Sự cần thiết sửa đổi Luật phòng, chống bạo lực gia đình

Quốc Chính
Thời gian gần đây, bạo lực trong gia đình tiếp tục là vấn đề nhức nhối trong xã hội, đặc biệt dịch bệnh Covid-19 càng khiến cho tình trạng bạo lực với phụ nữ và trẻ em có xu hướng gia tăng về tần suất và mức độ. Những hành vi này không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đối với người bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội, làm phá hoại các giá trị đạo đức trong gia đình và xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Liên hợp quốc cảnh báo bạo lực gia đình và hôn nhân cưỡng bức gia tăng ở Sudan. (Nguồn: Global Giving)
Gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sự khó khăn về kinh tế, bí bách về tinh thần trong các đợt giãn cách xã hội khiến bạo lực gia đình ngày càng gia tăng, tỷ lệ phụ nữ, trẻ em bị bạo hành tăng cao. Ảnh minh họa. (Nguồn: Global Giving)

Việc ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), nhằm khắc phục hạn chế, bất cập của Luật Phòng, chống bạo lực hiện hành, đặc biệt là xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình, người vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Chế tài chưa đủ mạnh

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế của thành viên này đối với thành viên khác trong gia đình.

Điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ dân số Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam thực hiện, công bố năm 2020 cho thấy: Có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng; cứ 3 phụ nữ có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác/hoặc bạo lực tình dục…

Đáng chú ý có 90,4% phụ nữ bị bạo lực gia đình không tìm kiếm sự giúp đỡ; chỉ 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an.

Gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sự khó khăn về kinh tế, bí bách về tinh thần trong các đợt giãn cách xã hội khiến bạo lực gia đình ngày càng gia tăng, tỷ lệ phụ nữ, trẻ em bị bạo hành tăng cao.

Thống kê của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho thấy, trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19, số lượng cuộc gọi của phụ nữ bị bạo lực đến đường dây nóng của Hội đã tăng 50%.

Thống kê của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), số trường hợp gọi đến tổng đài “Ngôi nhà bình yên” của Trung tâm để tham vấn về bạo lực gia đình tăng gần 60% so với năm 2020 (và tăng hơn 230% so với năm 2019).

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng khiến cho 60% trẻ em gặp khó khăn, áp lực trong việc học tập; 42% trẻ chưa có kiến thức hoặc chưa thành thạo các kỹ năng sử dụng Internet an toàn; 48% trẻ gặp áp lực do bị mắng và khoảng 8% trẻ bị đánh... Các chuyên gia nhận định, trong đại dịch Covid-19, những hình thức bạo lực về thể chất, tinh thần và bạo lực tình dục tăng lên cả về tần suất và mức độ khiến nạn nhân phải chịu hậu quả nặng nề hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình. Một phần là do nhận thức về pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, bao che, không khai báo, sợ bị chê cười. Tuy nhiên, điểm yếu vẫn là do khâu thực thi các quy định pháp luật. Các cấp, các ngành chưa phối hợp hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ này. Cùng với đó, chế tài chưa mạnh, chưa xử lý nghiêm, chưa hợp lý, thiên về hòa giải...

Có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng; cứ 3 phụ nữ có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác/hoặc bạo lực tình dục… Đáng chú ý có 90,4% phụ nữ bị bạo lực gia đình không tìm kiếm sự giúp đỡ; chỉ 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an.

Trong khi đó, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Luật (PCBLGĐ) được ban hành năm 2007 và sau hơn 13 năm thi hành Luật, bên cạnh việc các hành vi bạo lực gia đình từng bước bị lên án và xử lý thì Luật cũng bộc lộ một số hạn chế như:

Một là, chưa giải thích hoặc giải thích khái niệm còn chung chung dẫn đến chưa nhận diện được đúng, đầy đủ về hành vi bạo lực gia đình. Các quy định về thông tin, tuyên truyền trong Luật còn chưa quy định rõ về nguyên tắc; nội dung, hình thức tuyên truyền chưa phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin hiện nay.

Hai là, Luật quy định về hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình nhưng chưa làm rõ được tính đặc thù giữa hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình với hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp ngoài gia đình. Việc hòa giải còn mang nặng thủ tục hành chính, người tham gia hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng, thậm chí vẫn còn tư tưởng định kiến nên công tác hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình chưa hiệu quả.

