Kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945 - 28/8/2021):

Tôi đến với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) như thế nào?

Đại sứ Lê Hồng Lam
TPP, nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia đàm phán với tư cách thành viên sáng lập, được ký kết vào năm 2017.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tôi đến với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) như thế nào?
Đại sứ Việt Nam tại Na Uy Lê Hồng Lam, nguyên Tham tán, Trưởng phòng kinh tế tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ (2007-2012).

Washington D.C cuối Hè 2008. Không khí oi ả của thủ đô Hoa Kỳ dường như nóng thêm bởi nhiều sự kiện chưa từng có.

Cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ sau Đại suy thoái 1929-1933 đã đưa đến các vụ phá sản chưa từng có của nhiều ông lớn tài chính. Chính quyền Tổng thống Bush tung hai gói cứu trợ khổng lồ hàng trăm tỷ USD.

Giá dầu đạt kỷ lục 150 USD/thùng, giá lương thực tăng gấp 3 lần.

Cuộc tranh cử Tổng thống và Quốc hội đang ngày càng gay cấn. Đảng Dân chủ đứng trước cơ hội hiếm có làm chủ cả Nhà Trắng và 2 viện Quốc hội với đa số áp đảo trong 2 năm tới.

Dự báo cho thấy, chính sách đối ngoại, trong đó có thương mại, sẽ thay đổi nhiều. Đảng Dân chủ thường không ủng hộ tự do thương mại như Đảng Cộng hòa. Việc phê chuẩn 3 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà chính quyền Tổng thống Bush ký với Hàn Quốc, Colombia và Panama - các đồng minh ưu tiên của Hoa Kỳ - bị kẹt cứng tại Quốc hội sau khi Đảng Dân chủ giành lại Hạ viện từ đầu năm 2007.

Cuộc gặp bất ngờ

Đã hơn 1 năm tôi làm Tham tán kinh tế ở Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Được đồng nghiệp hỗ trợ nhiều, công việc của tôi dần thuận lợi hơn. Quan hệ công tác với các cơ quan chính quyền như Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR), các Bộ: Thương mại, Tài chính, Nông nghiệp và Lao động bước đầu mang lại kết quả tích cực.

Thủ tướng Chính phủ ta vừa thăm chính thức Hoa Kỳ rất thành công và tôi cũng tham gia hiệu quả trong việc thu xếp chương trình. Các cuộc làm việc của đoàn Thủ tướng ở USTR, Bộ Thương mại và Bộ Tài chính diễn ra tốt đẹp.

Hôm đó, vừa đến cơ quan, tôi nhận được cuộc gọi của anh Vụ trưởng Đông Nam Á USTR nói, bà Trợ lý USTR muốn gặp tôi ngay để trao đổi. Anh nói sơ sơ về một FTA nào đó ở Thái Bình Dương, tôi không hiểu lắm.

Tra vội Google, thông tin cũng sơ lược. Tuy nhiên, tôi cũng tò mò vì bà Trợ lý muốn gặp. Thông thường, anh Vụ trưởng là đối tác. Sau khi báo cáo Trưởng phòng, tôi bắt taxi đến USTR.

Trợ lý USTR là trợ lý Bộ trưởng, chức vụ cao nhất mà một công chức có thể vươn tới trong hệ thống Hoa Kỳ. Bà gặp tôi trong phòng làm việc riêng và tất nhiên có cả anh Vụ trưởng.

Với giọng nói nhanh và nhỏ đôi lúc khó nghe và gương mặt không biểu lộ nhiều, bà đi luôn vào nội dung chính: Hoa Kỳ muốn Việt Nam cân nhắc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Thấy tôi ngạc nhiên, bà giải thích: TPP, gọi tắt là Pacific 4, hay P4, được ký năm 2005 gồm 4 quốc gia Thái Bình Dương là Brunei, Singapore, New Zealand và Chile, đang muốn mở rộng. Australia đã quyết định gia nhập, muốn mời Hoa Kỳ cùng tham gia và USTR đang cân nhắc. Vòng đàm phán Doha của WTO mới nhất không có kết quả.

Dư luận Hoa Kỳ đang ngày càng thất vọng với WTO và chính quyền đang tìm hướng mới cho các dàn xếp tự do thương mại mà Hoa Kỳ có thể đạt được nhiều mục đích thực chất. Các thỏa thuận khu vực đang được cân nhắc. Tất nhiên, châu Âu là ưu tiên số một, nhưng triển vọng của một thỏa thuận thương mại xuyên Đại Tây Dương còn mờ mịt.

Tin liên quan
Trở lại Trở lại 'cuộc chơi thương mại' ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ muốn tự lấp khoảng trống sau khi rời TPP

TPP là đáng chú ý, coi như khởi đầu của một dàn xếp toàn Thái Bình Dương, phù hợp với chiến lược của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã có FTA với Australia và Singapore, có gia nhập TPP thì cũng chỉ là thêm FTA với Brunei, Chile và New Zealand, không thể được coi là đột phá.

