Báo Thế giới & Việt Nam giới thiệu bài viết của bà Laura Leguízamo Naranjo và bà Laura Caballero Meneses, cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Colombia tại Việt Nam, về bình đẳng giới và cơ hội lãnh đạo.
Các nữ Bộ trưởng Ngoại giao của nước Cộng hòa Colombia kể từ năm 1991. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Colombia) |
Năm 1975, Liên hợp quốc (LHQ) lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm ngày 8/3 và hai năm sau đó, Đại hội đồng LHQ đã tuyên bố chính thức ngày 8/3 là Ngày quốc tế Phụ nữ. Kể từ đó, LHQ xem ngày này là dịp để các quốc gia thành viên tôn vinh phụ nữ và trẻ em gái trên khắp thế giới, không chỉ bằng lời nói mà trên hết, là hành động thực tiễn thúc đẩy sự tham gia tự nguyện và bình đẳng của phái nữ vào tất cả các lĩnh vực của đời sống con người.
Tại LHQ, ngày 8/3 được chính thức hóa trên toàn thế giới, vậy nên trong lễ kỉ niệm này hàng năm, chúng ta cần đánh giá sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của phụ nữ trong các lĩnh vực công, đặc biệt là trong ngành ngoại giao.
Theo số liệu công bố mới đây của UN Women, 22 trong tổng số 193 quốc gia thành viên LHQ có phụ nữ là nguyên thủ quốc gia hoặc đứng đầu chính phủ, và 28,3% các chức vụ hành pháp và cấp bộ, trong đó có Bộ Ngoại giao, do phụ nữ đảm nhiệm. Ngoài ra, người ta ước tính khoảng 15% Đại sứ tại các cơ quan ngoại giao trên phạm vi toàn thế giới là nữ giới.
Mặc dù con số trên có vẻ nhỏ bé, nhưng lại có ý nghĩa lớn nếu chúng ta ngược dòng quá khứ. Phải đến năm 1922, lần đầu tiên một người phụ nữ được bổ nhiệm chức vụ Đại sứ tại Liên bang Xô viết - bà Alexandra Kollontai. Tới năm 1948, quyền bầu cử của phụ nữ mới được công nhận là quyền con người trên toàn cầu và mãi đến năm 1960, mới xuất hiện nữ lãnh đạo chính phủ đầu tiên trong lịch sử thế giới tại Ceylan (Srilanka ngày nay) - bà Sirima Bandaranaike.
Những số liệu này ghi nhận sự tham gia quan trọng, nhưng chưa đầy đủ, của phụ nữ ở mọi mặt đời sống. Và con số này cần được tiếp tục tăng lên.
Colombia là quốc gia điển hình nơi có sự tham gia tích cực của phụ nữ trong ngành ngoại giao và giữ các vị trí cao trong chính sách đối ngoại. Cụ thể là kể từ năm 1991 tới nay, đã có 7 nữ Bộ trưởng Ngoại giao của nước Cộng hòa Colombia. Trong toàn ngành ngoại giao, hiện có khoảng 467 nhân viên ngoại giao thuộc tất cả các đơn vị sự nghiệp, trong đó 40% là nữ giới.
Kể từ năm 1991 tới nay, nước Cộng hòa Colombia có 7 nữ Bộ trưởng Ngoại giao. |
Thêm vào đó, cần nhấn mạnh rằng trong Kế hoạch Phát triển quốc gia 2023-2026, chính phủ hiện hành của Tổng thống Gustavo Petro ưu tiên thực hiện chính sách đối ngoại nữ quyền tại Colombia. Mục đích của chính sách này là thúc đẩy sự công bằng và quyền của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực thông qua việc lồng ghép sự tham gia của phái nữ vào chính trị song phương và đa phương.
Chính sách đối ngoại nữ quyền tập trung vào nguyên tắc bình đẳng giới tại các cơ quan đại diện của Colombia thuộc chính sách đối ngoại trong khuôn khổ chiến lược quốc gia, cam kết thúc đẩy và tôn trọng nhân quyền cũng như xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
Theo UN Women, với tốc độ hiện tại, sự cân bằng về việc đảm nhiệm các chức vụ cấp cao trên thế giới sẽ không thể đạt được trong vòng 140 năm tới hoặc có thể lâu hơn nữa. Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng cũng phải kể đến là ngày càng có nhiều chính phủ, trong khuôn khổ LHQ cũng như trong chính sách của các quốc gia nói riêng, đang lồng ghép một cách xuyên suốt mục tiêu bình đẳng giới vào các chương trình nghị sự. Hy vọng trong tương lai gần, kết quả sẽ là sự tham gia theo cấp số nhân của phụ nữ vào các lĩnh vực nổi trội, trong đó có ngoại giao.
Đại sứ quán Colombia tại Việt Nam tham gia kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ ghi nhận vai trò lãnh đạo, sự dũng cảm và những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong việc xây dựng một tương lai bền vững, công bằng và bình đẳng.
| Nâng cao quyền năng phụ nữ trong lĩnh vực đối ngoại, phục vụ hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện trong kỷ nguyên số Từ ngày 28/2-1/3, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Australia tại Hà Nội cùng Trung tâm Việt Nam-Australia (VAC) đã phối hợp tổ chức ... |
| 'Vút bay' - Liên hoan sách đầu tiên tại Hà Nội tôn vinh sự đa dạng và bình đẳng giới Sáng ngày 4/3, Liên hoan sách đầu tiên về bình đẳng giới đã chính thức khai mạc tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ở ... |
| Ngày 8/3: Phụ nữ hãy nỗ lực phát triển bản thân để mỗi ngày đều tốt hơn chính mình hôm qua Chia sẻ với Báo Thế giới & Việt Nam nhân dịp Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3, chuyên gia giáo dục Tô Thụy Diễm Quyên* ... |
| Cuộc thi MsMA 2023 truyền tải thông điệp về trao quyền cho phụ nữ Vượt xa một đấu trường sắc đẹp bình thường, cuộc thi MsMA 2023 - Trao quyền cho phụ nữ, được tổ chức trên toàn châu ... |
| Tận dụng chuyển đổi số thúc đẩy quyền về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của phụ nữ, trẻ em gái Chỉ khi phụ nữ và trẻ em gái có thể được tiếp cận những công nghệ mới, tận dụng được những lợi ích mà công ... |