Sau 'cú shock' AUKUS, Pháp nỗ lực tìm kiếm 'đồng minh mới' ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

Yến Trang
Tờ La Croix ngày 21/9 đăng tải bài viết nhấn mạnh, sau cú shock AUKUS, Pháp cần phải “đa dạng hoá” các liên minh. Song câu hỏi đặt ra là, liệu Paris có thể biến cuộc khủng hoảng này thành vấn đề của châu Âu hay không?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Pháp tìm kiếm “đồng minh mới” ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp gỡ thủy thủ đoàn tại lễ hạ thủy chính thức tàu ngầm hạt nhân mới của Pháp ở Cherbourg ngày 12/7/2019. (Nguồn: Getty Images)

Theo hãng tin AFP, sau "cú shock" AUKUS, Pháp đang chơi một ván cược mạo hiểm khi chọn cách đối đầu toàn diện với Mỹ sau khi để mất thương vụ tàu ngầm lớn với Australia.

Cái mà người Pháp gọi là “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” đã nổ ra sau khi hợp đồng trị giá 66 tỷ USD giữa Pháp và Australia kết thúc một cách đột ngột, bất ngờ. Đó là hợp đồng hai bên ký kết vào năm 2016 để chế tạo 12 tàu ngầm chạy bằng diesel-điện thông thường.

Tuy nhiên, Australia đã hủy bỏ hợp đồng này để ký với Mỹ và Anh một hợp đồng mua 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Pháp khẳng định không được thông báo trước về thỏa thuận của đất nước chuột túi.

Pháp khó xử khi châu Âu thiếu hậu thuẫn

AFP cho biết, sau khi Australia từ bỏ hợp đồng, Paris đã thực hiện một bước đi bất thường khi triệu hồi các Đại sứ ở cả Washington và Canberra về nước để tham vấn - dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng.

Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian đã gặp 2 vị Đại sứ ngày 19/9 để thảo luận về “những hậu quả chiến lược của cuộc khủng hoảng hiện nay”, nhưng không nêu chi tiết cuộc gặp.

Trước đó, Ngoại trưởng Le Drian đã sử dụng những từ ngữ hiếm khi được sử dụng giữa các quốc gia thân thiện, với cáo buộc “nói dối” và “hai mang”, cho rằng Pháp đã bị Australia “đâm sau lưng”.

Francois Heisbourg thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược có trụ sở tại Paris được AFP dẫn lời nhấn mạnh rằng, người Pháp “có quyền tức giận” và “rủi ro đối với Pháp là sự tức giận ấy trở thành kim chỉ nam cho nước này”.

Tuy nhiên, Giáo sư Bertrand Badie, chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Viện Khoa học Po ở Paris cho rằng, Pháp đã tự đặt mình vào tình thế chỉ có thể lùi bước hoặc mất mặt khi triệu hồi Đại sứ tại Mỹ - đồng minh lâu đời của Paris.

Ông nhận định: “Khi bạn rơi vào tình trạng khủng hoảng như thế này, bạn nên biết lối thoát là ở đâu”.

Trong khi đó, Đức - đồng minh quyền lực của Pháp tại Liên minh châu Âu (EU), hầu như không hào hứng tham gia “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” này vì đang phải chuẩn bị cho các cuộc bầu cử vào ngày 26/9 tới.

Celia Belin, chuyên gia về các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương tại Viện Brookings cho rằng, Pháp có thể tập hợp các quốc gia châu Âu khác có nhận thức chung rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang thiếu một chiến lược châu Âu.

Bà nêu rõ: “Pháp cần chia sẻ nhận thức này với các đồng minh châu Âu và đặt nó lên bàn đàm phán với người Mỹ để tìm ra giải pháp”.

AUKUS và sự xáo trộn bàn cờ địa chính trị ở châu Á-Thái Bình Dương

AUKUS và sự xáo trộn bàn cờ địa chính trị ở châu Á-Thái Bình Dương

Việc Washington thông báo thành lập cơ chế an ninh 3 bên Mỹ-Australia-Anh (AUKUS) đã làm bùng nổ cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Mỹ-Pháp, ...

Sứ mệnh không dễ dàng

Cho đến tối ngày 20/9, sự im lặng kỳ lạ của nhiều thành viên Liên minh châu Âu (EU) dường như cho thấy “phần lớn các nước có một cách tiếp cận khác” về quan hệ giữa Pháp với Mỹ và Australia.

Sau vụ Mỹ rút khỏi Afghanistan, sự kiện khủng hoảng tàu ngầm “một lần nữa cho thấy cách hành xử đơn phương của chính quyền Tổng thống Joe Biden”.

Tuy nhiên, khủng hoảng này không khiến đông đảo các nước châu Âu đặt ra vấn đề phải xem xét lại bảo đảm an ninh của Mỹ đối với "lục địa già", cho dù bảo đảm này trên thực tế đã suy giảm.

Đối với nước Pháp, khủng hoảng không dừng lại ở vụ hợp đồng tàu ngầm bị hủy bỏ đơn phương. Theo quan sát của La Croix, điều Paris cần phải làm là chỉ ra “sự không nhất quán” trong chính sách của Mỹ đối với các đồng minh của Washington trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

TIN LIÊN QUAN
Hậu thương vụ tàu ngầm đổ bể, Australia muốn hàn gắn với Pháp

Trong thời gian Pháp đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên của EU nửa đầu năm 2022, Tổng thống Emmanuel Macron cũng sẽ phải thực hiện một sứ mệnh khó khăn là tạo ra một động lực mới trong cộng đồng 27 quốc gia thành viên, nhằm hướng đến xây dựng “một nền quốc phòng châu Âu” và “sự tự trị về chiến lược”.

