TIN LIÊN QUAN | |
TPP – “bản lề trật” của trật tự thương mại mới? | |
Singapore và Nhật Bản có thể ký TPP mà không cần Mỹ |
Số phận bị đảo lộn của TPP
Dưới thời chính quyền Tổng thống Barrack Obama, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đóng một vai trò rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á.
Sau khi TPP được ký kết vào tháng 2/2015, ông Obama đã nói: “Chúng ta phải đảm bảo Mỹ, chứ không phải bất kỳ quốc gia nào khác, kể cả Trung Quốc, viết ra các quy tắc cho kinh tế thế giới trong thế kỷ 21 này”. Nhưng số phận của TPP đã bị đảo lộn hoàn toàn.
Các quốc gia thành viên của hai hiệp định RCEP và TPP. (Nguồn: Bloomberg) |
Người kế nhiệm ông Obama, tân Tổng thống Donald Trump, trong tuần đầu tiên làm việc tại Nhà Trắng đã ký một sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi TPP. Các đối tác thương mại khác trong TPP đang cố gắng tìm ra những lựa chọn để bảo đảm hiệp định này vẫn sẽ trở thành hiện thực dù không có Mỹ.
Theo quy định của TPP, ít nhất 6 trong số 12 nước thành viên TPP, chiếm ít nhất 85% Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của các nước tham gia TPP, phải phê chuẩn thỏa thuận này để nó có hiệu lực. Điều này có nghĩa rằng TPP không có hiệu lực nếu Mỹ hay Nhật Bản không phê chuẩn.
Hy vọng dồn sang RCEP
Tuy nhiên, TPP không phải là hiệp định thương mại duy nhất đi theo hướng này, và nhiều quốc gia đang nỗ lực đạt được các thành tựu mà họ kỳ vọng thông qua nhiều hiệp định thương mại tự do khác (FTA). Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang trở thành tâm điểm chú ý. Các nước thành viên của RCEP hiện chiếm hơn 30% nền kinh tế toàn cầu. Theo tạp chí Financial Times, Nhật Bản và Australia - hai thành viên của TPP và RCEP - đang nỗ lực có được một kết quả “chất lượng cao” từ RCEP tương tự những dự định đã vạch ra với TPP.
TPP đề ra các “tiêu chuẩn vàng trong các hiệp định thương mại tự do”. Danh hiệu này xuất phát từ phạm vi quy mô, trải dài trong nhiều lĩnh vực từ thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư cho tới cải cách doanh nghiệp nhà nước, quyền sở hữu trí tuệ... Tuy nhiên, nhiều người vẫn e ngại các nghĩa vụ của “tiêu chuẩn vàng”. Lấy ví dụ, các nghĩa vụ dịch vụ tài chính mà TPP đề ra lớn hơn những gì đã được thiết lập trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các FTA mà các nước trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có với 3 đối tác thương mại của họ.
Không phải tất cả các điều khoản về dịch vụ tài chính trong TPP đều “đáng sợ”. Chẳng hạn chương về các dịch vụ tài chính của TPP vẫn cho phép các nhà quản lý có không gian cần thiết để thực hiện các biện pháp an toàn đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính. Mặc dù vậy, những nội dung liên quan đến dịch vụ tài chính trong TPP buộc các nhà quản lý phải chuẩn bị và đầu tư nhiều công sức hơn so với các FTA khác.
Các nghĩa vụ dịch vụ tài chính trong TPP cũng bao gồm việc thành lập một ủy ban về dịch vụ tài chính có nhiệm vụ giám sát thực hiện thỏa thuận. Các nhà quản lý dịch vụ tài chính của một nước đang bị kiện bởi một nhà đầu tư cũng sẽ phải giải quyết các thủ tục giải quyết tranh chấp đầu tư, cho dù họ có thể thua và có nghĩa vụ bồi thường tài chính cho nhà đầu tư.
Quan chức các nước thành viên RCEP tại vòng đàm phán mới ở Kobe, Nhật Bản, ngày 27/2. (Nguồn: Kyodo) |
Các nước thành viên RCEP có thể sẽ thúc đẩy nhiều cam kết và nghĩa vụ vốn đã đạt được thỏa thuận trong TPP. Nếu các tiêu chuẩn của TPP được đưa vào RCEP, các nước thành viên RCEP không thuộc TPP sẽ có quyền cân nhắc và quyết định. Mỗi quốc gia phải phân tích và quyết định liệu họ có sẵn sàng chịu sự ràng buộc của các quy định và phải có những điều chỉnh mới hay không. Các hiệp định thương mại phải đem lại lợi ích cho tất cả các nước thành viên tham gia, và các nhà đàm phán có nhiệm vụ tìm ra một sự đồng thuận.
Khi nói đến Nguyên tắc Hướng dẫn của RCEP, một hướng dẫn cho các nhà đàm phán RCEP, mức độ sẵn sàng của một quốc gia là điều quan trọng phải được tính đến. Với việc TPP đang có nguy cơ sụp đổ, RCEP có thể nhanh chóng trở thành thỏa thuận thương mại quan trọng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng để thành công, RCEP phải chứng minh nó là một thỏa thuận có thể liên kết thành công lợi ích của các nước đang ở các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau.
Khởi động vòng đàm phán về thương mại châu Á sau khi Mỹ rút khỏi TPP Ngày 27/2 , các quan chức cấp cao từ 16 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương tham gia đàm phán Hiệp định đối ... |
Australia đề nghị Trung Quốc cân nhắc những cơ hội của TPP Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cam kết làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế, chiến ... |
Thái Lan ủng hộ nhanh chóng hoàn tất RCEP Thông tin trên được truyền thông Thái Lan dẫn lời Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak ngày 26/1. |