Ba là, các thủ tục hành chính và điều kiện để xử lý vụ việc bạo lực gia đình còn khá phức tạp, nhất là quy định về viết đơn, tố cáo. Nhiều nạn nhân bạo lực gia đình ngại tiếp xúc với chính quyền vì không biết phải trình bày thế nào, thậm chí bị người gây bạo lực hoặc người trong gia đình đe dọa nếu tố cáo. Các biện pháp cấm tiếp xúc cũng chưa thực sự bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình. Vì vậy, để áp dụng biện pháp này thì nhất thiết phải sửa quy định về cấm tiếp xúc để tăng cơ hội bảo vệ nạn nhân và tăng hình thức răn đe với người gây bạo lực.

Bốn là, các chính sách về xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình chưa rõ và chưa thu hút được sự tham gia của tổ chức, cá nhân. Các quy định của Luật cũng như các văn bản dưới Luật chưa có quy định rõ những hoạt động được hỗ trợ, mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ nên xã hội hóa đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình còn yếu.

Năm là, chưa có quy định cụ thể về chế độ khen thưởng, đền bù thiệt hại cho những người tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Nhiều trường hợp người tham gia can ngăn hành vi bạo lực gia đình bị thiệt hại về tài sản, thậm chí nguy hiểm tính mạng, nhưng pháp luật hiện hành chưa có quy định về hỗ trợ khiến công tác phòng, chống bạo lực gia đình khó huy động sự tham gia của toàn xã hội.

Sáu là, việc cập nhật số liệu, thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình còn yếu và thiếu độ tin cậy. quy định báo cáo số liệu về tình hình bạo lực gia đình đang được quy định tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau, chưa có sự thống nhất về tiêu chí, biểu mẫu, cách thức và cơ quan đầu mối tổng hợp số liệu. Sự phối hợp, chia sẻ số liệu giữa các ngành còn lỏng lẻo, chưa thống nhất về phương pháp, biểu mẫu.

Lớp tập huấn dành cho nhân viên tham vấn và công tác xã hội trực tiếp hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực tại ba Ngôi nhà Bình yên.
Năm 2007, sáng kiến mô hình Nhà tạm lánh (Ngôi nhà Bình yên) được Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) xây dựng dành cho nạn nhân bị bạo lực gia đình nhằm giúp đỡ, đồng thời hỗ trợ họ có môi trường sống tốt nhất để sớm ổn định về thể chất và tinh thần sau thời gian phải chịu đựng những hành vi bạo lực. Lớp tập huấn dành cho nhân viên tham vấn và công tác xã hội trực tiếp hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực tại ba Ngôi nhà Bình yên.

Tăng cường tính răn đe và trách nhiệm ngăn chặn bạo lực gia đình

Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Dự thảo Luật (sửa đổi) gồm 9 chương, 80 điều, tăng 34 điều so với luật hiện hành, quy định các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, tăng cường hỗ trợ bảo vệ nạn nhân, các cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình và xã hội hóa công tác này.

Dự thảo Luật cũng đưa ra nhiều quy định khá cụ thể, chi tiết về các quyền của người bị bạo lực gia đình, các loại hình hòa giải; biện pháp chấm dứt hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình... Các điều khoản này mang tính nhân văn cao nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, các quyền, lợi ích của người bị bạo lực gia đình; đồng thời huy động một lực lượng lớn các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và công an tham gia vào những hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.

Đặc biệt, các sửa đổi lần này quy định rõ hơn trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; nhất là trách nhiệm của chủ tịch UBND cấp xã. quy định này sẽ giúp người đứng đầu chính quyền địa phương buộc phải quan tâm, có trách nhiệm và trực tiếp đứng ra chỉ đạo giải quyết các tình huống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý.

Bên cạnh đó, Dự thảo cũng đã quy định cụ thể nhiệm vụ giám sát người có hành vi bạo lực gia đình thuộc về trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; thành viên ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố; chi hội trưởng các tổ chức chính trị - xã hội; công an cấp xã. Cho phép các tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, người chứng kiến hành vi bạo lực gia đình được sử dụng điện thoại, camera an ninh và các phương tiện hỗ trợ khác để ghi âm, ghi hình làm chứng cứ.

