Xử lí rác thải gây ô nhiễm trở thành mối quan tâm chung của cả Chính phủ và cộng đồng Nga. (Nguồn: Asian Times) |
Để giảm bớt sức ép từ vấn đề môi trường, cũng như xoa dịu sự bức xúc của cư dân sống quanh các khu chôn lấp, nhà nước và doanh nghiệp đã nhanh chóng cùng chung tay nỗ lực thay đổi tích cực trong việc xử lý ô nhiễm, đặc biệt chương trình ‘cải cách chất thải' thể hiện trách nhiệm với môi trường.
Tỷ lệ tái chế thấp và các bãi chôn lấp lớn
Các dữ liệu thống kê cho thấy, mỗi năm có khoảng hơn 70 triệu tấn chất thải (tương đương 90%) ở Nga được xử lí bằng việc chôn lấp. Điều này dẫn đến tình trạng diện tích các bãi rác phình lên khoảng 400.000 ha qua từng năm. Hiện nay, tổng diện tích các bãi chôn lấp rác đã vượt con số 4 triệu ha, xấp xỉ diện tích của Hà Lan và đang có xu hướng tăng thêm 10% trong năm tới.
Ở Nga hiện có khoảng 5.500 bãi chôn lấp hợp pháp và 17.000 bãi chôn lấp trái phép. Hầu hết các bãi chôn lấp đều đã trong tình trạng quá tải và gây ra những tác động xấu đối với môi trường và người dân xung quanh.
Nga cũng chịu trách nhiệm về 15% tổng lượng khí đốt đồng hành (APG) của thế giới từ các hành động khai thác và thăm dò dầu khí. Một lượng lớn khí độc thoát ra bầu khí quyển từ các giàn khoan gây ra tác hại nghiêm trọng về mặt sinh thái trong phạm vi lên đến hàng nghìn km. Ngay cả khi ở nằm cách khu vực đông dân cư, chúng vẫn có khả năng gây ra các bệnh hô hấp khác nhau, cũng như gây ra các mối đe dọa đối với môi trường như hiệu hứng nhà kính và hiện tượng băng tan nhanh ở vùng cực.
Những con số này là một trong những bằng chứng thể hiện các mô hình tái chế chủ yếu không hiệu quả đang hiện hữu ở Nga. Là quốc gia lớn nhất thế giới với diện tích hơn 17 triệu km2, người Nga cho rằng sẽ không bao giờ thiếu quỹ đất cho các dự án xử lí rác thải. Bên cạnh đó, tư tưởng từ thế hệ trước góp phần khiến người dân và chính quyền tự tin rằng lãnh thổ rộng lớn có thể giúp Nga kiểm soát được vấn nạn ô nhiễm này.
Hành động chung từ chính phủ
Tuy nhiên, tình hình đã bắt đầu thay đổi trong những năm gần đây. Hồi tháng Một vừa qua, chính quyền thủ đô Moscow bắt đầu triển khai kế hoạch tái chế rác thải đầu tiên trên toàn thành phố nhằm giảm tải lượng rác thải tại các hố chôn lấp. Các quan chức tin rằng chính sách đó sẽ cho phép xử lí được khoảng 50% chất thải so tổng lượng rác được đưa đi chôn lấp hiện nay.
Thủ đô Moscow đã bắt đầu hành động bảo vệ môi trường đô thị. (Nguồn Asia Times) |
Tầm quan trọng của việc tái chế và phân loại chất thải đã được đề cập đến trong Dự án Sinh thái Quốc gia của chính phủ vào năm 2018. Mục đích tạo ra một hệ thống quản đối với chất thải công nghiệp và hộ gia đình, tập trung giải quyết các vấn đề sinh thái, vốn không được quan tâm ở Nga trong nhiều năm. Dự án sinh thái quốc gia đặt mục tiêu tái chế 36% chất thải rắn đô thị vào năm 2024, đồng thời loại bỏ hoặc thay thế gần 300 bãi chôn lấp ở các khu vực đô thị và nông thôn vào thời điểm đó.
