Sanae Takaichi: Từ giấc mơ nhạc sỹ rock đến nữ Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản?

Thanh Tú
Theo tờ Japan Times, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông Sanae Takaichi đang nổi lên như một ứng cử viên sáng giá khi đặt mục tiêu trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhật Bản sẽ có nữ thủ tướng đầu tiên?
Bà Sanae Takaichi từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông của Nhật Bản. (Nguồn: Nikkei Asia)

Sự hậu thuẫn quý giá

Sanae Takaichi không giấu giếm mong muốn tranh cử trong cuộc bầu cử Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, dự kiến diễn ra vào cuối tháng này.

Với việc có thông tin rằng cựu Thủ tướng Abe Shinzo - người có ảnh hưởng lớn trong LDP - có ý định ủng hộ bà Takaichi, nữ chính trị gia này có triển vọng nhận được sự ủng hộ của ít nhất 20 nghị sĩ LDP - điều kiện tiên quyết để ra tranh cử trong cuộc bầu cử này.

Nếu thông tin cựu Thủ tướng Abe hậu thuẫn cho bà Takaichi là đúng, đây sẽ là một lợi thế lớn đối với chính trị gia vốn không thuộc bất cứ phe phái nào trong LDP.

Trên thực tế, việc vị Thủ tướng tại vị lâu nhất Nhật Bản hậu thuẫn cho bà Takaichi là điều không có gì đáng ngạc nhiên khi cả hai có sự liên kết chặt chẽ về mặt tư tưởng.

Cũng giống như ông Abe, ứng cử viên 60 tuổi đến từ tỉnh Nara này được biết đến như một nhân vật được yêu thích trong số những người thuộc phe bảo thủ và có quan điểm diều hâu về quốc phòng và ngoại giao.

Cả hai đều từng là thành viên của một nhóm nghị sỹ phi đảng phái ủng hộ tổ chức cực hữu có tên Hội nghị Nhật Bản (Nippon Kaigi).

Trong thời gian làm Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông, bà Takaichi đã gây chú ý khi đến thăm đền Yasukuni nhân dịp kỷ niệm ngày Nhật Bản bị đánh bại trong Thế chiến II.

Các chuyến thăm của một số nhân vật chủ chốt trong chính phủ Nhật Bản tới ngôi đền này, nơi thờ hàng triệu binh lính Nhật đã bỏ mạng trong các cuộc chiến tranh hiện đại cũng như tội phạm chiến tranh loại A, thường gây ra sự phẫn nộ của Trung Quốc và Hàn Quốc - những nước coi đền Yasukuni là biểu tượng của quá khứ quân phiệt của đất nước mặt trời mọc.

Covid-19 thay đổi thị trường lao động của Nhật Bản như thế nào?

Covid-19 thay đổi thị trường lao động của Nhật Bản như thế nào?

Bà Takaichi là người chủ trương kế tục các chính sách từ thời ông Abe.

Trong cuốn sách của bà có tựa đề tạm dịch là “Đến với một quốc gia tươi đẹp, hùng cường và thúc đẩy tăng trưởng: Kế hoạch của tôi nhằm củng cố nền kinh tế Nhật Bản”, dự kiến sẽ lên kệ vào cuối tháng 9, nữ chính trị gia này sẽ trình bày về chính sách "Abenomics mới".

Việc nhắc tới các chính sách của cựu Thủ tướng Abe trong cuốn sách này là nỗ lực rõ ràng của bà Takaichi nhằm thể hiện rằng bà là một "tín đồ" nhiệt thành của nhà lãnh đạo này.

Trong cuốn sách, bà Takaichi cũng sẽ kêu gọi thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để chống lại “những rủi ro nghiêm trọng từ Trung Quốc”, trong đó có việc đánh cắp công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.

Tuy nhiên, danh tiếng chính trị của bà Takaichi với tư cách là một nhân vật bảo thủ trung thành lại xuất phát từ việc nữ chính trị gia này phản đối gay gắt luật cho phép các cặp vợ chồng giữ lại họ của mình sau khi kết hôn.

