Nhỏ Bình thường Lớn

Sức hút nghệ thuật Nhật Bản trong bộ sưu tập của Hoàng gia Anh

Thông qua hơn 150 tác phẩm, Triển lãm Nữ hoàng (The Queen’s Gallery) đã kể câu chuyện về nhiều thế kỷ giao lưu văn hóa và nghệ thuật giữa Anh và Nhật Bản.
Lư hương hình thỏ rừng. (Nguồn: The Guardian)
Lư hương hình thỏ rừng. (Nguồn: The Guardian)

Ngoại giao qua nghệ thuật

Năm 1881, hai vị hoàng tử Anh trẻ tuổi đến thăm Nhật Bản với chức vụ là trung tá trong Hải quân Hoàng gia. Tại đây, họ đã có một cuộc gặp gỡ với Nhật hoàng.

Tuy không phải là cuộc gặp gỡ quan trọng nhất giữa các thành viên hoàng gia của Anh và Nhật Bản, cũng không phải cuộc gặp xa hoa nhất khi các hoàng tử chỉ mua một ấm trà và tách bằng kim loại để làm quà tặng, nhưng đây là cuộc gặp mang tính biểu tượng của sự giao lưu giữa hai nước.

Tại Nhật Bản, hai vị hoàng tử khi đó chỉ mới 16 và 17 tuổi đã yêu cầu nghệ nhân địa phương xăm hình lên tay. Trong khi hoàng tử Albert xăm một vài con cò, thì hoàng tử George, người sau này là Quốc vương Anh George V, xăm hình một con rồng và một con hổ.

Bà Rachel Peat, người phụ trách triển lãm mang tên "Nhật Bản: Triều đại và Văn hóa”, cho biết, hình xăm là một phần của văn hóa hải quân và là mốt thời trang quý tộc của Anh vào cuối thế kỷ XIX. Nhưng ở Nhật Bản, xăm mình có ý nghĩa rất khác. Nó vừa là một loại hình nghệ thuật được tôn kính, vừa là một loại hình bất hợp pháp trong lịch sử Nhật Bản.

"Vì vậy, sẽ bí ẩn và gần như nguy hiểm để có được một hình xăm nghệ thuật tại Nhật Bản thời đó. Điều này có thể là một phần hấp dẫn, kích thích khách du lịch", bà Rachel Peat nói.

Khái niệm về một cái gì đó xa vời, đáng mơ ước và khó tiếp cận là yếu tố quan trọng trong sự say mê của phương Tây đối với nghệ thuật, văn hóa và vật dụng của Nhật Bản. Điều đó được chứng minh trong triển lãm đầu tiên dành riêng cho các tác phẩm nghệ thuật từ Nhật Bản trong bộ sưu tập Hoàng gia, nơi các phòng trưng bày của Triển lãm Nữ hoàng đã được đặc biệt thiết kế lại.

Mặc dù đây không phải là một buổi triển lãm tái hiện toàn diện về nghệ thuật Nhật Bản, khi không có thư pháp hay kimono mà chỉ có netsuke*, nhưng buổi triển lãm đã tiết lộ một câu chuyện hấp dẫn về ngoại giao, hương vị và quyền lực thông qua nghệ thuật.

Cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Hoàng gia Anh và Hoàng gia Nhật Bản diễn ra vào năm 1613 thông qua việc trao đổi quà tặng, bao gồm một bộ áo giáp samurai, ngay trước khi Nhật Bản chịu ảnh hưởng của phương Tây trong hơn 200 năm.

Tuy nhiên, sự hấp dẫn của Nhật Bản vẫn không hề suy giảm.

Việc đóng cửa của Nhật Bản đã làm cho các sản phẩm của họ trở nên thời trang hơn và được săn đón nhiều hơn thông qua các thương nhân Trung Quốc và Hà Lan. Thời gian này, Hoàng gia Anh tiếp tục xây dựng bộ sưu tập các sản phẩm sơn mài và sứ Nhật Bản, nơi những bí mật sản xuất vẫn chưa được biết đến ở phương Tây.

Việc Nhật Bản mở cửa trở lại vào thế kỷ XIX đã thúc đẩy một sự đổi mới các chuyến thăm giữa hai hoàng gia, đồng thời nâng cao hiểu biết mới về nghệ thuật Nhật Bản ở phương Tây.

Đầu thế kỷ XX đã chứng kiến ​​mối quan hệ nồng ấm trở lại giữa các quốc gia. Sự rạn nứt của Thế chiến II đã được hàn gắn vào những năm 1950, với món quà đăng quang từ Nhật hoàng Hirohito dành tặng Nữ hoàng Anh.

Đây là điều được nhiều người coi là một nỗ lực sử dụng nghệ thuật như một công cụ ngoại giao cho một kỷ nguyên hợp tác mới giữa hai nước.

Bà Rachel Peat cho biết, những đồ vật trưng bày tại triển lãm nằm rải rác ở 15 dinh thự cổ và dinh thự Hoàng gia khác nhau. Vì vậy, việc kết hợp những đồ vật lại và nhìn nhận chúng như một tổng thể là rất quan trọng.

