Sông Tô Lịch sẽ trở thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh?

Lê An
Sông Tô Lịch có triển vọng thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh, bên dưới là hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp với cao tốc ngầm dọc sông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chiều 7/7, UBND TP. Hà Nội phối hợp cùng Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh và xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông”.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn và Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng chủ trì Hội thảo.

Sông Tô Lịch sẽ sớm trở thành công viên lịch sử - văn hoá – tâm linh?
Hội thảo thu hút sự tham gia của đông đảo đại biểu. (Ảnh: Lê An)

Tham dự hội thảo có: Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà; Bí thư thứ hai Ban Kinh tế - Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Toriyama Jin; đại diện các ban, ngành liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, hiện nay, Hà Nội đang triển khai đề án phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô gồm: sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét và đã được UBND thành phố phê duyệt nhiệm vụ từ tháng 12.2021. Đây là một đề án triển khai Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII nhiệm kỳ 2020-2025 về xử lý vấn đề môi trường.

Đặc biệt, để triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố cũng đã họp và giao nhiệm vụ cho các sở, ngành và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp cận tổng thể để xử lý các nội dung liên quan đến sông Tô Lịch.

Theo định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg, Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTg, sông Tô Lịch được xác định có nhiệm vụ chính là phục vụ thoát nước cho đô thị, có chức năng là công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật thu gom nước mưa trong phạm vi lưu vực Tô Lịch để tự chảy ra sông Nhuệ.

Dự án khả thi với con sông "đang chết"

Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu nội dung đề xuất của Công ty cổ phần tập đoàn môi trường Nhật Việt (JVE GROUP) là xây dựng dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh.

Dự án bao gồm các giải pháp tổ chức cảnh quan, xử lý ô nhiễm nước, thoát nước chống ngập kết hợp với ùn tắc giao thông. Việc đề xuất tạo ra các không gian đi bộ và xây dựng các công trình nổi trên mặt sông Tô Lịch mang đậm tính văn hóa lịch sử là một ý tưởng độc đáo, có tính ứng dụng trong thực tế.

Theo Chủ tịch JVE GROUP Nguyễn Tuấn Anh, mục tiêu của dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh nhằm hiện thực hóa những nội dung về phát triển công nghiệp văn hóa cũng như mục tiêu đến năm 2030 Thủ đô Hà Nội là Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” như đã được nêu trong các nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như của Thành ủy, UBND TP. Hà Nội.

Đồng thời, dự án cũng nhằm hồi sinh dòng sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, cải tạo sông thành một điểm đến của lịch sử, văn hóa dân tộc, một công trình mang đậm nét dấu ấn nghìn năm văn hiến Thăng Long gắn với lịch sử của đất nước.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, dự án sẽ được triển khai tại lưu vực sông Tô Lịch, chiều rộng giới hạn từ mép vỉa hè hiện trạng dọc hai bên sông đến tim sông.

Chủ tịch JVE GROUP khẳng định, dự án sẽ không tác động đến khu dân cư ở 2 bên sông, không phải giải phóng mặt bằng trong quá trình thực hiện dự án; không thu hẹp lòng sông, không bê tông hóa, cứng hóa đáy sông… Ngoài ra, dự án sẽ giải quyết dứt điểm mùi hôi thối và các nguồn gây ô nhiễm cả trong và ngoài sông.

Sông Tô Lịch sẽ sớm trở thành công viên lịch sử - văn hoá – tâm linh?
Thiết kế cảnh quan hai bên Sông Tô Lịch sau khi được cải tạo. (Ảnh: Lê An)

Không nói về tổng mức đầu tư của dự án nhưng ông Tuấn cho biết, sẽ có báo cáo chi tiết trong thời gian tới. Phương án tài chính là sẽ sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ODA, một phần vốn đối ứng trong nước và một số nguồn tài chính khác.

Diện mạo mới cho di sản độc nhất vô nhị

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học nhấn mạnh sự cần thiết của việc cải tạo lại hệ thống sông nội đô, cũng như cải thiện hiệu quả hoạt động xử lý nước thải của thành phố.

Đặc biệt, các bài tham luận đều đánh giá cao giải pháp của JVE GROUP nhằm cải tạo tổng thể sông Tô Lịch thành Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh và các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập.

Đề án này được kỳ vọng không chỉ là giải pháp khắc phục tình trạng mưa ngập của Thủ đô mà còn đem lại diện mạo mới cho dòng sông Tô Lịch nói riêng và diện mạo của thành phố nói chung.

