TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ rút khỏi TPP: Việt Nam vẫn rộng cửa hội nhập quốc tế | |
Dự báo kinh tế thế giới 2017 tăng trưởng trên 3% GDP |
Theo đó, ông Somkid Jatusripitak nói rằng, việc tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ thúc đẩy việc hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) và Thái Lan ủng hộ việc nhanh chóng hoàn tất đàm phán thỏa thuận này.
TPP với sự tham gia của 12 nước do Mỹ đi đầu đã được ký kết vào ngày 5/10/2015. Các nền kinh tế tham gia TPP chiếm đến 40% thương mại toàn cầu. Riêng đối với Thái Lan, 12 thành viên TPP chiếm đến 40% kim ngạch thương mại và 45% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này.
Ông Somkid cho rằng việc Mỹ rút khỏi TPP sẽ giúp RCEP có viễn cảnh tốt đẹp và tất cả các nước trong khu vực hiện đang hướng về RCEP như là một thỏa thuận thương mại đa phương thay thế. Theo ông Somkid, RCEP là một khối thị trường quan trọng của châu Á cũng như thế giới và Thái Lan sẵn sàng ủng hộ việc nhanh chóng hoàn tất đàm phán RCEP để thúc đẩy thương mại và đầu tư.
(Nguồn: ASEAN.Org) |
Phó Thủ tướng Thái Lan khẳng định, dù Mỹ rút khỏi TPP, song Thái Lan vẫn có thể tiếp tục theo đuổi các cuộc đàm phán thương mại và đầu tư với Washington thông qua Thỏa thuận khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) giữa hai nước cũng như Hiệp ước Hữu nghị Thái - Mỹ. Cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Mỹ và Thái Lan đã bị đình chỉ vào năm 2006 sau cuộc đảo chính lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và chỉ nối lại vào năm 2012 dưới thời cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Thái Lan sau Trung Quốc và Nhật Bản. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt 37,9 tỷ USD trong năm 2015.
Đàm phán RCEP được khởi động vào tháng 11/2012 với mục đích thúc đẩy hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và 6 bên đối thoại gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Ước tính, các thành viên của RCEP sẽ chiếm tới 29% thương mại toàn cầu, khoảng 9,5 nghìn tỷ USD. Trong khuôn khổ RCEP, các nước dự kiến nhất trí dỡ bỏ 80% thuế quan các loại hàng hóa, khoảng từ 8.000-9.000 mục. Riêng các thành viên ASEAN sẽ nâng tỷ lệ này lên 92%.
Các nước tham gia đàm pháp RCEP đã hai lần bỏ lỡ cơ hội hoàn tất đàm phán thỏa thuận này, một lần vào năm 2015 và năm 2016. RCEP đã đi qua 16 vòng đàm phán và vòng gần nhất vào tháng 12/2016 ở Indonesia. Dự kiến vòng đàm phán thứ 17 sẽ diễn ra ở Nhật Bản vào tháng 2/2017.
RCEP thông qua điều khoản về doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngày 10/12, vòng đàm phán thứ 16 của các nước thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - do ... |
RCEP không thể nhanh chóng thay thế TPP Tương lai của TPP rất mỏng manh, nhưng RCEP cũng đang có những vấn đề riêng và khó có thể đáp ứng nhanh chóng kỳ ... |
Trung Quốc cam kết thúc đẩy tiến trình đàm phán RCEP Ngày 24/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này sẽ nỗ lực hết sức để hợp tác với các bên đàm phán Hiệp ... |