Chưa kể, New Zealand còn là đối thủ cạnh tranh với Hoa Kỳ về sản phẩm sữa. Khó có thể thuyết phục được Quốc hội đang dị ứng với các FTA bật đèn xanh, trừ phi có một quốc gia "đáng kể'' khác cũng tham gia, mà bà cho biết đó là Việt Nam.

Tôi dò hỏi: tại sao lại là Việt Nam, chứ không phải một số nước đồng minh của Hoa Kỳ ở khu vực có trình độ phát triển cao và phù hợp hơn với Hoa Kỳ về hệ thống chính trị?

Hình như đã đoán trước câu hỏi này, bà trả lời ngay. Việt Nam có hệ thống chính trị khác Hoa Kỳ, nhưng là nền kinh tế mới nổi, đang cải cách, năng động, thị trường có tiềm năng lớn.

Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) mà Việt Nam và Hoa Kỳ ký năm 2006 có nêu mục tiêu hướng tới FTA song phương vào năm 2018, ít có khả năng đạt được vì Hoa Kỳ không còn mặn mà với các FTA song phương, ít nhất là trong một vài năm tới. Hoa Kỳ đã thăm dò các đồng minh khu vực, thấy họ chưa quyết tâm, vì nội bộ chưa thuận.

Qua tìm hiểu, nhiều nước thành viên và thành viên tương lai của TPP tỏ thái độ tích cực với việc Việt Nam tham gia. Trong nội bộ Hoa Kỳ, nhìn chung việc phát triển quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam có sự ủng hộ lưỡng đảng.

Tôi bày tỏ lo ngại: Đảng Dân chủ không ủng hộ FTA, triển vọng Đảng Dân chủ sẽ trở lại Nhà Trắng và áp đảo tại 2 viện Quốc hội rất lớn, TPP liệu có tương lai. Bà Trợ lý cho biết, chính quyền Bush đã đồng ý đề xuất của USTR. USTR cũng đã tham khảo bộ máy tranh cử Tổng thống của Đảng Dân chủ.

Họ không phản đối, nhưng đề nghị thiết lập cơ chế thường xuyên cập nhật và tham khảo Quốc hội về tiến độ và nội dung đàm phán để tránh vết xe của các FTA đã ký với Hàn Quốc, Colombia và Panama. Họ hình dung TPP là một hiệp định mới toàn diện, bao gồm tất cả các vấn đề có liên quan đến thương mại, lao động và sở hữu trí tuệ. Như vậy dễ được dư luận Hoa Kỳ ủng hộ hơn.

Tôi nêu vấn đề cuối cùng. Việt Nam có trình độ phát triển thấp nhất trong số các nước TPP, khó có thể đáp ứng được các yêu cầu cao về mở cửa thị trường và các cam kết trong các lĩnh vực có liên quan. Liệu Việt Nam có thể "được ưu ái" về cam kết, như trong WTO?

Các đồng nghiệp USTR cho rằng, TPP sẽ có lợi nhiều cho Việt Nam về dài hạn. TPP là mới, nên Việt Nam có thể bắt đầu tham gia đàm phán với tư cách thành viên liên kết, từ đó sẽ dần hình thành lập trường đàm phán và lộ trình thực hiện cam kết phù hợp với Việt Nam.

Sau một thời gian, sẽ trở thành thành viên chính thức, lúc đó Việt Nam sẽ được coi là thành viên sáng lập TPP với các nghĩa vụ và quyền lợi tương ứng. USTR mong Việt Nam sớm có quyết định trước khi Hoa Kỳ ra tuyên bố chính thức việc tham gia đàm phán TPP.

Tôi nói: "Chuyện này rất hệ trọng, đề nghị USTR trao đổi trực tiếp với Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ". Bạn đề nghị tôi báo cáo Đại sứ, nếu Đại sứ có yêu cầu trao đổi thêm họ luôn sẵn sàng.

Về lại Đại sứ quán, tôi báo cáo ngay và được Trưởng phòng yêu cầu dự thảo báo cáo về nước.

Vài ngày sau, qua trao đổi với các đồng nghiệp ở Việt Nam, tôi được biết Thủ tướng rất quan tâm và đã yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao sớm tìm hiểu thêm và có đề xuất để báo cáo Chính phủ và Bộ Chính trị.

Sau đó khoảng một tháng, Bộ Công Thương cử đoàn đầu tiên do một Thứ trưởng phụ trách đoàn đàm phán thương mại dẫn đầu sang làm việc với phía Hoa Kỳ về TPP.

Tôi đến với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) như thế nào?
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trong chuyến thăm Việt Nam trong từ ngày 24-26/8. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tình hình mới, hướng đi mới

TPP mở rộng (thêm Hoa Kỳ, Australia, Peru và Việt Nam) được chính thức đàm phán từ đầu năm 2010 sau một năm rà soát chính sách của chính quyền Tổng thống Obama.

Việt Nam đã tham gia với tư cách thành viên liên kết, đúng như đề xuất đầu tiên của USTR. Suốt quá trình đàm phán, TPP được chính quyền Tổng thống Obama hô hào như một FTA thế hệ mới của thế kỷ XXI.

