Sự nổi lên của Trung Quốc ở Trung Đông

NGUYÊN AN
TGVN. Từ phía Đông Địa Trung Hải đến vùng Vịnh, Trung Quốc không ngừng tăng cường sự hiện diện tại khu vực vì một lý do rất đơn giản: Trong tất cả các cường quốc, Trung Quốc phụ thuộc nhiều nhất vào dầu mỏ Trung Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Dầu chiếm hơn 50% trong cấu phần năng lượng của Trung Quốc. Mức tiêu thụ của nước này đã bùng nổ và 40% trong số đó là dầu lửa đến từ Trung Đông.

Là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của Iran và là một trong những khách hàng lớn nhất của Saudi Arabia.

Chủ nghĩa đại liên kết

Trong khi Mỹ “chơi bài chọn phe”, Nga đóng vai trò trung lập thì dường như Trung Quốc gần gũi và thân thiện với tất cả các quốc gia Trung Đông.

Mỹ đã chọn phe bằng cách đóng vai là trụ cột hỗ trợ trục Israel - Arab được hình thành để chống lại Iran.

Nga theo đuổi chính sách trung lập, được chào đón ở hầu hết các nước trong khu vực. Tuy nhiên, lâu nay Nga mắc kẹt tại Syria, loay hoay đối phó với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ...

Trong khi đó, Trung Quốc được xem như không bao giờ làm ai mất lòng ở Trung Đông: Gần gũi và thân với cả Iran và Saudi Arabia - vốn thù địch với nhau tại khu vực Vịnh Ba Tư; được Israel chào đón nồng nhiệt mà vẫn quan hệ tốt với Palestine; được cả Ankara và Damascus đánh giá cao trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang chiếm đóng một phần lãnh thổ Syria; không gây thù chuốc oán với bất kỳ phe phái nào của Lebanon.

su noi len cua trung quoc o trung dong
Sự kết nối giữa Trung Quốc và Trung Đông. (Nguồn: European Financial Review)

Để “ve vãn” các nước trong khu vực, Bắc Kinh không thiếu các con át chủ bài không chỉ trên phương diện tài chính mà còn cả chính trị. Trung Quốc hoàn toàn thờ ơ với tình hình nhân quyền, không phản đối các hình thức kết án tử hình được xem là tàn bạo được một số nước Trung Đông áp dụng.

Trung Quốc đang hỗ trợ các quốc gia ở Trung Đông thông qua việc bán những công nghệ giám sát tiên tiến nhất. Trung Quốc không có ý kiến ​​về xung đột Israel - Palestine (đi theo lập trường Nga tại Liên hợp quốc).

Nước này cũng không đứng về bên nào trong đối đầu giữa Tehran và Riyadh, hiện được xem là đang gây ra mất cân bằng chiến lược trong khu vực.

Trung Quốc mua dầu lửa, đồng thời đầu tư tại nhiều nước trong khu vực. Ở vùng đất hình thành nên 3 tôn giáo lớn trên thế giới, một Trung Quốc theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Nho giáo đang tìm cách phát triển một chủ nghĩa đại liên kết.

Đúng là "có đi có lại". Không một quốc gia nào trong thế giới Arab - Hồi giáo lên tiếng chỉ trích về số phận của các nhóm thiểu số Hồi giáo ở Trung Quốc. Ở Tehran, Riyadh hay Ankara, người ta cho rằng chỉ ở Tây Âu, Hồi giáo mới bị ngược đãi. Do vậy, Trung Quốc không muốn đóng vai trò trung gian hòa giải dù nhỏ nhất trong các cuộc xung đột khu vực.

Tất cả những điều trên giải thích cho việc Trung Quốc đạt được nhiều thành công với chính sách kiên trì và tính toán kỹ lưỡng để hiện diện tại Trung Đông. Điểm tựa quan trọng nhất của chính sách này có lẽ là Iran, một mắt xích quan trọng trên “con đường tơ lụa mới” của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Để đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, Bắc Kinh và Tehran mùa Hè qua đã tăng cường quan hệ đối tác thương mại và quân sự với việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và 400 tỷ USD mà Trung Quốc đầu tư trong vòng 25 năm để đổi lấy dầu của Iran.

“Bỏ túi” nhiều hợp đồng lớn

Trung Quốc đang có những bước tiến dài và lặng lẽ ở Iran. Theo tờ Le Monde, sở dĩ Trung Quốc có những bước đi "bí mật" là do sợ các công ty của nước này bị Mỹ trừng phạt.

Theo báo chí Mỹ, sự hiện diện mạnh mẽ của Trung Quốc tại Iran không phải là trở ngại trong việc Trung Quốc phát triển quan hệ hợp tác hạt nhân với đối thủ của Iran là Saudi Arabia.

