Các cửa hàng tại TP. Hồ Chí minh đóng cửa vào ngày 1/4. (Nguồn: Bloomberg) |
Tờ Bloomberg mở đầu bài phân tích về cơ hội hồi phục kinh tế của Việt Nam bằng những dòng ca ngợi kết quả chống dịch Covid-19 của đất nước Đông Nam Á.
“Không có người nào qua đời vì Covid-19, chỉ hạn chế trong 270 trường hợp nhiễm bệnh”, giữa một đại dịch kinh hoàng đang hoành hành tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 205.000 trường hợp tử vong và gần 3 triệu người nhiễm bệnh. Những biện pháp mạnh tay và từ rất sớm đã giúp nền kinh tế nhỏ và đang phát triển như Việt Nam chiến thắng dịch bệnh. Cách tiếp cận của Việt Nam đã nhận được sự khen ngợi từ cộng đồng quốc tế, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, Tổ chức Y tế thế giới…
Chính phủ Việt Nam bắt đầu thận trọng nới lỏng các quy tắc “đóng cửa” - biện pháp mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang buộc phải sử dụng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, cho phép các doanh nghiệp dần mở cửa trở lại. Tình hình này trái ngược với các nước trong khu vực như Singapore hay Indonesia, nơi các Chính phủ buộc phải tiếp tục siết chặt các hạn chế, khi các trường hợp nhiễm Covid-19 bất ngờ tăng mạnh trở lại.
Nhận định về tình hình của Việt Nam hiện tại, chuyên gia Fred Burke thuộc Công ty Luật Baker McKenzie tại TP. Hồ Chí Minh, cố vấn cho Chính phủ về các quy tắc đầu tư nước ngoài cho rằng, Việt Nam đã tích lũy được các kinh nghiệm khi trải qua dịch SARS, cúm gia cầm và một số cuộc khủng hoảng tài chính trước đây, rằng họ cần phải hành động nhanh chóng và quyết liệt. Đất nước này có nhiều tiềm năng để phục hồi trở lại.
Người chiến thắng
Bloomberg viết, Việt Nam là điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm một trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc, sau những căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là tận dụng tốt được các ưu thế.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng 7,2% trong năm ngoái, với 24,6 tỷ USD chảy vào lĩnh vực sản xuất và trở thành một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lên 7,02% - tốc độ nhanh thứ hai kể từ năm 2007.
Tình hình cho thấy rõ lợi thế của hệ thống chính trị, cho phép Chính phủ huy động mọi nguồn lực khi cần thiết để chiến đấu chống lại kẻ thù và lần này là đại dịch Covid-19, TS. Lê Đăng Doanh, cựu cố vấn kinh tế của Chính phủ nhận định.
Còn ông Vũ Tú Thành, đại diện cấp cao Việt Nam tại Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN cho rằng, tác động của dịch bệnh đã khiến nhiều công ty nước ngoài dự báo nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ ngày càng đắt đỏ và già hóa - yếu tố sẽ khiến Việt Nam có vẻ hấp dẫn hơn. Ông Thành cho biết, theo khảo sát của một số thành viên trong nhóm, các nhà đầu tư vẫn đang đánh giá lại vị trí của họ tại Trung Quốc.
Không còn là một quốc gia đang phát triển
Với 848 triệu USD trong quý đầu tiên của năm, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam. Đầu tháng này, họ đã tuyên bố dành 2,2 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế để khuyến khích các nhà sản xuất chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc. “Việt Nam chắc chắn sẽ có cơ hội”, ông Burke - thành viên Hội đồng tư vấn Chính phủ về cải cách thủ tục đầu tư nước ngoài, nhận định.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn khá thận trọng, với nhận định “tình hình còn chưa chắc chắn”. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã đưa ra cảnh báo vào ngày 24/4 về khả năng vẫn có nguy cơ bùng phát lớn bệnh dịch.
Việt Nam cũng cần phải chuẩn bị cho sự sụt giảm kéo dài trong nhu cầu toàn cầu và tình hình rất có thể phải kéo dài nhiều tháng, trước khi các nhà máy có thể “trở lại đúng nghĩa” với các đơn đặt hàng bắt đầu tăng mạnh, từ giày Nike đến các thiết bị gia dụng của LG.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc lớn vào xuất khẩu. Trong quý I/2020, Việt Nam đã phải chịu tác động lớn từ dịch bệnh, khiến tăng trưởng chỉ đạt 3,82% - dù đây vẫn là con số không tồi so với khu vực và thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, GDP của Việt Nam năm nay có thể chỉ ở mức 2,7%.
Bên cạnh đó, việc nới lỏng giãn cách xã hội hiện nay cũng không có nghĩa là cuộc sống sẽ trở lại bình thường như trước.
Lý giải cho điều đó, Nhà kinh tế Gareth Leather của Capital Economics, Anh, cho rằng, sau khi giãn cách xã hội được nới lỏng, phần lớn mọi người sẽ không sớm trở lại ngay với thói quen trước khủng hoảng. Tâm lý lo sợ sẽ khiến mọi người “tự nguyện” tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trong một thời gian nữa. Vị chuyên gia này cũng dự đoán về khả năng “co lại” của GDP trong năm nay.
“Chi phí” để bất cứ ai khó khăn trong 96 triệu dân và những người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đều có thể xếp hàng đợi nhận gạo miễn phí tại các cây ATM phân phối gạo tự động được Chính phủ tin rằng, có thể làm giảm tác động của đại dịch đến cuộc sống người dân và “cứu nền kinh tế” khỏi những nỗi đau tiềm tàng. Trong khi các nhà máy chờ đợi nhu cầu toàn cầu quay trở lại và nền kinh tế tìm lại được quỹ đạo phát triển, Nhà kinh tế trưởng của Me Kong Economics Adam McCarty phân tích.
“Cách Việt Nam xử lý với đại dịch Covid-19 đã cho phần còn lại của thế giới thấy rằng, Việt Nam không còn là một quốc gia đang phát triển. Việt Nam đã cho thấy họ đã có một sự tinh tế sâu sắc trong cách xử lý các vấn đề”, Adam McCarty kết luận.
| Những người được nhận hỗ trợ do đại dịch Covid-19 TGVN. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp ... |
| Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ vẫn khả quan, bất chấp đại dịch Covid-19 TGVN. Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ tính đến 15/3 vừa qua đạt gần 93 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ... |
| Đối tượng nào được nhận hỗ trợ chưa có tiền lệ từ Chính phủ? TGVN. Mức hỗ trợ cao nhất dành cho những người phải nghỉ không lương, được nhận 1,8 triệu/tháng trong 3 tháng. Tổng số tiền ngân ... |