Sứ mạng này rất khó khăn, vì cách hiểu của nước Pháp về sự tự trị về chiến lược không giống với Đức và nhiều nước châu Âu khác.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer, Berlin và nhiều nước khác thiên về việc tăng cường “khả năng hành động” ở quy mô châu Âu.

Còn chuyên gia Alexandra de Hoop Scheffer, người đứng đầu văn phòng tại Paris của Quỹ Marsh Đức cho rằng, quan điểm của Pháp về “tự trị chiến lược” thiên về đối lập với chính sách của Mỹ. Vấn đề này chắc chắn cần được bàn thảo kỹ lưỡng trong nội bộ các thành viên EU.

Pháp-Ấn Độ tìm đến nhau

Giới quan sát nhận thấy, sau khi nhận cú “đâm sau lưng” từ Mỹ-Australia, Pháp có thể sẽ rút ra những bài học cần thiết, cởi mở hơn nhiều trong các dự án cung cấp tàu ngầm cho các nước.

Theo nhà phân tích Harsh Pant thuộc Quỹ nghiên cứu Nhà quan sát (ORF) tại New Delhi, thỏa thuận AUKUS cho thấy, các nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mong muốn kiềm chế sự hiện diện của Trung Quốc sẽ phải triển khai hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, đẩy mạnh hiện đại hoá quốc phòng, đặc biệt trong lĩnh vực hải quân.

Đây cũng là mối quan tâm của Ấn Độ nhiều năm nay, và nước này đang đặc biệt chú ý đến vụ khủng hoảng tàu ngầm giữa Pháp với các đồng minh Mỹ-Australia.

Theo nhiều chuyên gia phân tích tại New Delhi, Ấn Độ sẽ có thể nắm bắt cơ hội này để thúc đẩy Pháp chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực đóng tàu ngầm, đặc biệt là lớp tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Tờ Le Figaro của Pháp trích dẫn lời ông Pravin Sawhney, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng Force của Ấn Độ: “Về mặt chính thức, hải quân Ấn Độ có 15 tàu ngầm, nhưng một số là loại cũ. Chỉ có 8 hay 9 chiếc còn hoạt động. Lực lượng hải quân phải tính đến khả năng hiện diện của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và khả năng liên kết tác chiến của Bắc Kinh với hạm đội Pakistan”.

Vì vậy, tháng 6 vừa qua, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã cho phép hải quân gọi thầu đóng 6 tàu ngầm tấn công quy ước chạy bằng diesel-điện. Các tàu này sẽ được đóng tại Ấn Độ bởi một công ty trong nước phối hợp với đối tác nước ngoài, với trị giá đầu tư khoảng 5 tỷ Euro.

Tin liên quan
Học giả Ấn Độ Học giả Ấn Độ 'chỉ điểm' những lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa New Delhi và AUKUS

Công trường thứ hai là đóng 6 tàu ngầm tấn công sử dụng năng lượng hạt nhân. Tổng giá trị của dự án này lên tới 12 tỷ Euro và dự kiến chiếc đầu tiên được hoàn thành vào năm 2032.

Trong bối cảnh Ấn Độ không có khả năng công nghệ về động cơ chạy năng lượng hạt nhân, nước này đã tính đến việc nhờ cậy Pháp, một trong số những nước hiếm hoi làm chủ được công nghệ động cơ hạt nhân, để được chuyển giao công nghệ.

Chuyên gia Harsh Pant nhận định: “Pháp và Ấn Độ đều rất quan tâm đến tự chủ chiến lược. Cả hai nước đều không muốn bị lệ thuộc vào Mỹ. Các điều kiện đã hội đủ để triển khai hợp tác mới”.

Cùng chia sẻ với ý kiến này, ông Raja Mohan, Giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore, nhật xét trên nhật báo The Indian Express: “Cuộc khủng hoảng tàu ngầm mang lại cho Ấn Độ và Pháp cơ hội tăng cường hợp tác sâu sắc hơn ở Ấn Độ Dương”.

Ngày 21/9, trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hai bên đã khẳng định quyết tâm “cùng nhau hành động trong không gian Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở”.

Theo thông cáo của Văn phòng Tổng thống Pháp, ông Macron đã nhắc lại “Pháp cam kết góp phần tăng cường tự chủ chiến lược của Ấn Độ, bao gồm cả công nghiệp cũng như công nghệ, trong khuôn khổ quan hệ chặt chẽ dựa trên sự tin cậy”.

Những tuyên bố nhiều cân nhắc và nhiều ẩn ý này được đưa ra giữa cuộc khủng hoảng lòng tin trong đồng minh mà Pháp đang phải đối mặt.

AUKUS - toan tính, tác động và đôi điều rút ra

AUKUS - toan tính, tác động và đôi điều rút ra

Thỏa thuận an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh, Australia (AUKUS) công bố ngày 15/9 tạo sóng lớn, cả từ đối thủ đến đồng minh, ...

Ủy ban châu Âu thận trọng trong phản ứng với AUKUS, EU tin tưởng vào hợp tác với Mỹ

Ủy ban châu Âu thận trọng trong phản ứng với AUKUS, EU tin tưởng vào hợp tác với Mỹ

Ủy ban châu Âu (EC) đang thảo luận về tác động của thỏa thuận an ninh 3 bên mới giữa Australia-Anh-Mỹ (AUKUS), nhưng vẫn chưa ...

(theo La Croix, AFP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Minh tinh Angelina Jolie cho biết, con cái là tất cả với cô, không thứ gì khác quan trọng bằng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 ...
Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động