TIN LIÊN QUAN | |
Người béo phì khó kiếm được việc làm | |
Tình trạng phân biệt đối xử tại Anh gia tăng vì Brexit |
Một nghiên cứu mới đây đã bổ sung thêm nhiều bằng chứng cho thấy, những người phải đối mặt với sự phân biệt đối xử nhiều nhất dễ gặp những vấn đề về giấc ngủ cao gấp đôi so với những người ít hoặc không bị phân biệt đối xử.
"Chúng ta đã biết là giấc ngủ rất quan trọng cho sức khỏe. Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân biệt đối xử là một yếu tố dự báo những bất lợi trong giấc ngủ", Haslyn Hunte, Trường Y tế Công cộng Đại học West Virginia (Mỹ) cho biết.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy những trục trặc về giấc ngủ có thể phổ biến hơn ở những người phải đối mặt với sự phân biệt đối xử. Nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng cả hai thông số chủ quan và khách quan để chứng minh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: NHS) |
Giảm sút cả về lượng và chất
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ một khảo sát quốc gia gồm 361 người lớn về sự phân biệt đối xử, theo cảm nhận và các thông số giấc ngủ tự báo cáo.
Sự phân biệt đối xử được đo lường ở các mặt: mức độ thường xuyên mà đối tượng tham gia nói rằng họ bị đối xử bất lịch sự hay kém tôn trọng hơn những người khác, nhận được dịch vụ tồi hơn so với những người khác hoặc cảm thấy bị đe dọa hoặc quấy rối, cùng với những thông số khác.
Ngoài đánh giá bằng bảng câu hỏi gồm 19 câu, các nhà khoa học còn sử dụng máy theo dõi ghi lại thời gian ngủ, thời gian đến khi rơi vào giấc ngủ và thời gian thức giấc mỗi đêm để các đối tượng đeo trong 1 tuần.
Nghiên cứu đã kiểm soát các yếu tố quan hệ tình dục, giáo dục, tuổi, chỉ số BMI, bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, và có những rối loạn giấc ngủ và rối loạn sức khỏe tâm thần khác).
Kết quả cho thấy: Những người cho biết là phải đối mặt với sự phân biệt đối xử nhiều hơn có tỷ lệ hiệu suất giấc ngủ kém - tỷ lệ thời gian ngủ/tổng thời gian nằm trên giường - được đo lường bởi máy theo dõi hoạt động, cao hơn 12%.
Dữ liệu từ máy theo dõi hoạt động cũng cho thấy những người bị phân biệt đối xử nhiều nhất mất thêm 7 phút so với trung bình để đi vào giấc ngủ, và thức giấc nhiều hơn 11 phút so với những người ít bị phân biệt đối xử nhất.
Nhìn chung, những người bị phân biệt đối xử ở mức độ cao nhất dễ gặp vấn đề về giấc ngủ - như khó ngủ, thức giấc thường xuyên hơn trong đêm, dậy sớm hơn dự định vào buổi sáng hoặc có giấc ngủ chất lượng kém – gấp đôi so với người có mức độ phân biệt đối xử thấp nhất.
Nghiên cứu bao gồm những người thuộc mọi chủng tộc và giới tính. Không có loại phân biệt đối xử cụ thể nào được chỉ ra trong nghiên cứu – sự phân biệt đối xử theo chủng tộc, tuổi tác, giới tính và các yếu tố khác đều được xem xét.
Cần lưu ý rằng nghiên cứu này chỉ cho thấy sự tương quan giữa việc đối mặt với sự phân biệt đối xử và gặp nhiều khó khăn hơn về giấc ngủ. Nó không giải thích cụ thể điều gì xảy ra trong não khiến giấc ngủ trở nên tồi tệ, và cũng không loại trừ các yếu tố khác có thể góp phần gây ra những vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như chất lượng của khu phố nơi người đó sống.
Ảnh minh họa. (Nguồn: mesrianilaw) |
Những hậu quả “ăn theo"
Một giả thuyết là sự phân biệt đối xử đóng vai trò như một tác nhân gây stress tâm lý xã hội. Những trục trặc về giấc ngủ là tác động thực thể của stress tâm lý xã hội (bao gồm stress do công việc, stress hôn nhân, và stress liên quan đến sự cô lập về mặt xã hội hoặc điều kiện kinh tế xã hội của một người, cùng với những thứ khác).
Không ngủ đủ, hoặc giấc ngủ không đủ tốt, cũng được biết là ảnh hưởng đến hormone stress, huyết áp và các chức năng sinh lý khác theo cách làm tăng nguy cơ của các vấn đề sức khỏe mạn tính, như bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim. Một số nghiên cứu khác đã thấy rằng bị phân biệt đối xử có liên quan đến một số trong những tác động này.
Nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng cho thấy thầy thuốc lâm sàng, nhân viên xã hội và những người khác nên xem xét mức độ thường xuyên bị phân biệt đối xử của một người khi nhìn vào những yếu tố gây stress trong cuộc sống của một cá nhân - giống như chúng ta nói về các sự kiện gây stress trong cuộc sống, như ly hôn, kết hôn, khai sinh, cái chết của người thân hoặc thay đổi công việc.
Bóng đá chuyên nghiệp: Cơ hội cho người đồng tính? Khi thế giới bóng đá ngày càng quyết liệt hơn trong việc kéo sập pháo đài “phân biệt chủng tộc” thì có một thành trì ... |
Việt Nam bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người “Việt Nam không phân biệt đối xử giữa các tôn giáo. Chúng ta tôn trọng và đảm bảo sự bình đẳng của các tôn giáo”. |
Khai mạc triển lãm “Tím - Yêu thương không giới hạn" Nhân ngày thế giới xóa bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (17/5), Trung ... |