Siêu trăng xuất hiện vào tối 3/12 là siêu trăng đầu tiên và duy nhất của năm 2017. Mặt trăng tiến gần Trái đất thêm 26.500km so với khoảng cách thông thường.
Siêu trăng mọc lên từ sau chùa Uppatasanti ở thủ đô Naypyidaw, Myanmar. Mặt trăng lớn nhất và sáng nhất trong năm nay đã thắp sáng bầu trời vào tối 3/12 khi nó ở điểm gần nhất trong quỹ đạo quanh Trái đất. (Nguồn: AP)
Toà nhà quốc hội Mỹ với nền bầu trời siêu trăng được quan sát từ Arlington, bang Virginia. Theo Mirror, thực ra đã có 3 siêu trăng trong năm nay nhưng tất cả đều trùng hợp với giai đoạn "trăng non" nên đây sẽ là siêu trăng đầu tiên có thể quan sát được. (Nguồn: Guardian)
Bầu trời đêm ở khu vực tu viện cổ Whitby, vùng Yorkshire ở Anh. (Nguồn: PA)
Ảnh chụp máy bay bay qua nền trời siêu trăng ở Van, Thổ Nhĩ Kỳ, vào đêm 3/12. (Nguồn: AFP)
Quarzt cho biết siêu trăng năm nay lớn hơn 7% và sáng hơn 16% so với trăng tròn thông thường. Người xem có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường. (Nguồn: AP)
Mặt trăng mọc trong đêm 3/12 ở Srinagar, “thủ phủ mùa Hè” của khu vực Kashmir do người Ấn Độ quản lý. (Nguồn: AFP)
Siêu trăng mọc từ sau ngọn hải đăng ở San Maurizio, Italy. (Nguồn: Guardian)
Bầu trời đêm 3/12 ở vùng Buffalo nước Mỹ. Thời điểm tốt nhất để quan sát siêu trăng là ngay sau khi trăng lên và trước khi Mặt trời mọc, lúc Mặt trăng ở ngay trên đường chân trời. (Nguồn: AP)
Mặt trăng mọc ở vùng Huddersfield, Tây Yorkshire ở Anh. Mặt trăng xuất hiện lớn nhất và sáng nhất khi so sánh với các vật thể khác như tòa nhà hoặc tán lá. (Nguồn: PA)
Mặt trăng lên cao trong đêm ở Toronto, Canada. Siêu trăng xảy ra khi trăng tròn trùng với cận điểm của Mặt trăng trong quỹ đạo quay quanh Trái đất. Khi đó, Mặt trăng có thể lớn hơn tới 14% và sáng hơn tới 30% so với thông thường. (Nguồn: AP)
Người dân theo dõi siêu trăng từ sân vận động ở Monterry, Mexico. (Nguồn: Guardian)
Quan sát siêu trăng mọc từ thị trấn ven biển South Shields, vùng River Tyne ở Anh. (Nguồn: PA)
Người dân Nhật ngắm siêu trăng tại một công viên giải trí ở Tokyo. (Nguồn: Guardian)
Đêm siêu trăng tại bầu trời ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Siêu trăng thường xảy ra mỗi năm một lần nên các nhà khoa học không quá hào hứng với sự kiện này. (Nguồn: Guardian)
Nhà thờ Hồi giáo Sheikh Zayed ở Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất, đêm 3/12. (Nguồn: AFP)