Khoảng 6 tháng sau khi thắt chặt các hướng dẫn về chất lượng không khí, ngày 4/4, WHO đã đưa ra bản cập nhật cho cơ sở dữ liệu về chất lượng không khí dựa trên thông tin từ nhiều thành phố, thị trấn và làng mạc trên toàn cầu.
99% dân số toàn cầu đang hít thở không khí kém chất lượng
Hiện nay đã có thông tin từ hơn 6.000 thành phố trên khắp thế giới. WHO cho biết, 99% dân số toàn cầu đang hít thở không khí kém chất lượng và thường chứa đầy các hạt bụi có thể xâm nhập sâu vào phổi, tĩnh mạch, động mạch và gây nên nhiều bệnh về đường hô hấp.
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Ấn Độ. |
Chất lượng không khí ghi nhận kém nhất ở các khu vực phía Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á, tiếp theo là châu Phi.
Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Cơ quan Môi trường, biến đổi khí hậu và sức khỏe của WHO, cho biết: “Sau khi vượt qua đại dịch, không thể chấp nhận được khi vẫn có 7 triệu ca tử vong có nguyên nhân sâu xa từ ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, quá nhiều khoản đầu tư của chúng ta vẫn bị chìm vào một môi trường ô nhiễm hơn là không khí trong lành”.
Lời kêu gọi khẩn cấp
Nitrogen dioxide (NO2) bắt nguồn chủ yếu từ quá trình đốt cháy nhiên liệu do con người tạo ra, chẳng hạn như thông qua khí thải từ các phương tiện giao thông, và phổ biến nhất ở các khu vực thành thị.
Theo WHO, phơi nhiễm NO2 có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn và các triệu chứng như ho, khò khè và khó thở, khiến nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu. Nồng độ NO2 cao nhất được ghi nhận ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải.
Ngày 4/4, tại đảo Cyprus thuộc khu vực trên đã hứng chịu nồng độ bụi cao trong khí quyển suốt ba ngày liên tiếp, trong đó, một số thành phố tại đây có mức tăng gần 4 lần so với mức bình thường (50 microgam/m2).
Giới chức cho biết, các hạt bụi mịn siêu nhỏ này có thể đặc biệt gây hại cho trẻ nhỏ, người già và người ốm yếu. Chúng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như hoạt động giao thông, nhà máy điện, đốt chất thải, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các nguồn tự nhiên như bụi sa mạc.
Cũng theo cơ sở dữ liệu của WHO, hai loại hại bụi mịn (PM2.5 và PM10) từ các phép đo NO2 trên mắt đất cho thấy, thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề: Ấn Độ có mức PM10 cao, trong khi Trung Quốc ghi nhận mức PM2.5 cao.
WHO cảnh báo: “Các hạt bụi mịn, đặc biệt là PM2.5, có khả năng xâm nhập sâu vào phổi và đi vào máu, gây ra các tác động đến tim mạch, mạch máu não và hô hấp. Có bằng chứng mới cho thấy bụi mịn cũng tác động đến cả các cơ quan khác và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm”.
Anumita Roychowdhury, một chuyên gia về ô nhiễm không khí tại Trung tâm khoa học và môi trường ở New Delhi nhấn mạnh sự cấp thiết của những thay đổi để chống lại ô nhiễm không khí.
Bà nói, Ấn Độ và thế giới cần phải dốc hết sức cho những thay đổi lớn nhằm hạn chế ô nhiễm không khí, bao gồm việc sử dụng xe điện, tránh sử dụng nhiên liệu hóa thạch, mở rộng quy mô năng lượng xanh và loại bỏ các loại chất thải.
Hội đồng Năng lượng, môi trường và nước (CEEW) - một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại New Delhi, nhận thấy rằng, hơn 60% lượng hạt bụi mịn PM2.5 của Ấn Độ là từ các hộ gia đình và các ngành công nghiệp.
Tanushree Ganguly, người đứng đầu chương trình về chất lượng không khí của CEEW, đã kêu gọi hành động nhằm giảm lượng khí thải từ các ngành công nghiệp, ô tô, đốt sinh khối và năng lượng.
Bà nhấn mạnh: “Chúng ta cần ưu tiên cho các hộ gia đình tiếp cận năng lượng sạch và thực hiện các biện pháp tích cực để làm sạch lĩnh vực công nghiệp".
| Ứng dụng AirVisual cảnh báo mức không khí ô nhiễm rất cao ở Hà Nội TGVN. Hệ thống cảm biến chất lượng không khí PAM Air và ứng dụng AirVisual đều cảnh báo chất lượng không khí ở mức "Rất ... |
| Hơn 90% trẻ em trên thế giới hít thở không khí ô nhiễm hàng ngày Thông tin vừa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra trong Báo cáo “Ô nhiễm không khí và Sức khỏe trẻ em: ... |