TS. Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ văn hóa và khoa học công nghệ, khẳng định, Sông Tô Lịch sau khi được bảo tồn sẽ có giá trị vô cùng to lớn với Thủ đô Hà Nội. Nó sẽ làm cho thành phố nghìn năm tuổi được tô điểm, nâng cao vị thế hơn, cũng như cứu được một di sản độc nhất vô nhị tại Thủ đô.

Ông Điệp nói: “Nếu không bảo tồn, phát huy được giá trị tiềm ẩn của dòng sông này, chúng ta sẽ có tội với lịch sử, có tội với cha ông, tổ tiên, đồng thời phải trả giá với lịch sử.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã bỏ ra nhiều tỷ USD nhằm khôi phục lại những dòng sông đã bị san lấp để làm đường cao tốc. Việc làm ấy đã giúp nâng giá trị thành phố lên nhiều lần để phục vụ xã hội, cộng đồng và không gian sinh thái, sinh hoạt văn hóa được mở rộng.

Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống cao tốc ngầm kết hợp hầm ngầm dưới đáy sông chống ngập lụt thành công, sẽ mở màn và định hướng chiến lược lâu dài để Hà Nội tiếp tục xây dựng nhiều hệ thống tương tự và tiến tới chấm dứt căn bệnh trầm kha về ngập lụt ở Thủ đô”.

Theo PGS. TS Bùi Xuân Đính, Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, dự án cần tái hiện một phần các làng xã ven sông để phản ánh lịch sử, để người vùng ven sông, nhất là thế hệ trẻ hiểu được lịch sử, cuộc sống của cha ông xưa kia. Nơi đây sẽ được xây dựng các công trình văn hóa như tranh tường gốm sứ, nhóm cụm tượng đài, sân khấu, cầu Kiều, vườn hoa… làm sống lại một dòng sông đang chết.

GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, khẳng định, đây là việc làm có giá trị mang nội hàm khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn rất cao. Đồng thời, GS Huỳnh kỳ vọng, nếu được thực hiện sớm bằng các giải pháp khoa học, phù hợp, dự án cải tạo sông Tô Lịch sẽ mang lại lợi ích to lớn về môi trường kinh tế - văn hóa xã hội cho Hà Nội.

Với ông Huỳnh, dự án là một suy nghĩ sáng tạo, trách nhiệm, minh bạch nhằm mang lại cho cảnh quan, môi sinh của Thủ đô ngày càng đẹp đẽ hơn. Việc xúc tiến các thủ tục để đầu tư và triển khai dự án này trong thời gian tới còn góp phần chào mừng dấu mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023).

GS.TS Trương Sỹ Hùng, Viện trưởng Viện Văn học Minh Triết, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng, có thể thực hiện việc hồi sinh sông Tô Lịch bằng cách dẫn nước sông Hồng vào qua trạm bơm Nhật Tân. Tức là khơi sâu lại dòng chảy trên nền cũ sông Thiên Trù, nối vào sông Tô Lịch tại Nghĩa Đô hoặc xây dựng một nhà máy lọc nước bơm từ Hồ Tây cung cấp cho sông Tô Lịch và lấy nước từ sông Hồng dẫn vào qua đường Nam Từ Liêm.

Ông Hùng nhấn mạnh: “Kết hợp những thành tựu đột phá trong khoa học kỹ thuật với các phương tiện thi công hiệu quả, nhanh, mạnh, chính xác, dự án hoàn toàn đủ năng lực thực hiện với sự giúp đỡ thiện chí của Chính phủ Nhật Bản, sự đồng thuận của lãnh đạo các cấp của Việt Nam".

Sông Tô Lịch sẽ sớm trở thành công viên lịch sử - văn hoá – tâm linh?
Diện mạo mới của sông Tô Lịch nếu trở thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh. (Ảnh: Lê An)

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cũng khẳng định, trong bối cảnh này, việc khôi phục vai trò, vị trí, chức năng của dòng sông Tô Lịch vừa giúp trở lại nhịp sống xưa, vừa hài hoà với xu thế đổi mới và phát triển của Thủ đô văn minh, hiện đại.

Dự án cải tạo sông Tô Lịch gồm các phần chính:

Hệ thống đường cao tốc ngầm hoạt động 2 chiều riêng biệt kết nối vào ra tại các điểm nút giao thông huyết mạch của Thủ đô. Hệ thống chống ngập khổng lồ bao gồm các giếng thu nước, hầm ngầm thoát nước (đặt phía dưới cao tốc ngầm) và bể điều áp khổng lồ.

