Sẵn sàng hỗ trợ Australia phát triển tàu ngầm hạt nhân, Mỹ và Anh muốn gì?

Phan Nguyên
Trang The Economist vừa đăng bài phân tích về tác động của việc Mỹ và Anh hỗ trợ Australia phát triển tàu ngầm hạt nhân.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Australia phát triển tàu ngầm hạt nhân
Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) cùng Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson tại cuộc họp ngày 15/9. Một trong những nội dung thảo luận của ba nhà lãnh đạo là phát triển tàu ngầm hạt nhân. (Nguồn: AP)

Hiện nay, chỉ có 6 quốc gia trên thế giới là Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ và Nga đang vận hành tàu ngầm hạt nhân. Theo phân tích của giới quan sát, nhiều khả năng Australia sẽ trở thành nước thứ 7 sở hữu loại vũ khí chạy bằng năng lượng hạt nhân này.

Trong tuyên bố đưa ra vào ngày 15/9, Tổng thống Joe Biden, Thủ tướng Boris Johnson và Thủ tướng Scott Morrison đã công bố "khai sinh" liên minh Mỹ-Anh-Australia, có tên là AUKUS.

Phát biểu về quyết định trên, Thủ tướng Australia Scott Morrison nêu rõ: "Thế giới của chúng ta đang trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Để đối mặt với các thách thức và giúp đưa an ninh và ổn định tới những khu vực cần thiết, chúng ta cần phải nâng quan hệ đối tác lên một tầm cao mới".

“Quan hệ đối tác an ninh ba bên nâng cao"

Sáng kiến ​​đầu tiên của AUKUS là hợp tác phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai cho Hải quân Hoàng gia Australia.

Hiệp ước này sẽ được ký kết chính thức tại Washington vào tuần tới, qua đó phản ánh mối quan ngại chung của ba nước về sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc, cũng như mong muốn của Mỹ trong việc tăng cường khả năng quân sự của các đối tác châu Á.

AUKUS dựa trên ý tưởng của Australia, bao gồm hợp tác ngoại giao, an ninh và quốc phòng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bên cạnh đó là hợp tác về phát triển năng lực không gian mạng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử, cảm biến dưới nước và máy bay không người lái.

Tuy nhiên, yếu tố gây chú ý nhất chính là thỏa thuận về tàu ngầm, vốn được cho là hoạt động hợp tác quốc tế quan trọng nhất thế giới về phát triển năng lực quốc phòng trong nhiều thập kỷ qua.

Australia trước đây đã ký hợp đồng trị giá 90 tỷ USD với công ty Naval Group của Pháp để đóng 12 tàu ngầm diesel-điện tiên tiến, nhưng Canberra không hài lòng khi công ty này không đầu tư đầy đủ cho các nhà cung cấp địa phương. Bây giờ, Australia đang hủy bỏ thỏa thuận trên.

Thay vào đó, xứ sở chuột túi sẽ mua tàu ngầm hạt nhân của các đối tác đến từ Mỹ và Anh, từng sản xuất và vận hành tàu ngầm các loại trong nhiều thập niên.

“Chúng tôi sẽ tận dụng chuyên môn từ Mỹ và Vương quốc Anh, tận dụng các chương trình tàu ngầm của hai quốc gia này, để đưa tàu ngầm của Australia vào hoạt động sớm nhất có thể”, tuyên bố chung hứa hẹn.

Hậu thỏa thuận an ninh AUKUS: EU bị

Hậu thỏa thuận an ninh AUKUS: EU bị 'gạt ra ngoài lề'?, Thủ tướng Anh nói quan hệ với Pháp vững như bàn thạch

Truyền thông Australia đưa tin, Mỹ có thể sẽ vận hành các tàu ngầm tấn công ngoài khơi từ cảng HMAS Sterling, một căn cứ hải quân của Australia ở Perth, trong thời gian chờ đợi.

Việc mua các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ hỗ trợ đáng kể cho hải quân Australia, bởi loại vũ khí này có quy mô lớn hơn, đắt hơn, nhưng nhanh hơn và có thể ở dưới nước lâu hơn nhiều so với các loại tàu ngầm diesel-điện như các tàu ngầm lớp Collins hiện nay của nước này.