Các quy định về cai nghiện rượu bắt buộc; biện pháp hòa giải trước, trong và sau khi hòa giải; xét xử công khai; xử lý người dung túng, bao che... cũng là những điểm mới của dự thảo luật. Những quy định này sẽ đáp ứng nhu cầu thực tiễn về công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong giai đoạn tới.

Ngày nay, khi chúng ta đang chung tay xây dựng xã hội văn minh tiến bộ, gia đình hạnh phúc nhưng tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức, do đó chúng ta cần phải đấu tranh để hạn chế và từng bước xóa bỏ nó trong đời sống xã hội. Để thực hiện được điều đó, cần triển khai một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền. Ở Việt Nam, các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là báo chí, có vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thể hiện ở việc cung cấp thông tin; phát hiện và giám sát các vụ việc về bạo lực gia đình; tuyên truyền, ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi bạo lực gia đình; tạo dư luận và định hướng dư luận về phòng, chống bạo lực gia đình…

Thứ hai, cần quy định về công tác báo tin, trách nhiệm xác minh, phân loại, xử lý các vụ việc bạo lực gia đình. Đề nghị người gây ra bạo lực gia đình phải đến trụ sở công an cấp xã giải trình, buộc chấm dứt hành vi bạo lực và quy định thêm về các nguyên tắc thực hiện trong thời gian cấm tiếp xúc, đảm bảo an toàn và thực hiện các quy định về tư vấn pháp lý, tâm lý cho người bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục.

Thứ ba, cần có những quy định bảo vệ người bị bạo lực gia đình trong quá trình xét xử tại tòa án; bảo vệ trực tiếp người tham gia phòng chống bạo lực gia đình và người báo tin, tố giác các vụ việc, hành vi bạo lực gia đình.

Thứ tư, quy định về lực lượng nhân viên công tác xã hội một cách chuyên nghiệp và sự phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống bạo lực gia đình. Tổ chức, hỗ trợ việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật

Thứ năm, đặc biệt để phòng chống xâm hại tình dục đối với trẻ em cần phải quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và hướng dẫn trẻ em nhận biết các nguy cơ xâm hại, kỹ năng phòng tránh bản thân và tăng cường thông tin tuyên truyền trên môi trường mạng.

Thứ sáu, hằng năm, bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Việc phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ người phụ nữ không phải là chuyện có thể giải quyết ngay mà đòi hỏi phải có thời gian, trong đó yếu tố tiên quyết là phải nâng cao dân trí, tuyên truyền thay đổi nhận thức, đi đôi với việc thực hiện bình đẳng giới, thi hành luật và các chế tài nghiêm minh.

Phòng, chống bạo lực gia đình không phải là việc của một cá nhân hay một tổ chức độc lập mà là công việc chung, cần có sự kết hợp đồng bộ, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan và cả hệ thống chính trị, cả xã hội vào cuộc mới mang lại hiệu quả thiết thực nhằm xây dựng xã hội văn minh tiến bộ, gia đình hạnh phúc.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng khiến cho 60% trẻ em gặp khó khăn, áp lực trong việc học tập; 42% trẻ chưa có kiến thức hoặc chưa thành thạo các kỹ năng sử dụng Internet an toàn; 48% trẻ gặp áp lực do bị mắng và khoảng 8% trẻ bị đánh... Các chuyên gia nhận định, trong đại dịch Covid-19, những hình thức bạo lực về thể chất, tinh thần và bạo lực tình dục tăng lên cả về tần suất và mức độ khiến nạn nhân phải chịu hậu quả nặng nề hơn.
Ngôi nhà Bình yên cho những nạn nhân không may mắn

Ngôi nhà Bình yên cho những nạn nhân không may mắn

Có những ngôi nhà mang tên Bình yên, nằm ngay trên những con phố sôi động của Hà Nội và Cần Thơ. Nơi ấy, những ...

Địa vị phụ nữ Việt Nam trong xã hội và gia đình ngày càng được nâng cao

Địa vị phụ nữ Việt Nam trong xã hội và gia đình ngày càng được nâng cao

TGVN. Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động