Quan điểm này đã khiến bà Takaichi mâu thuẫn với bà Seiko Noda, một nữ nghị sỹ khác của LDP và cũng là ứng cử viên tiềm năng của chiếc ghế Thủ tướng Nhật Bản.

Dưới sự dẫn dắt của bà Takaichi và một số người khác, nhóm nghị sỹ LDP đã phản đối việc luật hóa việc cho phép các cặp vợ chồng giữ lại họ của mình sau khi kết hôn với lập luận rằng, điều đó có nguy cơ phá hoại hệ thống gia đình truyền thống của Nhật Bản.

Kinh nghiệm chính trị dày dặn

Tốt nghiệp Đại học Kobe, bà Takaichi chính thức bước chân vào chính trường Nhật Bản vào năm 1993.

Khi đang giữ chức hạ nghị sỹ nhiệm kỳ thứ 8 liên tiếp, bà Takaichi lần đầu tiên đảm nhận vị trí Bộ trưởng trong nội các vào năm 2006 sau khi ông Abe lần đầu tiên được bầu làm Thủ tướng. Khi đó, bà giữ chức Bộ trưởng phụ trách các vấn đề về Okinawa và vùng lãnh thổ phía Bắc.

Sau khi ông Abe trở lại vị trí Thủ tướng vào tháng 12/2012, bà Takaichi một lần nữa thu hút sự chú ý.

Theo đó, bà đã nhiều lần được bổ nhiệm vào các vị trí cao trong nội các và đảng cầm quyền như Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Chính sách LDP và Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông.

Khi còn giữ chức Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông, bà Takaichi đã gây tranh cãi khi gợi ý rằng, các đài truyền hình có thể bị thu hồi giấy phép nếu phát sóng các chương trình mà chính phủ coi là có thành kiến về mặt chính trị. Phát biểu này được cho là giống như việc đàn áp tự do ngôn luận.

Là một người đam mê nhạc heavy metal và tự xưng là fan của Yoshiki - người sáng lập ban nhạc rock huyền thoại X Japan, bà Takaichi từng khao khát trở thành một nhạc sỹ rock và từng chơi trống khi còn ở tuổi niên thiếu.

Thời đại học, cô gái có mái tóc nhuộm màu hồng Takaichi thường xuyên lái xe máy - một sở thích mà bà Takaichi nói rằng bà đã phải từ bỏ vài năm sau khi trúng cử vào Hạ viện.

Trong một lần xuất hiện trên truyền hình gần đây, bà Takaichi chia sẻ: “Nếu tôi gặp tai nạn, tôi nghĩ rằng mình sẽ gây rắc rối cho những người đã bầu cho mình. Vì vậy, tôi đã cố gắng kiềm chế”.

Hai gương mặt vàng cho vị trí Thủ tướng Nhật Bản

Hai gương mặt vàng cho vị trí Thủ tướng Nhật Bản

Cuộc đua trở thành người kế nhiệm Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide có thể khơi mào cho sự xuất hiện của một thế hệ ...

Ai là ứng cử viên sáng giá nhất kế nhiệm Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide?

Ai là ứng cử viên sáng giá nhất kế nhiệm Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide?

Kết quả cuộc khảo sát do hãng tin Kyodo thực hiện công bố ngày 5/9 cho thấy, Bộ trưởng Cải cách hành chính Nhật Bản ...

Đọc thêm

Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Loạt địa danh nổi tiếng Hà Nội xuất hiện trên nền tiếng kèn saxophone của Kenny G

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam ra mắt MV Going Home - sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.
Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Ngủ và uống nước có làm giảm nồng độ cồn?

Theo Đại học Bowling Green State, uống nước và ngủ sẽ không đẩy nhanh quá trình giảm nồng độ cồn.
Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Tin tốt 'lũ lượt' cập bến Ấn Độ, nền kinh tế 3,7 nghìn tỷ USD có thể trở thành siêu cường?

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ sẵn sàng trở thành cường quốc kinh tế thế kỷ XXI.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động