Scandal Đại sứ Anh tại Mỹ: Ngoại giao Anh lộ “điểm yếu chết người”

Phan Mích
TGVN. Vụ rò rỉ thông tin, cuộc đua vào vị trí lãnh đạo và một thủ tướng mãn nhiện đã làm lộ những điểm yếu trong chính sách ngoại giao của nước Anh, giữa lúc nước này đang trong quá trình rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), theo tờ The Economist.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
scandal dai su anh tai my ngoai giao anh lo diem yeu chet nguoi Anh mở cuộc điều tra hình sự scandal Đại sứ Anh tại Mỹ
scandal dai su anh tai my ngoai giao anh lo diem yeu chet nguoi Sự cố Anh - Mỹ: Tai nạn hay âm mưu ?
scandal dai su anh tai my ngoai giao anh lo diem yeu chet nguoi
Đại sứ Anh Kim Darroch (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: AFP)

Tờ The Economist nhận định, việc Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm Jeremy Hunt và người tiền nhiệm Boris Johnson đang tập trung vào cuộc đua để trở thành Thủ tướng đã khiến Bộ Ngoại giao Anh phải đối mặt với một trong những giai đoạn khó khăn nhất.

Tình hình ngày càng tồi tệ hơn khi Bộ Ngoại giao nước này giờ phải vào cuộc truy tìm ai chịu trách nhiệm cho vụ rò rỉ đáng hổ thẹn các bức điện của Đại sứ Anh tại Mỹ Kim Darroch.

Ngay đúng lúc phải chuẩn bị cho “Nước Anh toàn cầu” hậu Brexit, Bộ Ngoại giao Anh lại đang phải “chữa cháy” ở cả trong nước và trong mối quan hệ với các quốc gia mà nước Anh cần quan tâm nhất.

Tai nạn bất ngờ

Giới quan sát cho rằng, thực tế các bức điện của ông Kim Darroch đánh giá về con người và những chính sách của Tổng thống Donald Trump từ năm 2017 đến nay, vừa bị rò rỉ trên tờ The Mail đã tiết lộ một số điều đôi khi vẫn được nói trên báo chí. Tuy nhiên, việc các nhận xét này được phát ra từ một nhà ngoại giao hàng đầu của Anh khiến cho sự việc trở nên đáng quan tâm.

Ông Kim Darroch mô tả chính quyền của Tổng thống Trump là “không bình thường”, “vụng về và vớ vẩn về ngoại giao” và không hy vọng rằng điều đó sẽ thay đổi. Một thông báo nội bộ tháng 6/2017 đã mô tả những tin đồn về “việc đấu đá quyết liệt và sự hỗn loạn” bên trong Nhà Trắng “phần lớn là đúng”. Ông Kim Darroch cũng mô tả ông Trump là “nhân vật gây bất an”.

Gần đây nhất, ông Kim Darroch cảnh báo rằng, mặc dù Tổng thống Trump có thể rất hài lòng với chuyến thăm cấp Nhà nước gần đây tới Anh, nhưng Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi lợi ích của mình trong các cuộc đàm phán cho một thỏa thuận thương mại thời hậu Brexit và đây vẫn là vùng đất của "nước Mỹ trước tiên".

Những quan điểm trên có thể không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng việc rò rỉ những quan điểm trên đã gây tổn hại sâu sắc và khởi động một cuộc truy lùng thủ phạm cũng như những suy đoán về động cơ.

Cuộc chiến liên quan đến Brexit?

Theo The Economist, đối với các nhà ngoại giao, những đánh giá chân thực và bí mật về các quốc gia nơi họ đang làm việc là nhiệm vụ cốt lõi. Nếu chỉ vì sợ việc rò rỉ mà tự kiểm duyệt thì công việc của các nhà ngoại giao sẽ chẳng có mấy giá trị.

Vì những tài liệu của ông Darroch xuất hiện thông qua nhà báo Isabel Oakeshott, một nhân vật ủng hộ Brexit nổi tiếng, nên đã dẫn đến giả thuyết cho rằng đây có thể là một phần của cuộc chiến liên quan đến Brexit.

Ông Kim Darroch - từng là đại diện thường trực của Anh tại Liên minh châu Âu (EU) và Cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Thủ tướng David Cameron trước khi tới Washington năm 2016 - được coi là một người thân châu Âu.

Vì vậy, đã có nghi vấn cho rằng, việc rò rỉ thông tin có thể nhằm để đưa một người ủng hộ Brexit hơn vào nắm giữ một vị trí ngoại giao quan trọng sau khi cựu Bộ trưởng Ngoại giao Boris Johnson – nhân vật nhiều khả năng sẽ trở thành Thủ tướng vào cuối tháng này.

Nếu theo ý của ông Trump, nước Anh từ lâu đã bổ nhiệm Nigel Farage, lãnh đạo Đảng Brexit, làm đại sứ ở Washington. Vì Tổng thống Trump không có quyền quyết định như vậy, ông đã đưa ra nhận xét về ông Kim Darroch: “Ngài Đại sứ đã không phục vụ tốt cho Vương quốc Anh”. Ngày 8/7, ông Trump đã đẩy vụ việc lên cao khi thông qua Twitter tuyên bố tẩy chay Đại sứ Anh. Ông tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không giao thiệp với ông ấy nữa”.

