TIN LIÊN QUAN | |
Đô thị ở châu Á cần những không gian công cộng | |
Hàn Quốc đề nghị bắt giữ Chủ tịch tập đoàn Lotte |
Đây cũng là chủ đề tại cuộc họp của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh quốc tế Seoul (SIBAC) – gồm một nhóm 25 nhà lãnh đạo kinh doanh quốc tế, nhà tư vấn tình nguyện. Họ gặp nhau tại các cuộc gặp thường niên và đưa ra các khuyến nghị chính sách, hỗ trợ giải pháp cho thị trưởng thành phố Seoul.
Một Seoul khác biệt
Theo thống kê, hiện nay, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 13 trên thế giới xét về GDP (GDP bình quân năm 2015 là 27.900 USD). Thủ đô Seoul đứng thứ 7 trong nhóm các thành phố bền vững nhất thế giới.
Hội đồng các nhà tư vấn cho thị trưởng Seoul. (Nguồn: Korean Times) |
Không những vậy, Seoul còn là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả Hàn Quốc. Khu vực đô thị quanh Seoul hiện tập trung 84% cơ quan và tổ chức chính phủ, 88% công ty lớn nhất, và 65% trong số các trường đại học nổi tiếng nhất toàn quốc.
"Từ một thủ đô nhỏ và ít được biết đến, Seoul đã trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới. Thật khó có thể nghĩ đến một thành phố nào khác trên thế giới trải qua sự thay đổi kinh ngạc đến như vậy", nhà nghiên cứu Kim Kwang-joong thuộc Viện Phát triển Seoul cho biết.
Còn nhà sử học Chang Kyu-shik thuộc Đại học Yonsei thì cho rằng "Seoul vừa củng cố vị trí thành phố toàn cầu vừa đang tìm cách xây dựng một đời sống văn hóa riêng".
Để làm được điều này, việc thu hút nhân tài trẻ không chỉ ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài đang được lãnh đạo thành phố Seoul rất quan tâm.
"So với các thành phố lớn khác, thành phố Seoul hiện có năng suất và chất lượng sinh hoạt thấp hơn", Peter Zec, Chủ tịch của Red Dot GmbH & Co. – thành viên của Hội đồng SIBAC cho biết khi nhắc tới các dữ liệu phân tích mà công ty của ông này đưa ra. Ông nhấn mạnh rằng thế hệ trẻ hiện nay đang tìm kiếm những nơi có chất lượng sống cao hơn là chỉ vì các cơ hội việc làm. Do vậy, tạo ra một môi trường thân thiện là một ưu tiên quan trọng của Seoul.
Làm gì để trở nên thân thiện?
Ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật, chi phí sinh hoạt và chất lượng giáo dục là những yếu tố được nhắc tới khi thảo luận. Tất cả các thành viên Hội đồng này đều cho rằng Seoul vẫn còn “dư địa” để cải thiện trên tất cả các mặt trận.
Yan Lan, giám đốc quản lý tại Ngân hàng đầu tư Trung Quốc Great China, cho rằng các yếu tố như rào cản ngôn ngữ, học phí trường quốc tế đắt đỏ và thiếu các sự kiện và hoạt động văn hóa và xã hội để khuyến khích người nước ngoài hội nhập vào xã hội, chính là những điểm có thể tập trung để cải thiện.
Cô trích lời bạn của mình, những người đã có kinh nghiệm chuyển từ Hongkong tới Seoul sinh sống và làm việc rằng "Rào cản ngôn ngữ là quan trọng nhất. Và khi họ tới đây cùng với gia đình, họ còn thấy học phí tại các trường quốc tế cũng cao ngất ngưởng".
Về phần mình, Thị trưởng Seoul Park Won Soon thừa nhận quan điểm về hầu hết các mặt, nhưng riêng yêu tố như rào cản ngôn ngữ thì không, vì ông cho rằng yếu tố này đang được cải thiện và sẽ còn tốt hơn theo thời gian.
Hình ảnh minh họa Thị trưởng Seoul Park Won Soon chào mừng khách tới thăm website của thành phố. (Nguồn: Seoul Metropolitan Government). |
Christopher Forbes, Phó Chủ tịch Forbes nhấn mạnh về sự cởi mở, hiếu khách của người dân địa phương đối với những người đến Seoul để sống và làm việc.
Một số người khác thì đề nghị chính quyền thành phố tập trung nhiều hơn vào việc gia tăng nét “hương vị nghệ thuật” cho thành phố.
Dominic Barton, đối tác quản lý toàn cầu McKinsey & Co. kiêm Chủ tịch Hội đồng SIBAC, đề nghị Thị trưởng Park trước tiên phải tạo ra cơ hội học tập và nghề nghiệp. Ông Barton nói nếu phát triển một trung tâm R&D về chăm sóc sức khỏe và trí tuệ nhân tạo sẽ rất phù hợp và tốt cho Hàn Quốc. Ông nhấn mạnh điều quan trọng là phải tận dụng những lợi thế mà Seoul đang có. Chẳng hạn, Hàn Quốc được xếp hạng cao về trình độ công nghệ thông tin. Vậy thì đây chính là "một cánh tay tiếp thị" để thu hút người tài, Barton nói. Ông cũng gợi ý các học bổng và chương trình học cụ thể để thu hút những người trẻ tài năng.
Tầm quan trọng của việc nỗ lực xây dựng thương hiệu thành phố đã được đưa ra thảo luận nhiều lần. "Làn sóng Hàn Quốc (Korean Wave) có thể được coi là nền tảng cơ bản nhằm xây dựng thương hiệu và có thể được dùng để thu hút thêm nhiều tài năng", Edward Dolman, thuộc Philips Auction - một công ty đấu giá nghệ thuật nói.
Chương trình “Những ngày Seoul tại Hà Nội” 2016 Nhân kỷ niệm 20 năm quan hệ hữu nghị hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Seoul, (Hàn Quốc), từ 28-29/10, UBND ... |
Tưng bừng Lễ hội Văn hóa Việt Nam, Ngày Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc Ngày 16/10, Lễ hội Văn hóa Việt Nam lần thứ 6 tại Hàn Quốc và Ngày Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc 2016 đã ... |
Sôi động Lễ hội giao lưu văn hóa hữu nghị Việt – Hàn Diễn ra từ 23 – 28/7, Lễ hội đã được tổ chức tại các tỉnh, thành phố lớn của Hàn Quốc như Seoul, Busan, Kwangju ... |