Hệ thống hầm ngầm dài khoảng 11,65km bao gồm các máng thu đặt dọc một bên mép hè đường dạo dọc Công viên Lịch sử - văn hóa - tâm linh Tô Lịch, sau đó chảy vào 9 giếng thu nước được bố trí tại 9 vị trí dọc theo sông, được kết nối với nhau bởi một đường hầm ngầm có đường kính 16,8m. Hầm ngầm dẫn nước chảy về một bể điều áp khổng lồ ở cuối tuyến (gần đập Thanh Liệt).

Bể điều áp được thiết kế để chứa được hàng triệu m3 nước đáp ứng các trận mưa lớn với cường độ mưa lên tới 500mm. Nước chứa từ bể điều áp sẽ được tiêu thoát ra sông Nhuệ bằng hệ thống máy bơm với công suất 200m3/s sau khi mực nước sông Nhuệ xuống thấp để đảm bảo chống ngập.

Công viên lịch sử - văn hoá - tâm linh Tô Lịch nằm ở phía bên trên. Hai bờ kè đá hộc mái dốc hiện có sẽ được phá dỡ và xây dựng lại thành bờ kè thẳng đứng; xây dựng đường dạo dọc hai bên lòng sông tại vị trí mái dốc kè thẳng xuống để tạo không gian đi bộ, tập thể dục cho người dân.

Phía dưới đường dạo tính toán đặt các cửa tràn thu nước dẫn dòng vào hệ thống hầm ngầm chống ngập để khống chế mức nước trên sông khi có lũ hoặc khi có nguồn nước bổ cập vào sông.

Các công trình văn hoá như khu thực thể, khu tượng đài, khu văn bia… sẽ được xây nổi trên sông. Kết hợp với đó là các cầu mái vòm nối hai bờ sông với độ cong mái phù hợp để thuyền rồng chở khách du lịch có thể qua lại bên dưới thuận lợi, dễ dàng.

Việt Nam trúng cử vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể

Việt Nam trúng cử vào Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể

Ngày 6/7, tại Paris, Pháp, trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 9 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ ...

Quỹ học bổng cho sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản

Quỹ học bổng cho sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản

Quỹ học bổng Doanh nghiệp do Khoa Ngôn ngữ & Văn hoá Nhật Bản được thành lập với mong muốn khuyến khích và động viên ...

Đọc thêm

Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực

Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực

Thủ tướng đề nghị Berggruen Holdings nghiên cứu đầu tư vào một số dự án có ý nghĩa văn hóa, lịch sử; giúp quảng bá văn hóa Việt Nam ra ...
Giá vàng hôm nay 8/1/2025: Giá vàng 'bắt sóng' tăng, vai trò trú ẩn an toàn lại 'lên ngôi', có thể phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 8/1/2025: Giá vàng 'bắt sóng' tăng, vai trò trú ẩn an toàn lại 'lên ngôi', có thể phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 8/1/2025 trên thị trường thế giới bật tăng khi các nhà giao dịch cân nhắc về kế hoạch áp thuế của Tổng thống Trump.
Giá tiêu hôm nay 8/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, hơn 81% hồ tiêu nhập vào Việt Nam đến từ quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 8/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, hơn 81% hồ tiêu nhập vào Việt Nam đến từ quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 8/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Điện thăm hỏi về vụ động đất lớn xảy ra tại Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc

Điện thăm hỏi về vụ động đất lớn xảy ra tại Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi thư, điện thăm hỏi đến lãnh đạo Trung Quốc khi được tin tại Khu tự trị Tây Tạng đã xảy ra vụ động đất ...
Bổ nhiệm hai Trợ lý Chủ tịch nước Lương Cường

Bổ nhiệm hai Trợ lý Chủ tịch nước Lương Cường

Chủ tịch nước Lương Cường vừa ký Quyết định bổ nhiệm ông Cấn Đình Tài và ông Nguyễn Hoàng Anh làm Trợ lý.
Trung Quốc công bố hướng dẫn xây dựng thị trường quốc gia thống nhất

Trung Quốc công bố hướng dẫn xây dựng thị trường quốc gia thống nhất

Ngày 7/1, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) công bố hướng dẫn xây dựng Thị trường thống nhất quốc gia.
Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Pháp đóng cửa công viên hải dương học lớn nhất châu Âu

Nằm gần Antibes (Pháp), Marineland có khoảng 4.000 động vật biển thuộc 150 loài khác nhau, là công viên hải dương học lớn nhất châu Âu.
Đền Thái Vi, Ninh Bình: ‘Nét chấm phá’ giữa vùng quê Bắc Bộ

