TIN LIÊN QUAN | |
APEC bàn về việc “Làm sao để mọi người dân đều được hưởng lợi?” | |
Chính thức khai mạc Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC 2017 |
Đây được xem như cú sốc lớn đối với các đồng minh và đối tác quan trọng của Mỹ tại khu vực, từng coi hiệp định này là “bản lề cho một trật tự thương mại mới”. Sự việc đã trôi qua được hơn 1 tháng, tuy nhiên vấn đề của TPP chưa bao giờ hết “nóng”, vẫn nhận được sự quan tâm đặt biệt của giới truyền thông.
Với Nhật Bản, TPP không chết
Bên lề Hội nghị các quan chức cấp cao APEC lần 1 (SOM 1) tại Nha Trang, trả lời câu hỏi của các phóng viên về tương lai Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Phó cục trưởng Cục Các vấn đề Kinh tế thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Trưởng SOM Nhật Bản Tsutomu Koizumi đã trả lời chắc chắn rằng, dù Mỹ đã chính thức rút khỏi hiệp định này thì Hiệp định TPP mới chỉ tạm gấp lại, chứ không chết.
Trưởng SOM Nhật Bản Tsutomu Koizumi cho rằng còn rất nhiều giải pháp cho TPP. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Khẳng định Mỹ là thành viên quan trọng của TPP - thỏa thuận thương mại tự do mà 12 nước thành viên đã tốn nhiều công sức để đi tới việc ký kết, ông Koizumi kêu gọi các thành viên còn lại của TPP không nên chỉ nhìn về một giải pháp duy nhất. "Chúng tôi phải tiếp tục những nỗ lực nhằm thuyết phục chính quyền Mỹ, tân Tổng thống Donald Trump, về sự cần thiết của việc duy trì TPP đối với toàn bộ khu vực. Đồng thời, chúng ta cần phải tiếp tục duy trì sự hợp tác giữa các thành viên còn lại, trong đó có Nhật Bản.", ông Koizumi nói.
Ông Tsutomu Koizumi cũng cho rằng, có rất nhiều giải pháp mà các thành viên có thể lựa chọn cho tương lai của TPP. Đối với Nhật Bản, điều quan trọng nhất là biến những tiêu chuẩn cao của hiệp định này trở thành hiện thực và được phản ánh trong thương mại, đầu tư tương lai.
Mỹ chưa có thêm thông điệp chính xác nào
Trong lúc các nền kinh tế APEC vẫn đang hào hứng bàn thảo về hợp tác và tăng cường thúc đẩy toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư, thì chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang thúc đẩy các chính sách bảo hộ kinh tế. Tổng thống Trump từng tuyên bố sẽ đưa tất cả các công xưởng Mỹ trở về nhà. Đây là xu hướng phản toàn cầu hóa và thương mại tự do, đang có xu hướng ngày càng lan rộng trên thế giới, đe dọa đến sự phát triển của các hiệp định thương mại tự do truyền thống.
Tiến sĩ Alan Bollard bên lề Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC tại Nha Trang, Khánh Hòa, ngày 2/3. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Bên lề SOM 1, cũng trả lời câu hỏi của báo giới về việc Mỹ - một trong những nền kinh tế lớn nhất APEC từ bỏ TPP, Giám đốc điều hành Ban thư ký APEC quốc tế Alan Bollard cho rằng, điều này nằm ngoài khuôn khổ của APEC dù khối vẫn luôn hy vọng các hiệp định thương mại tự do không đi lệch hướng.
Tuy vậy, theo ông Bollard, hiện nay vẫn chưa thể nói gì nhiều về TPP bởi các quốc gia liên quan, trong đó có Việt Nam, vẫn đang trong quá trình đi đến quyết định cuối cùng liệu có tiếp tục hay không và tiếp tục như thế nào. Vì thế, không thể đưa ra được kết luận gì về sự ảnh hưởng của TPP đối với APEC.
Nói về sự ảnh hưởng của chính quyền mới ở Mỹ hiện nay đối với APEC, ông Bollard cho biết, APEC rất quan tâm đến quan điểm của Mỹ. APEC đang chờ đợi nội các của tân Tổng thống Donald Trump hoàn thiện và đưa ra cụ thể các chính sách của họ. Hiện, nước Mỹ chưa có thông điệp chính xác nào về sự tham gia của họ trong các hiệp định thương mại tự do cũng như các diễn đàn kinh tế thế giới, trong đó có APEC.
Singapore và Nhật Bản có thể ký TPP mà không cần Mỹ Ngày 1/3, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định hai nước có thể ký kết TPP nếu ... |
Không có TPP, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2017 vẫn tích cực Việt Nam tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và việc cải thiện ... |