TIN LIÊN QUAN | |
Nghệ sỹ Việt ở Dàn Giao hưởng Quốc gia Pháp | |
“Nguyễn Hữu Nguyên và những người bạn” |
Nghệ sĩ có cảm xúc đặc biệt gì mỗi khi về biểu diễn tại quê hương?
Tôi đã về Việt Nam từ năm 1992. Nhiều năm sau đó vì lý do công việc nên tôi ít có cơ hội trở lại. Tuy nhiên, những năm gần đây, tôi đã về Việt Nam thường xuyên hơn bởi tôi nhận ra mình còn một số người thân đang sống tại Việt Nam, cũng như tôi đã làm quen, gặp gỡ rất nhiều nghệ sĩ violin tại quê hương. Có lẽ, cảm xúc đặc biệt nhất mỗi khi trở lại Việt Nam biểu diễn chính là sự gần gũi, nó khác biệt hoàn toàn với những địa điểm mà lần đầu tiên tôi đặt chân đến.
Được biết nghệ sĩ hiện sở hữu khá nhiều cây đàn cổ có giá trị. Chuyến lưu diễn tại Việt Nam lần này, hẳn ông cũng mang theo một cây đàn trong số đó?
Đúng vậy! Tôi về Việt Nam cùng với cây vĩ cầm được sản xuất từ năm 1709 bởi nhà làm đàn danh tiếng Francesco Gobetti (1675-1723). Thực ra, tôi không có thú vui hay thú chơi sưu tập đàn cổ như mọi người nói. Tất cả các cây đàn đều được tôi mua để biểu diễn chứ không nhằm mục đích sưu tập. Tôi đã may mắn được kết bạn với một số chuyên gia về violin ngay từ khi tôi còn là một thiếu niên và đã nhận thức được sự khác biệt rất lớn về chất lượng giữa những cây đàn violin mới và cũ. Tôi thích chơi các nhạc cụ cổ là bởi vì chất lượng âm thanh rất tốt và tạo ra đúng những âm thanh mà người nghệ sĩ mong muốn.
Nghệ sĩ Stéphane Trần Ngọc. |
Sinh ra và lớn lên ở Pháp, ông có thể chia sẻ một chút về gia đình của mình và suy nghĩ về cội nguồn Việt Nam?
Tôi có cha là người Việt Nam, nhưng hoàn toàn không được tiếp xúc với văn hóa Việt Nam ngay từ bé. Tôi chỉ mới có sự kết nối với quê hương vào thời gian gần đây thông qua bạn bè và những người thân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đây chính là thời điểm tôi hiểu ra mình cần phải đi tìm ý nghĩa của hai từ “nguồn cội” và nó đang lớn dần lên trong tôi theo năm tháng. Cách đây vài tháng, tôi đã bắt đầu học tiếng Việt. Mọi thứ chỉ mới bắt đầu, nhưng tiếng Việt sẽ là phương tiện giúp tôi kết nối nhiều hơn với quê hương cũng như hiểu hơn về nguồn cội của chính mình.
Từng là một trong những giảng viên violon trẻ nhất ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Lyon (Pháp), nhiều năm giảng dạy ở Học viện Âm nhạc Lawrence (Mỹ), là Trưởng Khoa dây của Trường âm nhạc London (Anh)..., ông thường có lời khuyên nào cho những bạn trẻ đi theo con đường âm nhạc cổ điển?
Violin là nhạc cụ chơi khó, cần sự lao động nghệ thuật nghiêm túc và nhẫn nại. Chúng ta đang sống trong thời đại với những áp lực quá lớn của gánh nặng cuộc sống, vì vậy có nhiều nghệ sĩ dù có xuất phát điểm rất tốt nhưng vẫn bỏ dở giữa chừng. Tôi muốn truyền cho các học trò của mình niềm vui khi chơi đàn, cũng như cảm nhận được tình yêu và sự thích thú khi chơi nhạc. Chỉ bằng tình yêu sâu sắc và niềm đam mê lớn như thế họ mới có thể tiếp tục bước đi trên con đường mình chọn.
Nghệ sĩ có nhận xét gì về sự tiếp nhận âm nhạc cổ điển của công chúng Việt Nam?
