Ban tổ chức hy vọng có thể áp dụng công nghệ thực nghiệm này để cải thiện đáng kể chất lượng không khí trong thành phố.
Ấn Độ là nơi có 14 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Năm 2017, khói từ hoạt động đốt rác thải và hàng nghìn loại pháo đã tạo thành một màn sương mù độc hại bao trùm lên thủ đô New Delhi và phần lớn miền Bắc Ấn Độ.
Vận động viên tham gia Giải chạy New Delhi 2018. (Nguồn: Reuters) |
Sau khi các chuyên gia y tế kêu gọi hoãn giải chạy bán marathon New Delhi năm nay, ban tổ chức đã đáp lại bằng việc tổ chức sớm hơn vào tháng 10 này, cách xa lễ hội Diwali vào tháng 11 tới, thời điểm người dân thường đốt nhiều pháo.
Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng áp dụng biện pháp tạo hơi nước dọc đường chạy dài hơn 20km để giảm bụi lơ lửng trong mùa Đông, trong đó có cả các chất phản ứng từ ngành công nghiệp khai mỏ.
Ngoài ra, họ còn sử dụng sóng UHF để làm sạch các hạt bụi cỡ 2,5 micron (PM2.5), loại hạt gây viêm phổi và hủy hoại hệ hô hấp.
Giám đốc điều hành Procam International, đơn vị tổ chức giải, ông Vivek Singh bày tỏ vui mừng: "Thật là một ngày tuyệt vời với bầu trời trong xanh và không có sự cố nào liên quan đến ô nhiễm đối với 35.000 người tham gia".
Ông khuyến cáo chính quyền thành phố nên sử dụng công nghệ UHF để giảm thiểu ô nhiễm.
Công nghệ này do công ty Devic Earth có trụ sở tại Bangalore chế tạo.
Ông Singh nhấn mạnh công nghệ này đã chứng tỏ hiệu quả, giúp giảm ô nhiễm ít nhất 30% trong thời gian diễn ra giải chạy.