TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng Abe không chắc có thể thuyết phục ông Trump về TPP | |
Trung Quốc “nhấn ga” FTAAP |
Đó là nhận định của chuyên gia nghiên cứu và phân tích rủi ro của Mỹ, Jon Connars trong một bài viết đăng tải trên Asia Times ngày 29/11 vừa qua.
Khi TPP bị khai tử, Trung Quốc sẽ mạnh tay thúc đẩy RCEP. (Nguồn: CNN) |
Khoảng trống được lấp đầy
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 19 tại Peru vừa qua rằng, Trung Quốc sẽ không đóng cửa với thế giới bên ngoài nhưng cũng sẽ không mở rộng cánh cửa đó hơn nữa.
Đây có lẽ là thông điệp cho thấy sự lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc đối với tự do thương mại trong những năm tới và tác động tiêu cực tới chính sách "Xoay trục" về châu Á của Tổng thống Mỹ Obama. Với thực tế ảm đạm của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều nước tham gia Hiệp định không còn lựa chọn nào khác là tham gia một hiệp định vốn được coi là đối trọng của TPP - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Ngay sau khi Australia – một đồng minh khu vực của Mỹ tham gia đàm phán RCEP, Thủ tướng New Zealand John Key cũng đã có bước đi tương tự, đồng thời cho rằng nếu như Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump xóa bỏ các thỏa thuận thương mại tự do sẽ tạo ra những khoảng trống và Trung Quốc sẽ lấp đầy những khoảng trống đó. Các quốc gia sẽ chuyển hướng sự quan tâm tới các thỏa thuận tự do thương mại do Trung Quốc dẫn dắt. Thậm chí, Chile, Peru - hai nước không tham gia đàm phán RCEP - cũng đã bày tỏ sự quan tâm và tham gia RCEP.
Mặc dù chưa chính thức nhậm chức nhưng những quan điểm của ông Trump trong chính sách với các đồng minh truyền thống tại khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc có thể cho thấy chính sách “Xoay trục” của Mỹ về châu Á sẽ không thể tiếp tục trong năm 2017. Nếu như TPP được coi như một phép thử lòng tin đối với Mỹ tại khu vực thì các quốc gia cũng đang dần thất vọng và thay vào đó là sự lo lắng về những vấn đề an ninh.
Ông Trump nên tính lại
RCEP chính thức có hiệu lực sẽ đặt Mỹ vào thế bất lợi phải cạnh tranh trực tiếp, ảnh hưởng tới 35 ngành công nghiệp sử dụng 4,7 triệu lao động của nước này. Theo một báo cáo gần đây của Nhà Trắng, từ bỏ TPP sẽ khiến các nhà xuất khẩu Mỹ thiệt hại 94 tỷ USD, đồng thời sẽ khiến lượng đầu tư vào thị trường Mỹ giảm mạnh. RCEP sẽ trở thành một thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao gồm 46% dân số toàn cầu với tổng GDP lên tới 17 nghìn tỷ USD, chiếm 40% thương mại thế giới.
RCEP không phải là phiên bản TPP của Trung Quốc và cũng ít tham vọng hơn. Mặc dù vậy, nhiều nước thành viên RCEP đã sẵn sàng nhưng quá trình đàm phán hiệp định vẫn vướng phải một số bất đồng liên quan tới vấn đề tự do thuế quan. ASEAN, Nhật Bản và Australia hy vọng RCEP cắt giảm thuế quan trên diện rộng hơn nhưng một số thành viên như Ấn Độ, Hàn Quốc và Trung Quốc thì ngược lại. Thay vào đó, những nước này còn đề xuất cách tiếp cận cắt giảm thuế quan có chọn lọc dựa trên những thỏa thuận thương mại tự do đã tồn tại trước đó của mỗi quốc gia.
Như vậy, RCEP cũng có những vấn đề riêng của mình và gặp không ít khó khăn cần phải giải quyết. Các đồng minh của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang trông chờ ở Trung Quốc với những hứa hẹn về một liên kết thương mại mới. Trong khi đó, ông Trump đang có xu hướng tăng cường quân sự của mình tại khu vực với việc tăng nhân lực hải quân lên 540 nghìn người và 350 tàu ngầm nhằm đối trọng với Trung Quốc một cách đơn độc. Có lẽ, ông Trump đang có những bước đi sai lầm, tiếp tục các mối quan hệ với các đồng minh, duy trì TPP mới là những việc ông Trump cần làm đầu tiên.
Trung Quốc cam kết thúc đẩy tiến trình đàm phán RCEP Ngày 24/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này sẽ nỗ lực hết sức để hợp tác với các bên đàm phán Hiệp ... |
TPP "ảm đạm", Peru đàm phán tham gia RCEP Phát biểu ngày 15/11, Bộ trưởng Thương mại Peru Eduardo Ferreyros bày tỏ hy vọng Lima có thể trở thành một phần của cả TPP ... |
ASEAN không “dễ thở” trước TPP và RCEP Năm 2015 là năm quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ... |