Cá nhân tôi cảm thấy có sự thay đổi lớn so với thời điểm khi tôi về biểu diễn vào năm 1992. Hiện nay, công chúng Việt Nam đã chủ động tiếp nhận âm nhạc cổ điển hơn, đời sống thưởng thức âm nhạc cổ điển cũng phong phú hơn. Thời gian gần đây, chúng tôi đã mạnh dạn đưa những tác phẩm đương đại vào biểu diễn khiến nhiều người thích thú và đánh giá cao. Tôi thường chọn những bản nhạc ít được chơi ở Việt Nam để tạo được hứng khởi mới cho khán giả.
Công việc của một nghệ sĩ biểu diễn và một giảng viên âm nhạc bận rộn như vậy nhưng nghệ sĩ luôn dành thời gian cho Việt Nam. Liệu có phải quê hương đã nằm trong kế hoạch ưu tiên và dài hạn của ông?
Dịp Quốc khánh 2/9 vừa qua, tôi đã có buổi hòa nhạc tại Trung tâm Văn hóa Pháp cũng với nghệ sĩ piano Trần Thái Linh. Vào tháng 7 năm sau, tôi sẽ về hợp tác với Dàn nhạc giao hưởng thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức một buổi hòa nhạc. Đặc biệt, tại buổi hòa nhạc này tôi sẽ chơi một bản concerto cho violin của nhà soạn nhạc người Pháp Suzanne Giraud viết dành riêng cho tôi. Đây là một tác phẩm âm nhạc đương đại rất hay, nhưng khó và cần nhiều thời gian để luyện tập. Ngoài chơi violin, tôi cũng giữ vị trí nhạc trưởng cho phần mở đầu.
Về dài hạn, từ năm ngoái, tôi đã lập riêng một quỹ để có thể thường xuyên trở về Việt Nam biểu diễn và giảng dạy cho các sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Quỹ này cũng sẽ giúp tôi đảm bảo từ nay đến nhiều năm sau đều có thể trở về và gắn bó nhiều hơn với quê hương.
Xin cảm ơn nghệ sĩ!
Stéphane Trần Ngọc đã biểu diễn ở hơn 30 quốc gia, tại nhiều khán phòng hòa nhạc danh tiếng như Carnegie Weill Hall, Salle Gaveau, Pleyel, nhà hát Champs-Élysées, nhà hát Châtelet ở Paris, Suntori Hall tại Tokyo hay khán phòng Hòa nhạc Quốc gia Bắc Kinh... Nghệ sĩ cũng từng độc tấu với những dàn nhạc danh tiếng như Dàn nhạc giao hưởng của Radio France, Dàn nhạc Mont-Carlo, Dàn nhạc giao hưởng Paris..., là thành viên Hội đồng Giám khảo các cuộc thi lớn như Long-Thibaud. Các bản thu của Stéphane Trần Ngọc được xuất bản khắp nơi trên thế giới như Nigg - bản sonate dành cho violin và piano (Giải thưởng Grand Prix năm 1996), Ysaye sonatas - đĩa CD dành tặng Ravel, Brahms - Tam tấu cho kèn Horn, Schumann - bản sonate dành cho violin và piano (biểu diễn cùng nghệ sĩ piano người Mỹ Brian Ganz). “Stéphane Trần Ngọc là một nghệ sỹ vĩ cầm có tinh thần thép, một tài năng bậc thầy trong việc thể hiện các tác phẩm của Schumann và Prokofiev” - báo Le Monde nhận xét. “Stéphane Trần Ngọc với khả năng kỳ diệu đã khiến nhạc cụ trong tay anh trở thành một phần nối dài vô tận của tâm hồn” - báo The Washington Post viết. |
Ngô Kim-Khôi và một vòng đời kỳ lạ Nếu biết về thành công của Ngô Kim-Khôi trong ngành thiết kế thời trang Pháp, nhiều người sẽ ngạc nhiên khi thấy gần đây ông ... |
Trở về với bản ngã Nữ diễn người Pháp gốc Việt Audrey Giacomini nói rằng, việc cô may mắn được tham gia bộ phim Ciel rouge (Bầu trời đỏ) - ... |
Người Việt tại Pháp tuần hành, phản đối Trung Quốc Ngày 16/5, tại thủ đô Paris (Pháp), hàng ngàn người Việt Nam và bạn bè quốc tế đã tổ chức mít tinh, tuần hành phản ... |