Ngoài ra, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể đi biển lâu hơn mà không cần tiếp tế. Đây được coi là một yếu tố quan trọng khi tàu vận hành tại khu vực Thái Bình Dương rộng lớn.

Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA) thuộc Viện nghiên cứu chính sách của Mỹ tính toán rằng, tàu ngầm diesel-điện đi từ Perth có thể hoạt động trong vòng 11 ngày ở Biển Đông, trong khi tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động trong hơn 2 tháng.

Theo chuyên gia Malcolm Davis thuộc Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI), các tàu mới được đề xuất sẽ cung cấp “sức mạnh tấn công thực sự”.

Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Australia phát triển tàu ngầm hạt nhân
Lực lượng hải quân Australia. (Nguồn: Getty Images)

Năng lượng hạt nhân có ý nghĩa chiến lược

Mối quan hệ của Australia với Trung Quốc ngày càng trở nên "băng giá". Năm ngoái, Bắc Kinh đã áp đặt lệnh cấm đối với một số mặt hàng của Canberra để đáp trả việc nước này kêu gọi điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.

Mối quan hệ hợp tác mới cũng diễn ra vào thời điểm thích hợp đối với ông Biden. Việc nhà lãnh đạo Mỹ rút quân khỏi Afghanistan và sự sụp đổ sau đó của chính phủ nước này đã khiến nhiều đồng minh lo ngại.

Trên lý thuyết, việc rút quân đó là một phần trong quá trình tái định hướng các nguồn lực ngoại giao và quân sự của Mỹ sang châu Á.

Nhà nghiên cứu Ashley Townshend đến từ Trung tâm Nghiên cứu Mỹ (USSC) tại Đại học Sydney nói rằng, việc ông Biden sẵn sàng chia sẻ công nghệ quốc phòng tiên tiến – “điều mà Mỹ hiếm khi sẵn lòng làm” – là động thái đáng hoan nghênh.

Chuyên gia trên nêu rõ: “Bước đi này mở ra một cách tiếp cận mang tính chiến lược hơn đối với phòng thủ tập thể”.

Năng lượng hạt nhân cũng có ý nghĩa chiến lược rộng hơn với các quốc gia trên thế giới. Mặc dù hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân cấm các thành viên là nước chưa có vũ khí hạt nhân chế tạo bom, nhưng hiệp định có một lỗ hổng là cho phép đưa vật liệu hạt nhân ra khỏi sự giám sát quốc tế chính thức, nếu vật liệu này được sử dụng cho tàu ngầm.

Tuy nhiên, uranium được làm giàu trong tàu ngầm cũng giống như uranium được sử dụng trong bom hạt nhân. Đáng nói là, nhiên liệu được sử dụng trong cả tàu ngầm của Anh và Mỹ đều được làm giàu đến mức đặc biệt cao.

Mặc dù Australia ít có khả năng muốn có bom hạt nhân bởi nước này đã từ bỏ việc theo đuổi vũ khí hạt nhân vào năm 1973, nhưng các quốc gia muốn khám phá về hạt nhân khác có thể coi tàu ngầm là một con đường thuận tiện để có nhiên liệu chế tạo bom.

Brazil đang tìm cách phát triển tàu ngầm hạt nhân và hy vọng sẽ đưa vào sử dụng vào những năm 2030, trong khi Iran đã từng thử nghiệm ý tưởng này trong quá khứ.

Còn Hàn Quốc trong tuần này đã thử nghiệm một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm thông thường, và cũng sẽ được quốc tế theo dõi chặt chẽ.

Thỏa thuận Mỹ-Anh-Australia (AUKUS): Hợp tác có chọn lọc với sứ mệnh đặc biệt

Thỏa thuận Mỹ-Anh-Australia (AUKUS): Hợp tác có chọn lọc với sứ mệnh đặc biệt

Thỏa thuận Mỹ-Anh-Australia (AUKUS) cho thấy sau Brexit, Mỹ vẫn muốn Anh, chứ không phải EU là đối tác quân sự quan trọng của mình. ...

