Lời hứa xây dựng “di sản Olympic” của Ban tổ chức Thế vận hội Olympic 2016 đã không thể trở thành hiện thực khi 1 năm sau, các địa điểm tổ chức đều đã hư hỏng nặng và trong tình trạng bỏ hoang.
Một năm trước, Rio de Janeiro (Brazil) trở thành một thành phố Nam Mỹ đầu tiên tổ chức một sự kiện thể thao có quy mô toàn thế giới. (Nguồn: Getty Images)
Việc tổ chức Thế vận hội Olympic tại đây đã gây ra sự phẫn nộ sâu sắc với người dân địa phương. Ngay đêm khai mạc sự kiện này, một cuộc biểu tình đã diễn ra để phản đối việc đầu tư hoang phí trong khi quốc gia này đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử. (Nguồn: Getty Images)
Để xây dựng khu tổ chức Thế vận hội, rất nhiều người dân sống trong khu ổ chuột trong bán kính 1km từi sân vận động chính đã bị phải di dời. (Nguồn: Getty Images)
Trước đó, Ban tổ chức Thế vận hội cùng với Chính phủ Brazil hứa sẽ biến nơi tổ chức thành “di sản Olympic”. (Nguồn: Getty Images)
Dư luận Brazil cho rằng, kinh phí bỏ ra đầu tư Olympic đáng lẽ nên được dùng để phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết và mua sắm các nhu yếu phẩm khác, phục vụ cho cuộc sống của người dân. (Nguồn: Getty Images)
Hàng ngày, vẫn có một số khách du lịch tới tham quan “di sản”. Sân vận động trở thành nơi vui chơi, sinh hoạt thể thao cho những người dân sống tại khu ổ chuột gần đó. (Nguồn: Getty Images)
Giới trẻ sống quanh khu vực này sử dụng sân vận động để chơi thể thao. (Nguồn: Getty Images)
Claudia Rodrigues đang đốt dây diện để lấy dây đồng quanh khu vực diễn ra Olympic Rio 2016. Mỗi ngày cô kiếm được khoảng 3USD nhờ công việc này. (Nguồn: Getty Images)
Lianna đang chăm sóc con gái sơ sinh trong một ngôi nhà cách sân vận động Maracana chỉ 1km. Khi Rio trở thành nơi tổ chức sự kiện quy mô toàn cầu, gia đình Lianna đã phải rời khỏi khu ổ chuột này để phục vụ cho việc xây dựng và ngay sau khi sự kiện kết thúc, gia đình cô lại trở lại nơi đây. (Nguồn: Getty Images)
Bức tranh “Tất cả chúng ta là một” – thứ duy nhất chưa bị phá hủy, được Kobra vẽ trên tường trong 15 ngày. Bức chân dung với 5 khuôn mặt người, tượng trưng cho 5 châu lục trên thế giới và 5 màu khác nhau thể hiện cho 5 vòng tròn trên lá cờ của Tổ chức Olympic quốc tế. (Nguồn: Getty Images)
Người dân ngồi phía bên ngoài bảo tàng Tomorrow tại khu vực phố cảng. Trước đó, Ban Tổ chức Thế vận hội khẳng định, khu vực này sẽ là khu vực này sẽ trở thành một trong những di sản thành công nhất trong “di sản Olympic”. (Nguồn: Getty Images)
Tuy nhiên, thay vì trở thành “di sản Olympic”, nơi đây đang chìm trong ô nhiễm, khu ổ chuột vẫn tồn tại hàng ngày, các sân vận động, cơ sở vật chất bị bỏ hoang, hư hỏng nặng. Lời hứa của chính quyền, của Ban tổ chức không được hiện thực hóa và người dân Brazil đang phải gánh chịu hậu quả lãng phí đó. (Nguồn: Getty Images)