Shangri-La 13: Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực

Với một loạt hành động đơn phương khẳng định chủ quyền bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc đã bị chỉ trích mạnh mẽ tại Đối thoại Shangri-La
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Nhật Bản Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 13.

Từ ngày 30/5-1/6, Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 đã diễn ra với sự tham gia của hơn 450 đại biểu bao gồm nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng quốc phòng, quan chức quân sự cao cấp, chuyên gia an ninh và đối ngoại từ nhiều nước trong và ngoài khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những căng thẳng chiến lược tiềm ẩn trong khu vực đã làm nóng bầu không khí bao trùm hội nghị với tiêu điểm là các cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải gắn với cách hành xử đơn phương của Trung Quốc.

Từ lời qua tiếng lại

Trong vòng sáu tháng qua, trước hàng loạt hành động đơn phương của Trung Quốc, những căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền biển đảo tại khu vực ngày càng tăng cao, trở thành mối lo ngại chung của các nước. Với việc thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không ADIZ tại biển Hoa Đông, hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành xây dựng tại bãi đá ngầm tranh chấp với Philippines và đưa hai máy bay áp sát máy bay giám sát của Nhật Bản, Trung Quốc đã trở thành đối tượng chủ yếu trong các bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La.

Trong phát biểu dẫn đề, Thủ tướng Nhật Bản Abe đã chỉ trích "các nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng thông qua vũ lực hoặc cưỡng ép", đồng thời yêu cầu các nước phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Thực tế, bài phát biểu của Thủ tướng Abe đã không dưới 20 lần nhắc đến yêu cầu này.

Cùng với Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng mạnh mẽ bày tỏ quan điểm lên án Trung Quốc, tuyên bố nước này đã "tiến hành những hành động đơn phương, gây bất ổn nhằm khẳng định những tuyên bố chủ quyền" trên Biển Đông.

Để đáp lại, Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đã buộc tội ông Abe và ông Hagel kết hợp với nhau, sử dụng bài phát biểu để tấn công Bắc Kinh và điều này là "không thể chấp nhận được", "khiêu khích", "đầy tính hăm dọa" và đi ngược lại với tinh thần của Đối thoại.

Các nước khác như Singapore, Anh, Pháp, Australia cũng bày tỏ quan ngại đối với các căng thẳng tại khu vực. Đặc biệt, đối với sự việc giàn khoan Hải Dương 981, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng phát cho rằng mặc dù Việt Nam có thể sẽ sử dụng công cụ pháp lý khi giải pháp đàm phán không mang lại kết quả nhưng Việt Nam vẫn luôn mong muốn giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại.

Có thể thấy, những xung đột trên Biển Đông và biển Hoa Đông gần đây đã làm không khí Đối thoại Shangri-La nóng lên một cách bất thường. Trong khi các kỳ đối thoại trước, một vấn đề nóng chứa đựng các bất đồng thường chỉ được đề cập một cách ôn hòa, thì năm nay các đại biểu đã không ngần ngại nói thẳng quan điểm của mình.

Đến những căng thẳng chiến lược sâu xa

Vượt trên vấn đề chủ quyền biển đảo, những bất đồng tại Shangri-La 13 lần này thể hiện những tranh giành mang tính chiến lược giữa các nước lớn, chủ yếu xuất phát từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và thứ hai khu vực, dường như sẽ không "để yên" cho Trung Quốc "trỗi dậy hòa bình" nữa mà sẽ "đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn trong việc bảo đảm hòa bình ở châu Á và trên thế giới". Một trong những biện pháp để thay đổi mục tiêu đó là tăng cường xây dựng mối quan hệ an ninh chặt chẽ với ASEAN - vốn được coi là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Quốc. Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật Bản đã quyết định cung cấp tàu tuần tra cho Philippines và Indonesia, đồng thời đang tiến hành các khảo sát cần thiết để cung cấp những tàu tương tự cho Việt Nam.

Mỹ, cường quốc số 1 trên thế giới, vốn đang loay hoay xoay trục sang châu Á, cũng trấn an các đồng minh bằng những tuyên bố mạnh mẽ tại Shangri-La. Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel tuyên bố Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp nhưng "kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào đe dọa, ép buộc hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định những tuyên bố" và sẽ" giữ vững quan điểm trên khi những trật tự quốc tế cơ bản bị thách thức." Tuyên bố trên của ông Hagel đã phần nào tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực.

Về phần mình, Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ không chịu ngồi yên trước nỗ lực kiềm chế của Mỹ và Nhật Bản. Tại Shangri-La, các đại biểu Trung Quốc đã phản đối những hành động mà họ coi như là "sự can thiệp vào công việc nội bộ và thống trị an ninh ở khu vực" của Mỹ và Nhật. Với sự vươn lên về kinh tế và quân sự, Trung Quốc đang theo đuổi mục tiêu chiếm vị thế số 1 tại khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đã không có được các lý lẽ và hành động thuyết phục để thể hiện vị thế của mình. Thay vào đó, nước này đã sử dụng các hành động hung hăng, gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế và làm mất niềm tin của các nước láng giềng.

Phạm Diệu My
Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao



 

Đọc thêm

Họa sĩ nhí mở Triển lãm tranh gây quỹ ủng hộ vùng cao

Họa sĩ nhí mở Triển lãm tranh gây quỹ ủng hộ vùng cao

Triển lãm tranh cá nhân có chủ đề 'Thần linh và Ác quỷ của họa sĩ nhí Phạm Đức Long với mục đích gây quỹ ủng hộ những hoàn cảnh ...
Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước đi lên trong khi thế giới giảm nhẹ. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Kết quả bóng đá hôm nay 24/12 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 24/12 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 24/12. KQBĐ hôm nay của Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, ...
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) ...
Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm ‘Miền thương’ ghi lại vẻ đẹp dung dị của thiên nhiên, cuộc sống và con người

Triển lãm 'Miền thương' của nhóm hoạ sĩ Trần Thị Trường, Lê Thiếu Ngân, Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Bá Thanh vừa khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt ...
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động