Trong đó, nhiều đồ vật là quà tặng do Hoàng gia trực tiếp ủy thác, thậm chí có đồ còn do thành viên Hoàng gia thiết kế. Kết quả là, triển lãm có nhiều tác phẩm chất lượng tinh tế và tiết lộ một giai đoạn lịch sử hấp dẫn với những đỉnh cao về mối quan hệ luôn thay đổi không chỉ giữa các triều đại mà còn giữa các nền văn hóa.

Từ Đông sang Tây: Bốn tác phẩm từ triển lãm

Món quà ngoại giao đầu tiên sau khi Nhật Bản mở cửa trở lại với thế giới sau hơn 200 năm đóng cửa. (Nguồn: The Guardian)
Món quà ngoại giao đầu tiên khi Nhật Bản mở cửa trở lại với thế giới sau hơn 200 năm khép kín. (Nguồn: The Guardian)

Bức tranh bình phong gấp, 1860

Bức tranh vẽ núi Phú Sĩ vào mùa Xuân là một trong hai bức tranh được gửi tặng Nữ hoàng Victoria năm 1860.

Tác phẩm này được cho là thất lạc nhưng đã được tìm thấy trong quá trình chuẩn bị cho cuộc triển lãm.

Bức tranh bình phong được làm bằng lụa với bản lề bằng giấy và vàng lá, nên cực kỳ mỏng manh.

Đây là một trong những món quà ngoại giao đầu tiên giữa hai nước sau khi Nhật Bản mở cửa trở lại với thế giới sau hơn 200 năm.

Lư hương hình thỏ rừng, 1680-1720

Đồ vật trang trí bằng sứ này đại diện cho năm thỏ, dựa trên thần thoại phương Đông về thỏ gắn liền với mặt trăng và quan niệm về sự bất tử.

Tác phẩm cũng có chức năng như lư đốt hương, với khói bốc ra qua các lỗ trên gốc cây mà thỏ rừng ngồi trên.

Chiếc áo giáp samurai đầu tiên được biết đến trên đất nước Anh. (Nguồn: The Guardian)
Chiếc áo giáp samurai đầu tiên được biết đến trên đất nước Anh. (Nguồn: The Guardian)

Áo giáp của trường phái Myochin, 1537-1850

Bộ giáp samurai này được làm từ da bò, lông ngựa, lông gấu, đồng mạ vàng, dây dát vàng và hàng nghìn mảnh sắt nhỏ được đan với nhau bằng lụa màu xanh, đỏ rực rỡ để tạo thành một lớp bao bọc linh hoạt quấn quanh thân người mặc. Nhiều yếu tố từ các loại áo giáp đã được sử dụng để làm ra bộ giáp này.

Năm 1869, tác phẩm này được tặng cho con trai của Nữ hoàng Victoria là Hoàng tử Alfred, thành viên hoàng gia nước ngoài đầu tiên đến thăm Nhật Bản hiện đại.

300 năm nghệ thuật Nhật Bản chứa đựng trong bộ sưu tập của Hoàng gia Anh
Món quà Nhật hoàng Hirohito tặng cho Nữ hoàng Anh Elizabeth II nhân lễ đăng quang của bà vào năm 1953. (Nguồn: The Guardian)

Hộp đựng mỹ phẩm, 1890-1905

Đó là chiếc hộp gỗ được trang trí bằng sơn mài đen, vàng và bạc.

Tác phẩm này được Nhật hoàng Hirohito tặng cho Nữ hoàng Anh Elizabeth II nhân lễ đăng quang của bà vào năm 1953. Đây cũng được coi là món quà ngoại giao đầu tiên giữa hai nước sau Thế chiến II.

Tác phẩm được làm bởi nghệ nhân Shirayama Shōsai, một trong những nghệ nhân hàng đầu trong thời kỳ hoàng kim của nghề sơn mài vào đầu thế kỷ XX. Nắp hộp có hình một con chim diệc, có lông được khảm bằng sơn mài bạc, điểm nhấn bằng những vệt ánh vàng.


* Netsuke là những vật dụng nhỏ làm thủ công, có chức năng như chiếc nút buộc, khóa đầu dây giữ vật dụng cá nhân như túi tiền, túi đựng thuốc... không bị rơi khỏi đai áo kimono. Được phát minh ở Nhật Bản vào thế kỷ XVII, ngày nay, netsuke trở thành một loại hình nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, công phu của người dân xứ sở hoa anh đào.

Bộ trưởng Ngoại giao Canada thăm Indonesia và Việt Nam từ ngày 9/4

Bộ trưởng Ngoại giao Canada thăm Indonesia và Việt Nam từ ngày 9/4

Bộ trưởng Ngoại giao Canada Mélanie Joly thăm Indonesia và Việt Nam để tăng cường quan hệ song phương và mở rộng quan hệ đối ...

Ngoại giao quốc phòng: Vũ khí lợi hại để chiến đấu với khủng hoảng khí hậu

Ngoại giao quốc phòng: Vũ khí lợi hại để chiến đấu với khủng hoảng khí hậu

Khủng hoảng khí hậu là thách thức lớn nhất đối với môi trường sống hiện nay cũng như tương lai của con người. Trong bối ...

(theo The Guardian)