Bão cát lớn bất ngờ, Trung Quốc đau đầu vì ô nhiễm không khí

DUY QUANG
TGVN. Dù chính phủ Trung Quốc đã đạt được những bước tiến lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm, nhưng một trận bão cát bắt nguồn từ phía Bắc và sự phục hồi của ngành công nghiệp đã khiến Bắc Kinh hứng chịu trận bão cát lớn nhất mười năm qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 15/3, Bắc Kinh chìm trong làn khói dày đặc màu vàng, mức độ ô nhiễm cũng tăng vọt. Nguyên nhân là trận bão cát tồi tệ nhất thập niên đổ xuống thủ đô của Trung Quốc, bắt nguồn từ sa mạc Gobi. Cơn bão còn bao phủ tới 11 tỉnh, thành khác ở phía Bắc, bao gồm Tân Cương, Nội Mông, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Cam Túc, Ninh Hạ, Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Bắc và Thiên Tân.

Trận bão cát kỷ lục khiến Bắc Kinh chìm trong màn khói màu vàng, mà nhiều người miêu tả như “ngày tận thế”. (Nguồn: Reuters)
Trận bão cát kỷ lục khiến Bắc Kinh chìm trong màn khói màu vàng, mà nhiều người miêu tả như “ngày tận thế”. (Nguồn: Reuters)

Ô nhiễm tăng cường

Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc kêu gọi người dân trong vùng bị ảnh hưởng đóng hết các cửa, đeo khẩu trang, kính bảo hộ để bảo vệ bản thân khỏi cát và bụi. Cơ quan này cũng đã phát cảnh báo vàng trong ngày. Trung Quốc có hệ thống cảnh báo ô nhiễm không khí gồm bốn cấp mã màu, trong đó màu đỏ là nghiêm trọng nhất, tiếp theo là cam, vàng và xanh lam.

Tại Bắc Kinh, với dân số 21,7 triệu người, chính quyền yêu cầu các trường học hủy bỏ các hoạt động thể thao và sự kiện ngoài trời, đồng thời khuyến cáo người dân không nên ra đường.

Ngoài ra, hàng trăm chuyến bay cũng bị hủy do thời tiết quá xấu, gió lớn và tầm nhìn hạn chế, có nơi xuống tới mức 500m.

Chất lượng không khí ở Bắc Kinh vốn đã kém do mức độ ô nhiễm cao, nhưng khi bão cát ập đến, chất lượng không khí tại đây giảm mạnh, nguy hiểm tới sức khỏe người dân. Sáng 15/3, chỉ số chất lượng không khí tại thủ đô Bắc Kinh ở ngưỡng cao nhất 500.

Mức độ bụi mịn PM2.5 (loại bụi mịn có thể xâm nhập cơ thể người) tăng vọt lên 732 microgam/m3 vào 9h sáng. Mức PM2.5 tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt ra là 25 microgam/m3. Ở Bắc Kinh, mức độ bụi mịn PM10 thường gây bệnh hô hấp đã tăng gấp 180 lần so với chuẩn an toàn tối đa của WHO. Theo Bloomberg, đây là những chỉ số tồi tệ nhất tại Trung Quốc trong bốn năm qua.

Nguyên nhân và giải pháp

Từ lâu, Bắc Kinh luôn được coi là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Trong những tuần gần đây, Bắc Kinh và các khu vực xung quanh phải hứng chịu mức độ ô nhiễm tương đối cao. Trong dịp Tết Nguyên đán, chính quyền Bắc Kinh phát cảnh báo vàng về ô nhiễm không khí nặng .

Chính vì tình hình này, chính phủ đã phải tăng cường các nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này và biến nó thành một trong những chính sách trọng tâm thời gian qua. Theo New York Times, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần kêu gọi thực hiện một cuộc “cách mạng xanh” và trong năm ngoái, ông cam kết rằng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nỗ lực giảm lượng khí thải carbon, vốn góp phần gây ra biến đổi khí hậu.

Trung Quốc có nhiều hành động thực tế như cho trồng nhiều cây cối, bụi rậm ở các hoang mạc, phạt tiền thật nặng đối với các doanh nghiệp không tuân thủ biện pháp bảo vệ môi trường… Kể từ năm 2000, chính phủ Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ USD cho việc phòng chống bão cát, đồng thời lắp đặt các vệ tinh để theo dõi bão cát và cảnh báo trước cho các cơ quan thời tiết. Những nỗ lực đó đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí, đặc biệt là khu vực xung quanh thủ đô.

Chuyện bão cát vào mùa Xuân không còn lạ đối với người dân Bắc Kinh, khi cát từ sa mạc phía Tây thổi về phía Đông. Thậm chí, bão cát còn có thể ảnh hưởng đến các quốc gia lân cận như Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, trận bão cát lần này thực sự là một hiện tượng thời tiết cực đoan kỳ lạ, dữ dội nhất, và có phạm vi ảnh hưởng rộng nhất ở Trung Quốc trong thập niên qua.

Ông Zhang Bihui thuộc Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc cho biết, trận bão cát là do tác động kết hợp của nhiệt độ cao và lượng mưa khan hiếm ở Mông Cổ và vùng Tây Bắc Trung Quốc, cũng như do ảnh hưởng từ cơn lốc lớn tại Mông Cổ, mang theo gió lớn từ Tân Cương đến miền Bắc Trung Quốc.

Cũng có ý kiến cho rằng, việc khởi động lại ngành công nghiệp thời hậu Covid-19, cùng với ảnh hưởng cực đoan của biến đổi khí hậu tại vùng Bắc Trung Quốc và những cơn bão mùa đông muộn, là thủ phạm chính gây nên trận bão cát lịch sử này.

“Trận bão cát này cho thấy Trung Quốc vẫn có khả năng hứng chịu những trận bão cát nghiêm trọng như vậy trong điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt hoặc không thuận lợi”, ông Zhang nhận định.

Với những gì xảy ra trong tháng vừa qua, ô nhiễm không khí tiếp tục là một thách thức đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khi các quan chức tiếp tục ưu tiên phát triển kinh tế, trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang cố phục hồi từ cuộc khủng hoảng gây ra bởi đại dịch Covid-19.

TIN LIÊN QUAN
Đối thoại Mỹ-Trung Quốc: Truyền thông Trung Quốc nói Mỹ suy diễn lệch lạc về sự trỗi dậy kinh tế của Bắc Kinh
Bắc Kinh chìm trong bão cát lịch sử, Trung Quốc lại 'báo động đỏ' về ô nhiễm môi trường
Hình ảnh trận bão cát 'kinh khủng' nhất 10 năm qua ở Bắc Kinh
Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc là 'thử thách địa chính trị lớn nhất' trong thế kỷ, Washington sẵn sàng đối đầu khi cần
Trung Quốc bắt đầu đàm phán không chính thức với các bên tham gia CPTPP
DUY QUANG (theo NY Times/SCMP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động