Đền Thái Vi, Ninh Bình: ‘Nét chấm phá’ giữa vùng quê Bắc Bộ

Nằm trong quần thể khu du lịch Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình, đền Thái Vi mang đến cho du khách cảm giác thư thái và yên bình.
Huế đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách trong năm 2025

Huế đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách trong năm 2025

Với nhiều sự kiện quan trọng, TP Huế đặt mục tiêu đón khoảng 4,8 - 5 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 38-40%.
Tạp chí du lịch nổi tiếng bình chọn Việt Nam vào top điểm hưởng trăng mật tiết kiệm nhất thế giới

Tạp chí du lịch nổi tiếng bình chọn Việt Nam vào top điểm hưởng trăng mật tiết kiệm nhất thế giới

Tạp chí du lịch nổi tiếng Travel + Leisure gợi ý cho các cặp đôi loạt điểm đến hưởng tuần trăng mật tiết kiệm nhất trên thế giới.
8 điểm đến ẩm thực không thể bỏ lỡ trong năm 2025

8 điểm đến ẩm thực không thể bỏ lỡ trong năm 2025

Bên cạnh những danh thắng nổi tiếng, ẩm thực làm phong phú thêm thêm hành trình khám phá và mở ra cánh cửa để du khách tìm hiểu về văn hóa, con người bản địa.
Đức tạo ‘cuộc cách mạng hành chính thực sự’ khi ra mắt nền tảng kỹ thuật số mới về thị thực

Đức tạo ‘cuộc cách mạng hành chính thực sự’ khi ra mắt nền tảng kỹ thuật số mới về thị thực

Nền tảng kỹ thuật số sẽ tạo thuận lợi cho những người trên khắp thế giới muốn xin thị thực vào Đức để làm việc, học tập hoặc đoàn tụ với gia đình.
TS. Nguyễn Phương Hòa được Italy vinh danh Huân chương Công trạng

TS. Nguyễn Phương Hòa được Italy vinh danh Huân chương Công trạng

Đây là phần thưởng cao quý nhất của Italy ghi nhận những đóng góp xuất sắc của TS. Nguyễn Phương Hòa trong việc thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa hai nước.
Tưởng nhớ và thưởng thức tài năng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto

Tưởng nhớ và thưởng thức tài năng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam sẽ trình chiếu độc quyền màn trình diễn cuối cùng của huyền thoại âm nhạc Ryuichi Sakamoto.
Tập khảo cứu về lịch sử in ấn Việt Nam

Tập khảo cứu về lịch sử in ấn Việt Nam

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản...
Liên hoan phim Ấn Độ 2025: Trải nghiệm điện ảnh độc đáo

Liên hoan phim Ấn Độ 2025: Trải nghiệm điện ảnh độc đáo

Liên hoan phim Ấn Độ 2025 tại Việt Nam không chỉ mang lại những tác phẩm điện ảnh đặc sắc, mà còn tôn vinh mối quan hệ bền chặt giữa nhân dân hai nước.
Độc đáo hương vị ẩm thực Tết cổ truyền

Độc đáo hương vị ẩm thực Tết cổ truyền

Với người sống xa nhà, những món ăn trong mâm cỗ đoàn viên vào dịp Tết cổ truyền luôn mang hương vị đặc trưng, nhớ mãi không quên.
Tôn vinh nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương

Tôn vinh nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương

Triển lãm & Art talk ‘Sự hồi sinh của nghệ thuật hiện đại ở Đông Dương’, sẽ được tổ chức nhân 100 năm ngày thành lập Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Võ cổ truyền Bình Định hướng đến di sản văn hoá thế giới

Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, Võ cổ truyền Bình Định, chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.
Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại

Gìn giữ bản sắc Chăm trong dòng chảy thời đại

Chiều 31/12, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề "Giao lưu với người Chăm: Ngôi nhà truyền thống và những biến đổi hiện nay".
Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề 'Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới'.
Nghệ thuật múa Việt Nam không ngừng đổi mới và phát triển

Nghệ thuật múa Việt Nam không ngừng đổi mới và phát triển

Tọa đàm '50 năm nghệ thuật múa Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất – Thành tựu và phát triển' đã thu hút đông đảo các chuyên gia trong cả nước.
Đắk Nông đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO lần thứ hai

Đắk Nông đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO lần thứ hai

Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông tiếp tục được UNESCO công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu lần thứ hai giai đoạn 2024-2027.
Phiên bản di động