Australia 'đánh tiếng' với Pháp về việc rút khỏi thỏa thuận tàu ngầm, hành động theo lợi ích quốc gia

Australia 'đánh tiếng' với Pháp về việc rút khỏi thỏa thuận tàu ngầm, hành động theo lợi ích quốc gia

Ngày 17/9, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết ông đã đề cập tới khả năng Australia rút khỏi thỏa thuận tàu ngầm ký kết ...

(theo The Economist)

Đọc thêm

Mỹ thăm dò đồng minh châu Âu, Pháp triệu tập hội nghị thượng đỉnh về Ukraine sau loạt tuyên bố tranh cãi của Washington

Mỹ thăm dò đồng minh châu Âu, Pháp triệu tập hội nghị thượng đỉnh về Ukraine sau loạt tuyên bố tranh cãi của Washington

Pháp thông báo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu vào ngày 17/2 để thảo luận về chiến sự ở Ukraine và an ninh ...
Công đoàn Việt Nam đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Công đoàn Việt Nam đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Chủ tịch Quốc hội cho rằng cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động cần ra sức phấn đấu để góp phần đưa nước ta phát triển nhanh và ...
AU có chủ tịch mới, kêu gọi châu Phi đoàn kết chống chọi với những cú sốc toàn cầu

AU có chủ tịch mới, kêu gọi châu Phi đoàn kết chống chọi với những cú sốc toàn cầu

'Những biến động địa chính trị nhanh chóng và dữ dội đang gây ra sự hỗn loạn kinh tế và ngoại giao, báo hiệu sự tái cấu trúc địa chính ...
Nga tấn công nhà máy điện Ukraine, hơn 46.000 người sống trong băng giá, Kiev giành lại ngôi làng gần thành phố chiến lược Pokrovsk

Nga tấn công nhà máy điện Ukraine, hơn 46.000 người sống trong băng giá, Kiev giành lại ngôi làng gần thành phố chiến lược Pokrovsk

Nga đã tấn công và phá hủy nhà máy nhiệt điện ở Nikolaev (miền Nam Ukraine) trong đêm, khiến hơn 46.000 người dân không có điện sưởi ấm giữa mùa ...
Giá tiêu hôm nay 17/2/2025: Thị trường ổn định, dự báo xu hướng xuất khẩu tiêu Việt Nam năm 2025

Giá tiêu hôm nay 17/2/2025: Thị trường ổn định, dự báo xu hướng xuất khẩu tiêu Việt Nam năm 2025

Giá tiêu hôm nay 17/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 157.000 – 160.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 17/2/2025: Giá vàng biến động dữ dội, thị trường thế giới 'rơi tự do', chính sách điều hành trong nước phát huy tác dụng

Giá vàng hôm nay 17/2/2025: Giá vàng biến động dữ dội, thị trường thế giới 'rơi tự do', chính sách điều hành trong nước phát huy tác dụng

Giá vàng hôm nay 17/2/2025: Giá vàng biến động dữ dội, thị trường thế giới 'rơi tự do', chính sách điều hành phát huy tác dụng. Dự báo giá tuần ...
Mỹ thăm dò đồng minh châu Âu, Pháp triệu tập hội nghị thượng đỉnh về Ukraine sau loạt tuyên bố tranh cãi của Washington

Mỹ thăm dò đồng minh châu Âu, Pháp triệu tập hội nghị thượng đỉnh về Ukraine sau loạt tuyên bố tranh cãi của Washington

Pháp thông báo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu vào ngày 17/2 để thảo luận về chiến sự ở Ukraine và an ninh châu Âu.
AU có chủ tịch mới, kêu gọi châu Phi đoàn kết chống chọi với những cú sốc toàn cầu

AU có chủ tịch mới, kêu gọi châu Phi đoàn kết chống chọi với những cú sốc toàn cầu

'Những biến động địa chính trị nhanh chóng và dữ dội đang gây ra sự hỗn loạn kinh tế và ngoại giao, báo hiệu sự tái cấu trúc địa chính trị toàn cầu'.
Nga tấn công nhà máy điện Ukraine, hơn 46.000 người sống trong băng giá, Kiev giành lại ngôi làng gần thành phố chiến lược Pokrovsk