Tuy nhiên, tôi cũng không ngờ rằng, khi gần xong thì chính quyền mới rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP lúc đó đã được mở rộng hơn rất nhiều sau 6 năm đàm phán liên tục, quyết liệt, căng thẳng.

Những nỗ lực và cộng tác không mệt mỏi của các đoàn đàm phán chính phủ ở các thủ đô ở châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Á dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp lãnh đạo chính trị cao nhất để có một CPTPP.

Cho đến nay, chưa thấy rõ khả năng Hoa Kỳ quay trở lại dù Hiệp định hiện vẫn đang mở rộng cửa. Các đồng nghiệp USTR - những nhà đàm phán chủ chốt của chính quyền Hoa Kỳ, nay đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.

Chính trị Hoa Kỳ biến động rất nhanh, chứng tỏ họ rất năng động và luôn muốn cái mới.

Chính vì vậy, tôi cứ nghĩ, nếu họ có thể rút khỏi TPP "trong một nốt nhạc", thì biết đâu họ sẽ trở lại cũng nhanh, dù dưới những dạng dàn xếp khác, phù hợp hơn với lợi ích của họ. Không loại trừ FTA song phương Hoa Kỳ-Việt Nam, mục tiêu ban đầu của TIFA Việt Nam-Hoa Kỳ. Tình hình mới, yêu cầu mới, hướng đi mới.

Dư luận nói, Hoa Kỳ đang quay lại châu Á-Thái Bình Dương một cách thực chất sau khi giảm cam kết ở khu vực khác. Chắc là Hoa Kỳ không chỉ tăng cường sự hiện diện. Báo chí bắt đầu nhắc đến một hiệp định thương mại kỹ thuật số, hay một dàn xếp chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu cho khu vực.

Hoa Kỳ là lý do rất quan trọng để Việt Nam tham gia TPP. Khi Hoa Kỳ rút, Việt Nam không bị sốc, vẫn cùng các nước khác tiếp tục hoàn thiện thành CPTPP và ký kết Hiệp định dịp Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam.

TPP trước hết phù hợp với chủ trương và lợi ích lâu dài của Việt Nam, nên Việt Nam chủ động và kiên định tham gia. Việt Nam đã trưởng thành rất nhiều trong quá trình hội nhập nói chung và tham gia TPP nói riêng.

Đội ngũ đàm phán các hiệp định thương mại tự do của Chính phủ, với nòng cốt là các Bộ : Công Thương, Ngoại giao ngày càng thiện nghệ. Từ thụ động chấp nhận, đến chủ động điều chỉnh, tiến tới tham gia định hình luật chơi, đó là sự chuyển biến về chất.

Quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ vẫn tiến triển nhanh chóng dù thiếu vắng FTA. Hai nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2015. Trao đổi thương mại có sự phát triển vượt bậc và Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Những diễn biến gần đây cho thấy, hai nước đã nhanh chóng thích nghi và tìm được sự hợp tác phù hợp nhất cho đôi bên.


* Tác giả hiện là Đại sứ Việt Nam tại Na Uy; từng giữ cương vị Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ Việt Nam; Tham tán, Trưởng phòng kinh tế tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ (2007-2012). Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

Xem thêm các bài viết của Báo Thế giới & Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam tại đây.

Chủ động lấp lỗ hổng kiến thức về các FTA, tuân thủ luật chơi và gặt hái trái ngọt

Chủ động lấp lỗ hổng kiến thức về các FTA, tuân thủ luật chơi và gặt hái trái ngọt

Tham gia lưu thông trên 'hệ thống cao tốc' FTA, doanh nghiệp Việt cần tuân thủ luật chơi, chủ động dấn thân để thu về ...

Giữa bầu trời u ám Covid-19, CPTPP mang đến 'phép màu' cho thương mại Việt Nam-Canada

Giữa bầu trời u ám Covid-19, CPTPP mang đến 'phép màu' cho thương mại Việt Nam-Canada

TGVN. TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định, nếu không dịch Covid-19 thì Hiệp định CPTPP còn có thể mang lại hiệu quả tốt đẹp hơn ...

Bài viết cùng chủ đề

76 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao

Xem nhiều

Đọc thêm

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi khẩn cấp quyên góp 404 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động viện trợ nhân đạo tại Nam Sudan trong năm tới trong bối ...
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Chiều 2/11, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện ...
Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 1/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 dành ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Ngày 1/11, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ tổ chức chung khảo Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính.
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng, giảm trái chiều tại thị trường miền Bắc và miền Nam, giao dịch trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Hội phụ nữ ASEAN tại Ankara tổ chức hoạt động thiện nguyện

Hội phụ nữ ASEAN tại Ankara tổ chức hoạt động thiện nguyện

Hoạt động thăm Trung tâm trẻ tình thương Ankara là một trong những hoạt động được Phu nhân Đại sứ Việt Nam khởi xướng...
Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ ngày 29-31/10, Đoàn đại biểu do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến dẫn đầu sang thăm làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động