Sóng gió trong quan hệ Anh-Pháp và câu chuyện niềm tin

Hồng Vân
Trong một động thái nhằm "hạ nhiệt" căng thẳng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã yêu cầu nhóm phụ tá không trả đũa những gì mà London coi là hành động khiêu khích gần đây từ Paris.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Câu chuyện niềm tin gây sóng gió cho mối quan hệ Anh-Pháp
Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) và Tổng tống Pháp Emmanuel Macron gặp mặt ngày 18/6/2020 nhân dịp lễ kỷ niệm 80 năm ngày tướng Charles de Gaulle kêu gọi chống phát xít Đức. (Nguồn: Reuters)

Quan hệ Anh-Pháp và cuộc chiến ngôn từ

Theo tờ Financial Times, Thủ tướng Anh Boris Johnson tin rằng, ông Macron sẽ tiếp tục nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai và vì vậy ông muốn chuẩn bị cơ sở cho mối quan hệ tốt đẹp hơn thông qua một hiệp ước Anh-Pháp mới, sau khi ông Macron giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 4 năm tới.

Theo một số nhà ngoại giao, việc ông Macron gán cho ông Johnson biệt danh "gã hề" trong cuộc tranh cãi gay gắt giữa hai bên về cách giải quyết vụ việc 27 người di cư thiệt mạng vào tháng trước khi cố gắng vượt qua Eo biển Manche để đến Anh, ý tưởng về một liên minh Anh-Pháp hậu bầu cử có vẻ xa vời.

Tổng thống Pháp còn coi Thủ tướng Johnson là không "nghiêm túc" và"gây thù chuốc oán" với Paris về một loạt vấn đề - ngoài vấn đề người di cư là Brexit và quan hệ đối tác an ninh mới giữa Australia, Mỹ và Anh (AUKUS).

Tuy nhiên, số 10 Phố Downing đã không phản bác lại những bình luận của ông Macron được đăng tải trên tờ báo châm biếm của Pháp Le Canard. Thay vào đó, xứ sở sương mù chỉ đưa ra yêu cầu khiêm tốn là mọi người cần lựa chọn ngôn từ “cẩn thận”, sau khi ông Macron nói rằng, việc xử lý các thỏa thuận thương mại hậu Brexit cho Bắc Ireland là vấn đề “chiến tranh và hòa bình cho Ireland”.

Anh cũng không phản ứng mạnh mẽ đối với tuyên bố vào tuần trước của Bộ trưởng châu Âu của Pháp, Clément Beaune, rằng những người di cư bị thu hút đến Anh bởi một mô hình kinh tế của “chế độ nô lệ thời hiện đại”.

Tuy nhiên, một số nhà ngoại giao vẫn cho rằng, đã quá muộn để Anh có thể làm dịu căng thẳng giữa hai bên, hoặc Thủ tướng Johnson đã ảo tưởng khi nghĩ rằng, các cuộc tấn công nhằm vào Anh của ông Macron chỉ là một thủ đoạn tranh cử.

Tin liên quan
Hậu AUKUS: Lãnh đạo Mỹ-Pháp gặp mặt, London gọi Paris là đồng minh thân cận Hậu AUKUS: Lãnh đạo Mỹ-Pháp gặp mặt, London gọi Paris là đồng minh thân cận

Bởi một thực tế là mặc dù các bình luận của ông Macron thu hút truyền thông Anh, song lại rất ít được quan tâm ở Pháp. Ngoài tranh chấp trong việc Anh cấp giấy phép cho ngư dân Pháp hoạt động trong vùng biển nước này, truyền thông Pháp tập trung nhiều hơn vào Covid-19, nhập cư và quan hệ với Đức.

Cựu Đại sứ Anh tại Paris, Peter Westmacott, cho biết: “Tôi không nghĩ rằng người Pháp chú ý tới những gì đang diễn ra ở Anh như chúng ta đang quan tâm về những gì đang xảy ra tại Pháp. Tôi không nghĩ rằng điều này giúp ông Macron giành được phiếu bầu”.

Nhưng những người trong cuộc ở Phố Downing không đồng tình với lập luận này. Ông Johnson và nhóm phụ tá cho rằng, quan hệ London-Paris sẽ tiếp tục rạn nứt trong vài tháng tới, dù khả năng ông Macron tái đắc cử có thể mang đến cơ hội cho một khởi đầu mới.

Mặt khác, đã có những dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng trong những ngày gần đây.

