TIN LIÊN QUAN | |
ASEAN không “dễ thở” trước TPP và RCEP | |
ASEAN đạt được bước tiến mới trong RCEP |
Việc Peru khởi động các cuộc đối thoại với Trung Quốc để tham gia vào Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do Trung Quốc dẫn đầu, diễn ra trong bối cảnh Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đứng trước viễn cảnh ảm đạm sau khi ông Donald Trump, người luôn chủ trương xem xét lại các thỏa thuận thương mại tự do, đắc cử Tổng thống Mỹ.
Bộ trưởng Thương mại Peru Eduardo Ferreyros. (Nguồn: El Nortino) |
Peru và Trung Quốc đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc gia nhập, song mới chỉ dừng ở đó do phía Bắc Kinh mong muốn hoàn thiện thỏa thuận với các thành viên hiện tại trước khi kết nạp thành viên mới.
Bộ trưởng Ferreyros khẳng định bước đi này phản ánh chính sách cởi mở, muốn làm bạn với tất cả các nước của Peru và cho biết ông vẫn lạc quan đối với tương lai của TPP. Theo quan chức này, các nước không nên quá quan ngại về những phát biểu của ông Trump trong thời gian tranh cử mà chờ đợi những hành động cụ thể của Tổng thống đắc cử sau khi nhậm chức.
Nếu Peru gia nhập RCEP, nước này sẽ là quốc gia châu Mỹ duy nhất trong thỏa thuận thương mại này và nhiều khả năng sẽ mở đường để RCEP chào đón thêm nhiều thành viên Mỹ Latin khác.
TPP có sự tham gia của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Thỏa thuận này đã chính thức được các bộ trưởng từ 12 quốc gia trên ký kết hồi tháng 2/2016 sau hơn 5 năm đàm phán. TPP hiện đang ở trong giai đoạn 2 năm chờ đợi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn. Tuy nhiên, triển vọng của thỏa thuận này tại Washington trở nên khá mờ mịt sau khi ứng cử viên kịch liệt phản đối TPP là ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Trong khi đó, hiện Trung Quốc đang thương lượng RCEP với 16 nước châu Á, trong đó có 7 nước thành viên TPP gồm Nhật Bản, Australia, New Zealand, Việt Nam, Malaysia, Singapore và Brunei. Chính quyền Mỹ lâu nay cho rằng nếu TPP thất bại, Trung Quốc sẽ chiếm vai trò lãnh đạo kinh tế tại châu Á và hạ thấp các quy định giao thương trong khu vực này. |
Cơ hội vàng cho Việt Nam từ RCEP Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) được kỳ vọng sẽ mang lại những cơ hội mới cho Việt Nam, thông qua việc ... |
Chủ động đón cơ hội từ hiệp định đa phương Việc tham gia quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược ... |
Bước tiến đầu tiên của RCEP Các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 6 đối tác đã hoàn thành vòng đàm phán đầu tiên về Hiệp ... |