Serbia đa dạng hóa nguồn cung khí đốt và giảm sự phụ thuộc vào Nga. (Nguồn: Reuters) |
Công suất đường ống dẫn khí phía Serbia là 1,8 tỉ m3/năm, đáp ứng 60% nhu cầu khí đốt hàng năm của nước này. Ủy ban châu Âu đã đóng góp 49,6 triệu Euro (tương đương 53,37 triệu USD) để xây dựng hệ thống đường ống.
Ngoài ra, ngân sách xây dựng còn bao gồm khoản vay 25 triệu Euro (27 triệu USD) khác từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu và 22,5 triệu Euro (24,3 triệu USD) do Serbia cung cấp.
Tin liên quan |
Khủng hoảng năng lượng: Có thể 'sống tốt' không cần khí đốt Nga, vì sao Áo vẫn nhận hàng từ Gazprom? |
Việc khai trương đường ống dẫn khí mới cho phép quốc gia Balkan này đa dạng hóa nguồn cung khí đốt và giảm sự phụ thuộc vào Nga.
Bộ trưởng Năng lượng Serbia Dubravka Djedovic Handanovic chia sẻ: “Với kết nối này, chúng tôi đang đảm bảo nguồn cung khí đốt thay thế Nga”.
Cũng theo Bộ trưởng trên, dự án này giúp định vị Serbia là nhà cung cấp khí đốt ở Trung và Đông Âu, cũng như đẩy mạnh quá trình khí hóa hơn nữa ở phía Nam Serbia.
Trước đó, ngày 15/11, Serbia ký với Azerbaijan thỏa thuận mua 400 triệu m3 khí đốt mỗi năm kể từ năm 2024.
Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev thông tin: “Nếu vào năm 2021, xuất khẩu khí đốt của chúng tôi sang châu Âu đạt hơn 8 tỉ m3 thì năm nay sẽ đạt khoảng 12 tỉ m3".
Theo ông Aliyev cho biết, trong tổng lượng khí đốt Azerbaijan, một nửa là giao cho các nước châu Âu.
| Mỹ sẽ tiếp tục 'mạnh tay' với năng lượng Moscow; Đại sứ Nga nói vẫn còn nhiều người bạn ở Đức Mới đây, ông Geoffrey Pyatt, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách tài nguyên năng lượng nói rằng, nước này sẽ tiếp tục các biện ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Có thể 'sống tốt' không cần khí đốt Nga, vì sao Áo vẫn nhận hàng từ Gazprom? Tập đoàn năng lượng nhà nước Áo OMV AG có hợp đồng dài hạn với Tập đoàn Gazprom, buộc công ty này phải mua khí ... |
| 'Cai nghiện' khí đốt Nga, EU phải trả thêm gần 200 tỷ USD; LNG Moscow đi đường vòng Dữ liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy, Liên minh châu Âu (EU) đã phải trả thêm ít nhất 199 tỷ ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/12): EU vẫn chưa thể đoạn tuyệt khí đốt Nga, Mỹ vững vị trí ‘ông lớn’ năng lượng, vốn FDI vào Đức tăng Lượng khí tự nhiên hóa lỏng EU nhập từ Nga cao kỷ lục, Mỹ đang trên đà trở thành nước sản xuất và xuất khẩu ... |
| Canada sẽ giới hạn lượng khí thải từ dầu mỏ và khí đốt Ngày 7/12, Canada đã công bố chính sách mới, quy định ngành dầu mỏ và khí đốt sẽ phải cắt giảm 1/3 lượng khí thải ... |