Thứ nhất là sự công nhận rằng, hai quốc gia có những ràng buộc về địa lý, kinh tế và an ninh để cùng hợp tác.

Thứ hai là việc đảo thuộc địa của Hoàng gia Anh, Guernsey, đã cấp 40 giấy phép đánh bắt cho các tàu thuyền của Pháp.

Đây là những chỉ dấu cho thấy, cuộc tranh chấp bắt đầu dịu đi, mặc dù chưa kết thúc.

Việc Pháp đe dọa tăng cường kiểm tra hàng hóa của Anh qua Eo biển Manche để trả đũa là lời nhắc nhở về cách Paris có thể nhanh chóng làm tắc nghẽn các tuyến đường thương mại của London, nếu muốn.

Trong khi đó, Thủ tướng Pháp Jean Castex tuần trước đã viết thư cho người đồng cấp Johnson, đề xuất một khuôn khổ hợp tác mới giữa Anh và EU để giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư vượt Eo biển Manche bằng thuyền.

Tuy nhiên, việc ông Castex, thay vì ông Macron, là người liên lạc với ông Johnson, là dấu hiệu cho thấy tình hình không mấy khả quan của mối quan hệ giữa hai nước.

TIN LIÊN QUAN
Dịch Covid-19: Biến thể Omicron và những kịch bản 'đau đầu' đối với tăng trưởng toàn cầu

Mong đợi vào sự khởi đầu mới

Các đồng minh của ông Johnson cho rằng, hai bên có khả năng cải thiện quan hệ thông qua một hiệp ước song phương mới sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Pháp kết thúc.

Theo giới chức Anh, hiệp ước này có thể tập trung vào hợp tác quốc phòng và an ninh, là lĩnh vực mà hai bên vẫn đang hợp tác tốt, song cũng bao gồm các lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn hóa.

Các lĩnh vực quốc phòng đang được phía Anh xem xét bao gồm hoạt động tàu sân bay, hợp tác hạt nhân, và khả năng Anh và Pháp hợp tác chặt chẽ hơn ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với Bộ tứ, gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.

Tuy nhiên, cựu Đại sứ Anh tại Pháp Peter Ricketts cho biết, có khoảng cách lớn giữa ý tưởng về một hiệp ước mới và cách hai chính phủ hiện đang đối xử với nhau.

Những căng thẳng liên quan tới những nỗ lực của Thủ tướng Anh Boris Johnson nhằm viết lại các nội dung liên quan tới Bắc Ireland trong thỏa thuận Brexit có thể bùng phát trở lại vào đầu năm tới nếu Anh tìm cách đình chỉ các thỏa thuận thương mại cho Bắc Ireland.

Tại Paris, chính quyền của Tổng thống Macron nghi ngờ ý tưởng về một hiệp ước mới. Đối với ông Macron, một vấn đề quan trọng hơn nhiều là liệu Anh có thể một lần nữa chứng tỏ là đối tác đáng tin cậy mà Pháp mong muốn sau Brexit hay không.

Trong khi đó, các nhà ngoại giao đặt câu hỏi, ngay cả khi ông Macron tái đắc cử vào tháng 4 tới, liệu hai bên có thể thiết lập được một liên minh mới hay không, khi mà Tổng thống Pháp không tin tưởng sâu sắc vào Thủ tướng Johnson?

Giữa căng thẳng Anh-Pháp, EU 'nhắn nhủ' London phải 'tự lo thân'

Giữa căng thẳng Anh-Pháp, EU 'nhắn nhủ' London phải 'tự lo thân'

Ngày 27/11, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Margaritis Schinas cho rằng, Anh đã rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) nên phải tự ...

Sau thảm kịch di cư, Pháp khẳng định tôn trọng thỏa thuận biên giới Le Touquet với Anh

Sau thảm kịch di cư, Pháp khẳng định tôn trọng thỏa thuận biên giới Le Touquet với Anh

Bộ Ngoại giao Pháp ngày 25/11 ra tuyên bố khẳng định thỏa thuận Le Touquet về quản lý biên giới giữa nước này và Anh ...

(theo Financial Times)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng di cư

Xem nhiều

Đọc thêm

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Tháng 4/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã công bố hiệu quả điều trị bệnh mất ngủ của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh. Với những kết quả ...
XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4. SXMB 26/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 26/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. xổ số hôm nay 26/4. SXMT ...
XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4 - xổ số hôm nay 26/4. kết quả xổ số miền Nam 26/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 26 tháng 4. xổ số miền Nam thứ ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động