Đây được gọi chung là “cuộc cải cách rác thải” nhằm hướng tới việc mở rộng sử dụng các lò đốt rác thay cho các bãi chôn lấp gây ô nhiễm hiện nay, cũng như đặt nền móng ra đời các khu công nghệ sinh thái tiên tiến về sau.
Ngoài ra, chính phủ liên bang còn ban hành bộ luật về chất thải, yêu cầu thống nhất các cơ sở xử lý, tái chế và tiêu hủy rác thải trên toàn quốc. Năm 2019, chính phủ Nga thành lập công ty “Nhà điều hành môi trường Nga” để điều phối hoạt động các cơ sở trong khu vực và đảm bảo việc thực hiện xử lý chất thải rắn. Hơn thế nữa, tổ chức được ủy quyền phát triển một kế hoạch quản lý chất thải liên bang và giám sát toàn bộ chất thải trên toàn lãnh thổ. Theo chiến lược phát triển ngành xử lí chất thải, dự kiến đến năm 2030 sẽ có khoảng 80% chất thải sẽ được đưa đi tái chế.
Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga tin rằng, việc hình thành các khu công nghệ sinh thái sẽ đóng góp phần lớn vào việc thực hiện chiến lược xây dựng cụm doanh nghiệp chuyên về phân loại, xử lý rác thải. Để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới này, đồng thời kích thích xây dựng các nhà máy mới, nhà nước đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ trả lãi các khoản vay, cũng như bù đắp trực tiếp một phần chi phí xây dựng.
Khối doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm với cộng đồng
Ngoài những sáng kiến của nhà nước, nhiều tập đoàn của Nga cũng đã và đang tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi giúp phá vỡ tình trạng bế tắc về tái chế rác thải của đất nước.
Tháng trước, truyền thông nhà nước Nga đưa tin một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất ở Nga Rostec đang xây dựng nhà máy xử lý rác thải nhựa. Dự án nằm trên lãnh thổ của các khu liên hợp phân loại rác ở Moscow và dự kiến sẽ hoàn thành sớm nhất vào năm 2022.
Bên cạnh đó, Sibur, công ty hóa dầu lớn nhất của Nga, cũng công bố kế hoạch tăng 50% đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải polymer và liên quan đến các nguồn nguyên liệu tái tạo. Họ cũng đang cố gắng xây dựng một hệ thống tương tác hiệu quả về phát triển bền vững và sự tham gia của các vật liệu tái chế trong sản xuất polyme.
Đặc biệt, Sibur đang thực hiện một dự án xử lí chất polyethylene terephthalate (PET), một loại nhựa được sử dụng rộng rãi trong bao bì và hộp đựng đồ uống. Công ty cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với các bộ ngành trong dự án đầu tư lắp đặt thiết bị xử lý và phân loại mảnh PET, giúp đưa nguyên liệu tái chế vào dây chuyền sản xuất.
Năm ngoái, M.Video-Eldorado, chuỗi bán lẻ điện tử tiêu dùng lớn nhất của Nga, đã khởi động dự án thu gom và tái chế các thiết bị gia dụng và điện tử với quy mô toàn quốc. Trong đó, công ty tìm cách hỗ trợ các quy trình thu gom và tái chế các thiết bị và giảm tác động ô nhiêm đến môi trường.
| Cảnh báo tác hại của rác thải nhựa qua chiến dịch truyền thông sáng tạo 'Nhân nhựa' TGVN. Với thông điệp "Khoa học cảnh báo tương lai, hành động quyết định ngày mai", Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi ... |
| Biến rác thải thành điện: Cơ hội giải bài toán khủng hoảng ô nhiễm rác TGVN. Hiện mỗi ngày có khoảng 50.000 tấn rác thải “đổ” ra môi trường, trong đó tại các đô thị chiếm khoảng 35.000 tấn/ngày. Để ... |
| UNESCO phát động Chương trình Tìm kiếm Ý tưởng sáng tạo vì một Đại dương không nhựa TGVN. Ngày 14/7, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) cùng với Ủy ban Quốc gia Chương trình Con ... |