TIN LIÊN QUAN | |
Washington: Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc 'quá nhỏ so với Nga và Mỹ' | |
Tổng thống Putin: Quan hệ Nga-Trung Quốc đạt mức độ cao chưa từng thấy |
Mỹ đang muốn lôi kéo Nga để chống Trung Quốc. (Nguồn: Global Times) |
Washington hy vọng sẽ chia rẽ liên minh giữa Moscow và Bắc Kinh và lôi kéo Nga đứng về phía Mỹ trong cuộc đối đầu này.
Theo FT, trong 3 năm qua, Nga đã mất đi vị thế là đối thủ chính của Mỹ, và vai trò này đã chuyển sang Trung Quốc.
Tờ báo lưu ý rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất, cả trên khía cạnh công nghệ cũng như vũ khí, dù thực tế Nga đã “trực tiếp thách thức trật tự thế giới của phương Tây” khi sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Quan hệ hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh đã được tăng cường sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt do Nga sáp nhập Crimea.
Trong một số lĩnh vực, Mỹ đang trông mong Nga sát cánh với Mỹ để chống Trung Quốc. Điều này không chỉ do sự đổi ngôi nói trên mà còn có các dấu hiệu gián tiếp cho thấy mối liên hệ giữa Moscow và Bắc Kinh không bền chặt như thoạt nhìn ban đầu.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo ngày 23/7 đã thừa nhận ý muốn lôi kéo Moscow vào một cuộc đối đầu với Bắc Kinh. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Bigoon trước đây cũng đã từng nói với FT, Mỹ nên linh hoạt hơn và tìm ra lỗ hổng trong quan hệ giữa Nga và Trung Quốc. Theo ông Bigoon, hai nước này đều quyết tâm thách thức Mỹ.
Về phần mình, ông Elbridge Colby, người trước đây từng giữ một vị trí cao tại Lầu Năm Góc, chỉ ra rằng Washington nên giảm số lượng các kích động trong quan hệ với Moscow để đạt được mục đích khiến quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trở nên lạnh nhạt.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, lưu ý rằng Mỹ đã quyết định “kích động một cuộc đụng độ công khai nào đó giữa Nga và Trung Quốc. Và tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng họ sẽ không thành công”.
Thực tế cho thấy, quan hệ Nga-Trung Quốc vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bỏ qua hội nghị trực tuyến như một phần trong Sáng kiến Vành đai và Con đường. Thay vào đó, đại diện của Nga tại hội nghị này chỉ là Đại sứ Nga tại Trung Quốc Kirill Barsky.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích nhận định, thật ngây thơ khi tưởng tượng rằng Washington có thể lôi kéo Moscow chống lại Bắc Kinh.
Trong khi đó, theo Bobo Lo, cựu Phó Đại sứ Australia tại Nga và hiện là chuyên viên Viện Lowy của Australia, việc Nga duy trì trật tự thế giới hiện nay hầu như không đem lại lợi ích cho nước này, trong khi Trung Quốc là nước hưởng lợi chính và chỉ tìm cách chỉnh sửa một chút tình hình là có vị thế đáng kể hơn.
Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang ngày càng căng thẳng, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp Covid-19.
Tổng thống Trump đã cáo buộc Bắc Kinh reo rắc dịch Covid-19 và gọi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là “con rối” trong tay lãnh đạo Trung Quốc. Sau đó, Tổng thống Mỹ quyết định từ chối đóng góp tài chính cho WHO và yêu cầu cơ quan này chứng minh quan điểm độc lập với Trung Quốc.
| Vụ Mỹ yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc: Nga nói gì? TGVN. Ngày 3/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã lên tiếng về quyết định của Mỹ bất ngờ yêu cầu đóng ... |
| Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ ‘ngây thơ’ khi quan sát lợi ích của Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực TGVN. Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 22/7 cho rằng Mỹ và các đồng minh đã phản ứng quá chậm chạp trước các lợi ích của ... |
| Kiểm soát vũ khí: Mỹ nhất trí ngồi vào bàn đàm phán với Nga, quyết không 'buông tha' Trung Quốc TGVN. Ngày 8/6, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí Marshall Billingslea thông báo, Mỹ và Nga đã đạt thỏa ... |