Ở quê nhà, dù không tán thành các quan điểm của ông Kim Darroch, nhưng Anh vẫn đứng sau ủng hộ ông. Bà May khẳng định bà “hoàn toàn tin tưởng” ông Kim Darroch. Cựu Ngoại trưởng William Hague nói với BBC: “Bạn không thể thay đổi một đại sứ theo yêu cầu của nước chủ nhà”.

Khó khăn chồng chất

Tờ The Economist cho rằng, sự cố trong “mối quan hệ đặc biệt” của Anh với nước Mỹ xảy ra đúng lúc “kỷ nguyên vàng” trong mối quan hệ của Anh với một nước khác là Trung Quốc cũng đang phai nhạt một cách rõ rệt.

Những căng thẳng liên quan đến các cuộc biểu tình gần đây ở Hong Kong (Trung Quốc) là những diễn biến mới nhất trong một loạt vấn đề làm cản trở bước tiến trong quan hệ Anh - Trung.

Anh cũng đang căng thẳng với Iran. Tuần trước, Anh đã bắt giữ một tàu chở dầu ở Gibraltar do nghi ngờ chiếc tàu này buôn lậu dầu từ Iran sang Syria, và việc này đã khiến Iran đưa ra những lời đe dọa trả đũa Anh và bắt giữ các tàu của Anh.

Nỗi ám ảnh thực sự hiện nay của Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm Jeremy Hunt còn là việc cạnh tranh với người tiền nhiệm, ông Johnson, để trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ và từ đó trở thành Thủ tướng của nước Anh. Cuộc đua này tạo động lực để ông Hunt đưa ra các tuyên bố liên quan đến Hong Kong hay việc thực thi lệnh trừng phạt Iran dù những tuyên bố này không nhất thiết phải làm cho chính sách đối ngoại của Anh trở nên hiệu quả hơn.

Vai trò của Anh so với Pháp trong vấn đề Iran cũng có phần nhạt nhòa hơn. Ngày 6/7, ông Emmanuel Macron đã điện đàm với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, kết quả là Pháp và Iran đồng ý xem xét các điều kiện đàm phán để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015, mang tên Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA). Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Anh chỉ nói rằng sẽ “phối hợp với các bên tham gia khác về các bước tiếp theo theo các điều khoản của JCPOA”.

Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox đáng lẽ đang chuẩn bị cho một thỏa thuận thương mại trong tương lai với Mỹ, nhưng tại Washington tuần này, ông lại phải đi bảo vệ cho Đại sứ Anh sau vụ rò rỉ điện tín ngoại giao vừa qua.

Trong bối cảnh EU đang bận rộn thực hiện các thỏa thuận thương mại thực tế như hiệp định thương mại của EU với Nhật Bản, thỏa thuận thương mại với Mercosur (gồm Brazil, Argentina, Uruguay và Paraguay) và Việt Nam thì nước Anh còn rất nhiều việc phải làm để xây dựng quan hệ với các đối tác thương mại thời kỳ hậu Brexit, đặc biệt là sau vụ rò rỉ ngoại giao của Đại sứ Kim Darroch.

scandal dai su anh tai my ngoai giao anh lo diem yeu chet nguoi

Giữa Scandal, Đại sứ Anh tại Mỹ từ chức, Washington tuyên bố có 'mối quan hệ đặc biệt' với London

TGVN. Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, nước này và Anh có một "mối quan hệ đặc biệt" lớn hơn bất cứ cá ...

scandal dai su anh tai my ngoai giao anh lo diem yeu chet nguoi

Lãnh đạo Anh, Mỹ không có kế hoạch thảo luận về bất đồng ngoại giao

TGVN. Ngày 9/7, Người Phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết, Thủ tướng Theresa May và Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện không có ...

scandal dai su anh tai my ngoai giao anh lo diem yeu chet nguoi

Scandal Đại sứ Anh tại Mỹ Kim Darroch: Bài học đắt giá

TGVN. Vụ lùm xùm lộ lọt thông tin ngoại giao của Đại sứ Anh tại Mỹ Kim Darroch cho thấy sự rạn nứt lâu nay ...

(theo The Economist)

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở ...
Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Mới đây, chiếc bán tải Trung Quốc BYD Shark 2024 đã lộ diện trên đường phố trước khi được trình làng tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh 2024 tới ...
Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024, Mazda CX-5 dẫn đầu phân khúc với doanh số 912 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Honda CR-V.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, thế giới quay đầu tăng nhẹ. Xăng trong nước chiều nay được dự báo sẽ giảm do tuần qua giá dầu thế giới giảm.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/4/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/4/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 26/4. Lịch âm hôm nay 26/4/2024? Âm lịch hôm nay 26/4. Lịch vạn niên 26/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Sáng nay, 25/4, Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ: Nơi giao lưu, trao đổi tiềm năng và cơ hội hợp tác doanh nghiệp hai nước

Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam-Mông Cổ: Nơi giao lưu, trao đổi tiềm năng và cơ hội hợp tác doanh nghiệp hai nước

Sự kiện do Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và công nghiệp quốc gia Mông Cổ đã phối hợp tổ chức, ngày 24/4.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Chủ tịch Viện ERIA nhân dịp ông dẫn đầu đoàn chuyên gia sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ...
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Thúc đẩy hơn nữa giao thương và thu hút đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và Hoa Kỳ

Phái đoàn Việt Nam tại LHQ khẳng định, sẽ tiếp tục làm cầu nối, hỗ trợ các địa phương tăng cường quan hệ với các đối tác ở Hoa Kỳ và New York...
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động