Nghịch lý là Riyadh lại muốn tiếp cận cơ sở hạ tầng hạt nhân của Trung Quốc, trong lĩnh vực chiết xuất uranium, để khi cần có thể đối phó với chương trình hạt nhân của Iran, một đồng minh lớn của Trung Quốc trong khu vực…

Quan hệ quân sự Trung Quốc - Iran cũng không ngăn Israel - vốn coi Iran là đối thủ số một - trở thành đối tác kinh tế quan trọng của Trung Quốc. Để tìm kiếm nguồn vốn mới, lĩnh vực công nghệ cao của Israel luôn rộng mở chào đón các nhà đầu tư Trung Quốc.

Theo Giáo sư Ilan Berman, chuyên gia Mỹ về Trung Đông, một số người trong giới chức ở Washington cho rằng Trung Quốc ngày nay đang làm chủ gần một phần tư công nghệ cao của Israel trong lĩnh vực quốc phòng. Điều này không khỏi làm Mỹ quan ngại.

Trung Quốc đang "bỏ túi" nhiều hợp đồng lớn về cơ sở hạ tầng ở Trung Đông. Nước này tham gia vào quá trình hiện đại hóa Haifa, cảng lớn của Israel ở Địa Trung Hải, nơi hạm đội Mỹ thường xuyên neo đậu. Trong khi Mỹ đánh giá vị trí trên ở mức vừa phải, Trung Quốc xem đây là lợi thế lớn ở Trung Đông và không chần chừ, Trung Quốc chủ động gây dựng cơ sở ở đây.

Nga âm thầm mà 'cao tay' trong cuộc chiến giành ảnh hưởng ở Trung Đông

Nga âm thầm mà 'cao tay' trong cuộc chiến giành ảnh hưởng ở Trung Đông

TGVN. Việc Nga can thiệp thành công vào Syria hồi năm 2015 là cơ sở để Moscow ngày càng nỗ lực gia tăng hiện diện ...

Israel bình thường hóa quan hệ với UAE và Bahrain: Người vui, kẻ buồn

Israel bình thường hóa quan hệ với UAE và Bahrain: Người vui, kẻ buồn

TGVN. Thỏa thuận của Israel với UAE và Bahrain ký kết ngày 15/9 tại Washington đã đi vào lịch sử Nhà nước Do Thái, song ...

Dư luận Trung Đông về thỏa thuận 'hòa bình' mà Israel vừa ký với UAE và Bahrain

Dư luận Trung Đông về thỏa thuận 'hòa bình' mà Israel vừa ký với UAE và Bahrain

TGVN. Ngày 15/9, tại Nhà Trắng, Mỹ, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ký kết thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với đại diện ...

Đọc thêm

Đại sứ Ngô Đức Mạnh: Kết quả bầu cử Tổng thống Nga và những điều sẽ đến...

Đại sứ Ngô Đức Mạnh: Kết quả bầu cử Tổng thống Nga và những điều sẽ đến...

Kết quả bầu cử cho thấy nước Nga sẽ không có xáo trộn lớn về mặt chính sách, đường hướng phát triển đất nước Nga trong thời gian tới.
Bài tarot hôm nay 20/3/2024: Hé lộ những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu?

Bài tarot hôm nay 20/3/2024: Hé lộ những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu?

Hãy chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu là gì nhé!
Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT năm 2025 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế

Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT năm 2025 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế

Có phải từ năm 2025, mức đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT sẽ có những thay đổi lớn khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật ...
Giờ Trái đất năm 2024: Tắt đèn vào giờ nào, ngày nào?

Giờ Trái đất năm 2024: Tắt đèn vào giờ nào, ngày nào?

Giờ Trái đất năm 2024 sẽ diễn ra từ 20h30-21h30, thứ Bảy, ngày 23/3.
Cập nhật bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 3/2024

Cập nhật bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 3/2024

Bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 3/2024 tại các đại lý trên cả nước được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giá iPhone 14 Pro và  iPhone 14 Pro Max tăng cao vì khan hàng

Giá iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max tăng cao vì khan hàng

Giá bán của bộ đôi iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max liên tục tăng trong vài tháng trở lại đây do nguồn cung khan hiếm.
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel có cuộc điện đàm song phương đầu tiên sau hơn 1 tháng, trong bối cảnh căng thẳng liên quan xung đột ở Dải Gaza.
Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, nước này đã đề xuất với Nga và Trung Quốc khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Kiev phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc để ngỏ ý tưởng thiết lập vùng đệm ở Ukraine.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Phiên bản di động