Latvia ngày 10/8 ban bố tình trạng khẩn cấp dọc biên giới với Belarus nhằm "chặn đứng" dòng người di cư từ Belarus. (Nguồn: BBC) |
Trong 24 giờ qua, khoảng 200 người di cư đã vượt Belarus vào Latvia - quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), với 1,9 triệu dân.
Phát biểu sau khi Nội các thông qua việc áp đặt tình trạng khẩn cấp, từ ngày 11/8 đến ngày 10/11 tới, Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins cho biết việc áp đặt tình trạng khẩn cấp đồng nghĩa với việc biên giới giữa Latvia và Belarus sẽ bị đóng.
Trong khi đó, tại nước láng giềng Lithuania, Quốc hội nước này đã thông qua đạo luật “bật đèn xanh” cho việc xây dựng hàng rào dọc biên giới với Belarus. Theo đó, luật quy định dự án xây dựng hàng rào dọc biên giới, trị giá 152 triệu Euro (178 triệu USD), là ưu tiên cao của quốc gia.
Bộ trưởng Nội vụ Lithuania Agne Bilotaite khẳng định sự cần thiết phải có một đường biên giới vững chắc và đáng tin cậy sớm với Belarus.
Hầu hết người di cư từ Belarus là người Iraq. Theo Lithuania, kể từ đầu năm 2021, hơn 4.000 người di cư đã vào nước này từ Belarus.
Lithuania khẳng định sự cần thiết phải có một đường biên giới vững chắc và đáng tin cậy sớm với Belarus. (Nguồn: Reuters) |
Cũng trong ngày 10/8, người phát ngôn Ủy ban châu ÂU (EC) cho biết Liên minh châu ÂU (EU) hy vọng tình hình người di cư ở Lithuania - nước thuộc EU sẽ ổn định sau khi Iraq tạm dừng các chuyến bay từ Baghdad đến Minsk.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn EC nêu rõ: "Chúng tôi rất vui khi thấy thái độ và phản ứng mang tính xây dựng của các đối tác Iraq", cho thấy "Iraq hiểu rõ vấn đề này quan trọng như thế nào đối với EU".
Trước đó, ngày 6/8, Slovenia - nước giữ chức chủ tịch luân phiên của EU thông báo bộ trưởng nội vụ của các nước thành viên EU sẽ thảo luận về làn sóng vượt biên bất hợp pháp từ Belarus tới Lithuania tại phiên họp bất thường ngày 18/8 tới.
Thông báo có đoạn: "Với tình hình hiện nay tại biên giới Lithuania - Belarus, EU phải đối mặt với mối đe dọa an ninh nghiêm trọng và là một nhân chứng của hành động vũ khí hóa di cư bất hợp pháp được nhà nước bảo trợ ở Belarus”.
| Ba Lan và Lithuania 'cầu viện' EU đối phó Belarus, Minsk lên cót trực 'chiến' Ngày 6/8, Ba Lan và Lithuania đã kêu gọi các thiết chế châu Âu giúp họ đối phó với làn sóng di cư bất hợp ... |
| Hơn 700 người di cư được giải cứu khỏi 'tuyến đường chết chóc nhất' thế giới Ngày 1/8, Tổ chức cứu trợ người di cư SOS Mediterranee cho biết, các tàu cứu hộ trong cuối tuần qua đã cứu được hơn ... |