Nga tấn công nhà máy điện Ukraine, hơn 46.000 người sống trong băng giá, Kiev giành lại ngôi làng gần thành phố chiến lược Pokrovsk

Nga đã tấn công và phá hủy nhà máy nhiệt điện ở Nikolaev (miền Nam Ukraine) trong đêm, khiến hơn 46.000 người dân không có điện sưởi ấm giữa mùa Đông.
Ba Lan thẳng tưng EU sẽ không hợp nhất quân đội, rằng chiến thuật đàm phán của ông Trump về Ukraine là rất khác thường

Ba Lan thẳng tưng EU sẽ không hợp nhất quân đội, rằng chiến thuật đàm phán của ông Trump về Ukraine là rất khác thường

Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski cho biết các nước châu Âu sẽ không hợp nhất quân đội để ứng phó với các mối đe dọa từ Nga.
Ngoại trưởng Mỹ đến Tel Aviv bàn kế sách với Thủ tướng Israel về Gaza

Ngoại trưởng Mỹ đến Tel Aviv bàn kế sách với Thủ tướng Israel về Gaza

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio gặp Thủ tướng Israel tại Jerusalem để thảo luận về lệnh ngừng bắn ở Gaza.
Tiết lộ kế hoạch bí mật gửi quân tới Ukraine của EU, Nga đẩy mạnh hoạt động chiến đấu ở miền Đông

Tiết lộ kế hoạch bí mật gửi quân tới Ukraine của EU, Nga đẩy mạnh hoạt động chiến đấu ở miền Đông

Một số quốc gia châu Âu đang bí mật về kế hoạch gửi quân tới Ukraine để 'hỗ trợ đảm bảo thực thi' bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai với Nga.
Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Bạn cũ, lợi ích mới

Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Bạn cũ, lợi ích mới

Mối giao tình giữa hai nhà lãnh đạo cùng nhiều lợi ích song trùng là động lực thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn tiến về phía trước.
Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 7/2 đã diễn ra một cách 'ấm áp'.
Thủ tướng Thái Lan thăm Trung Quốc: Khởi hành đầu năm, khai mở kỳ vọng

Thủ tướng Thái Lan thăm Trung Quốc: Khởi hành đầu năm, khai mở kỳ vọng

Chuyến 'du Xuân' của Thủ tướng Thái Lan được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả cụ thể, mà trước mắt là vấn đề sầu riêng và an toàn du lịch...
Bước ngoặt mới trên chính trường Bỉ

Bước ngoặt mới trên chính trường Bỉ

Sau 239 ngày không có chính phủ, cuối cùng vào ngày 3/2, lãnh đạo đảng bảo thủ Liên minh Flemish mới (N-VA) Bart De Wever trở thành Thủ tướng Bỉ.
Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á-Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ-Trung

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á-Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ-Trung

Cạnh tranh Mỹ-Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu.
Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ I): Kiến tạo tầm nhìn mang đậm ‘phong cách Trump’ về vai trò lãnh đạo của Mỹ

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ I): Kiến tạo tầm nhìn mang đậm ‘phong cách Trump’ về vai trò lãnh đạo của Mỹ

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn nhận định 4 yếu tố tạo nên sức ảnh hưởng rất lớn của Tổng thống Trump và 5 thành tố của ‘học thuyết Trump’.
Mong đợi gì từ Hội nghị An ninh Munich 2025

Mong đợi gì từ Hội nghị An ninh Munich 2025

Hội nghị An ninh Munich năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới đầy biến động, phân mảnh và khó lường.
Xung đột Nga-Ukraine: 'Cơ hội lịch sử' bị đánh mất

Xung đột Nga-Ukraine: 'Cơ hội lịch sử' bị đánh mất

Nga từng tin tưởng rằng, Thỏa thuận Minsk-2, ký kết cách đây 10 năm trước tại Belarus, là cơ hội lịch sử để chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine.
Hội nghị Yalta: Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Hội nghị Yalta: Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Tròn 80 năm trước, Hội nghị Yalta không chỉ đánh dấu sự kết thúc của Thế chiến II mà còn khởi đầu trật tự thế giới mới.
Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của Hiệp định Paris về Việt Nam vẫn nguyên giá trị.
Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn lớn được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng và cũng là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Phiên bản di động