơ hội để xây dựng và củng cố chuỗi cung ứng bên trong châu Á

Sự ra mắt của RCEP diễn ra vào thời điểm Trung Quốc đang tìm kiếm những vai trò lớn hơn trong việc đưa ra các quy tắc thương mại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong khi Mỹ hầu như không có mặt.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP và Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA), một thỏa thuận mới đầy tham vọng giữa Chile, New Zealand và Singapore nhằm xây dựng các tiêu chuẩn chung trong các lĩnh vực như thương mại điện tử và trí tuệ nhân tạo. Một số chuyên gia coi DEPA là hình mẫu cho một thỏa thuận trong tương lai cho khu vực rộng lớn hơn.

Nhấn mạnh những tiến bộ mà Trung Quốc đã đạt được trong việc mở cửa nền kinh tế trong bài phát biểu ngày 5/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ ra rằng, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn RCEP trong nước. Ông Tập Cận Bình cũng cam kết sẽ tích cực hướng tới việc gia nhập CPTPP và DEPA.

Là hiệp định thương mại tự do đầu tiên liên kết Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc, RCEP được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia này một cách đáng kể.

Thuế quan sẽ được xóa bỏ đối với 86% hàng hóa công nghiệp xuất khẩu từ Nhật Bản sang Trung Quốc, tăng so với mức 8% hiện nay, bao gồm việc loại bỏ thuế đối với 87% phụ tùng ô tô xuất khẩu trị giá gần 45 tỷ USD hàng năm. Khoảng 92% sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản sẽ được xuất khẩu miễn thuế sang Hàn Quốc, so với 19% hiện nay.

Viện Brookings ước tính, RCEP có thể tạo thêm 209 tỷ USD hàng năm đối với thu nhập thế giới và 500 tỷ USD cho thương mại thế giới vào năm 2030.

Các chuyên gia thương mại cho rằng, đặc điểm đáng chú ý nhất của RCEP là các quy tắc xuất xứ linh hoạt. Thỏa thuận này chỉ yêu cầu 40% hàm lượng của một sản phẩm có nguồn gốc trong khối RCEP để đủ điều kiện được miễn thuế, so với mức 50% đến 60% đối với USMCA.

Ông Jeffrey Schott, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho rằng, “điều đó mang lại rất nhiều cơ hội để xây dựng và củng cố chuỗi cung ứng bên trong khu vực châu Á”.

Giá vàng hôm nay 3/1, Giá vàng bứt phá, chuyên gia 'đánh cược' về khả năng vượt đỉnh lịch sử?

Giá vàng hôm nay 3/1, Giá vàng bứt phá, chuyên gia 'đánh cược' về khả năng vượt đỉnh lịch sử?

Năm mới 2022 đã tới với đầy bất ổn, mối đe dọa lạm phát tiếp tục gia tăng, đại dịch Covid-19 quẩn quanh, Fed thì ...

Quảng Ninh: Dấu ấn 'Tình Yêu' đầu năm mới và những mục tiêu không thể chùn bước

Quảng Ninh: Dấu ấn 'Tình Yêu' đầu năm mới và những mục tiêu không thể chùn bước

Ngày 1/1, ngày đầu tiên năm của năm mới 2022, Quảng Ninh chính thức đưa cầu Tình Yêu, đường bao biển Hạ Long – Cẩm ...

(theo Wall Street Journal, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Sắp ra mắt hai bộ phim hoạt hình ý nghĩa về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt hai bộ phim hoạt hình ý nghĩa về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. Hai bộ phim hoạt hình nhằm cung cấp những hiểu biết về chiến thắng Điện Biên Phủ, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế ...
Điện Biên 'thay áo mới'

Điện Biên 'thay áo mới'

Baoquocte.vn. Từ vùng đất từng chịu bao 'bom cày đạn xới', đến nay, Điện Biên đã vươn mình đổi mới, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển và hội nhập.
Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có ngân sách lớn gấp 3 lần 'túi tiền' để chạy đua trong cuộc bầu cử 2024 của ...
Bảo vệ quyền riêng tư trên Facebook

Bảo vệ quyền riêng tư trên Facebook

Facebook đã cập nhật thêm tính năng mới có chức năng khóa bảo vệ trang cá nhân của bạn. Tính năng này sẽ giúp bạn quản lý trên cá nhân ...
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 ...
Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Mỹ: Người phụ nữ trong cặp song sinh dính liền thân đã kết hôn

Theo truyền thông Mỹ, Abby Hensel, người có chị em song sinh dính liền thân, đã kết hôn với một cựu quân nhân từ năm 2021.
Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có ngân sách lớn gấp 3 lần 'túi tiền' để chạy đua trong cuộc bầu cử 2024 của ông Trump.
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Phiên bản di động