Tổng thống Mỹ Joe Biden chào đón Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. (Nguồn: Mainichi) |
TPP ban đầu được ký kết vào tháng 2/2016 bởi 12 quốc gia bao gồm Nhật Bản và Mỹ, nhưng chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump rút khỏi hiệp định này vào năm 2017 để theo đuổi chính sách kinh tế "nước Mỹ trên hết" nhằm bảo vệ thị trường việc làm trong nước.
Trong bài phát biểu ở Đại học Johns Hopkins sau khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington, ông Kishida nhấn mạnh rằng, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường khu vực, điều "sống còn là Mỹ phải quay trở lại" với hiệp định "TPP chất lượng cao" - có tên chính thức là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
TPP, ban đầu do Mỹ lãnh đạo, được thiết kế để cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, giảm bớt các hạn chế đầu tư và tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và cải thiện hội nhập kinh tế giữa các quốc gia tham gia.
Cho đến nay, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã tham gia hiệp định này.
Trong khi đó, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Biden, vốn ưu tiên chủ nghĩa đa phương trong ngoại giao, vẫn tỏ ra thận trọng trước việc nước này quay trở lại CPTPP - mà Anh và Trung Quốc cũng bày tỏ mong muốn tham gia. Gần đây, ông Biden đã thúc đẩy Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, một sáng kiến gồm 14 quốc gia để thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực.
Trước đó cùng ngày, tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Kishida Fumio và Tổng thống Joe Biden đã nhất trí tiếp tục hợp tác "chặt chẽ hướng tới một hội nghị thượng đỉnh thành công nhằm thể hiện cam kết của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên pháp quyền".
Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí làm sâu sắc hơn quan hệ an ninh giữa hai nước và hợp tác để đảm bảo chuỗi cung ứng chất bán dẫn, đồng thời tái khẳng định hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở".
Mỹ là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du kéo dài một tuần của Thủ tướng Kishida tới 5 quốc gia thuộc nhóm G7. Đây là chuyến công du chính thức đầu tiên tới Washington của nhà lãnh đạo Nhật Bản kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 10/2021.
Chuyến công du này diễn ra khoảng 4 tháng trước khi Nhật Bản đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima.
| Kinh tế Eurozone không tránh khỏi suy thoái, khi nào tăng trưởng quay trở lại? Ngày 11/11, Ủy ban châu Âu (EC) dự báo, tăng trưởng kinh tế tại Khu vực đồng Euro (Eurozone) sẽ sụt giảm và suy thoái ... |
| Tiền lương thực tế liên tục giảm, Thủ tướng Nhật Bản sốt sắng triển khai gói kích thích kinh tế Ngày 6/12, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) thông báo, trong tháng 10, chỉ số tiền lương thực tế đã ... |
| Ukraine kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp 12 tỷ Euro cho công cuộc tái thiết, Pháp công bố 'món quà lớn' tặng Kiev Ngày 13/12, tại Hội nghị quốc tế về viện trợ khẩn cấp cho Ukraine ở Paris (Pháp), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề nghị các ... |
| Quan chức Mỹ: Bắc Kinh là đối thủ duy nhất của Washington, có thể thay đổi trật tự thế giới Ngày 29/12, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết Washington coi Bắc Kinh là đối thủ cạnh tranh duy nhất, ... |
| Nhật Bản hạn chế xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc, kêu gọi G7 ngăn chặn chính sách kinh tế ‘cưỡng ép’ Tokyo kêu gọi các nước G7 trong năm 2023 phối hợp ngăn chặn chính sách kinh tế của Trung Quốc, được áp dụng đối với ... |