Nhỏ Bình thường Lớn

Sức mạnh BRICS được ‘đảm bảo bằng tiền’, khả năng tái thiết hệ thống tiền tệ phi USD hóa toàn cầu

Một hệ thống tiền tệ và thanh toán toàn cầu mới do BRICS thiết lập và phát triển có triển vọng không?
Sức mạnh BRICS được ‘đảm bảo bằng tiền’, mở kỷ nguyên mới phi USD hóa hệ thống kinh tế toàn cầu
Sức mạnh BRICS được ‘đảm bảo bằng tiền’, tái thiết hệ thống tiền tệ phi USD hóa toàn cầu. Ảnh minh họa. (Nguồn: Nasdaq)

Giữa những cuộc tranh luận “nảy lửa” và sự lạc quan cao độ về việc thiết lập một “thế lực” kinh tế vững mạnh, BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) cùng các thành viên mới và các đối tác của mình đang kỳ vọng mở ra một kỷ nguyên mới phi USD hóa hệ thống kinh tế toàn cầu.

Tin liên quan
Kinh tế Đức Kinh tế Đức 'bị bỏ lại phía sau', đầu tàu tăng trưởng châu Âu đang kéo lùi

Nhiều khả năng tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới vào tháng 10/2024 ở Kazan, Cộng hòa Tatarstan, BRICS sẽ chính thức giới thiệu một loại tiền tệ mới, đồng thời thiết lập một hệ thống thanh toán quốc tế khác.

Theo giới truyền thông quốc tế, trong nỗ lực đạt được quyết tâm chung nhắm tới các mục tiêu này, các nhà lãnh đạo BRICS đã cân nhắc trong nhiều tháng qua về tính hiệu quả và tầm quan trọng của các cơ chế mới, để tạo lập một cách tiếp cận cân bằng, tiến tới tái thiết hệ thống tiền tệ vốn đang chịu sự thống trị của đồng USD và cách phương Tây thao túng nó trên thị trường toàn cầu.

Bước ngoặt quan trọng

Chỉ còn ít tháng nữa là đến ngày đưa ra một quyết định tập thể, mang tính bước ngoặt về vấn đề quan trọng này, BRICS cho biết, sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên, đã chứng minh sự sẵn sàng của họ trong mục tiêu tham gia vào một cuộc đối thoại nhất quán và hợp tác, với liên minh các đối tác, cũng như cộng đồng doanh nghiệp quốc tế có cùng chí hướng.

Tuân thủ theo kế hoạch và triển khai các nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ XV ở Nam Phi, một số sáng kiến ​​dưới sự lãnh đạo của BRICS do Nga dẫn đầu đã đạt được tiến triển và thành tựu đáng kể.

Và trên thực tế, dù đã qua nhiều tháng đối thoại và trao đổi qua lại, kế hoạch tái thiết hệ thống tiền tệ của BRICS vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm, mong muốn hợp tác, đặc biệt là hầu hết các nước đang phát triển ở Nam Bán cầu, mở ra triển vọng phát triển hơn nữa các sáng kiến ​kinh tế ​này.

Một vấn đề liên quan là, hầu hết các quốc gia có tầm ảnh hưởng nói trên, đều có sự bất mãn ngày càng tăng đối với phương Tây, đã bày tỏ sự quan tâm đến các lý tưởng và nguyện vọng của BRICS.

Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông có uy tín toàn cầu, hơn 30 quốc gia đã bày tỏ sự sẵn sàng tham gia BRICS. Sự quan tâm vẫn ngày càng tăng. Tuy nhiên, dưới sự chủ trì của Nga, trong năm nước này đảm nhiệm nhiệm kỳ Chủ tịch BRICS, việc thêm các thành viên mới tạm dừng. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã giải thích rằng, "các phương thức mở rộng nhóm phải được thảo luận chung" tại các hội nghị thượng đỉnh tiếp theo trong tương lai.

Việc đưa ra một cơ chế thanh toán chung sẽ là chủ đề thảo luận chính tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới. Đây cũng là sự kiện cuối cùng trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Nga. "Những nỗ lực tích cực đang được tiến hành để tạo ra một cơ chế thanh toán tài chính nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên BRICS dễ dàng hơn, duy trì các trao đổi kinh tế và thương mại có chủ quyền của họ. Vấn đề này đứng đầu chương trình nghị sự, vì mọi thành viên của nhóm đều coi đó là việc rất quan trọng", các phương tiện truyền thông Nga nhấn mạnh.

Vào cuối tháng 7, có tin tức rằng, các thành viên BRICS đã phát triển một hệ thống tương tự như Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) - hệ thống mà Nga đã bị ngắt kết nối sau khi chiến dịch quân sự tại Ukraine nổ ra.

Theo đó, một cơ chế mới sẽ hoạt động trên cơ sở thanh toán siêu quốc gia BRICS Bridge. Các khoản thanh toán sẽ được thực hiện bằng tiền tệ quốc gia của các nước thành viên BRICS, trong khi Ngân hàng Phát triển mới (NDB) sẽ hoạt động như một nền tảng để tích hợp, chuyển đổi và thanh toán bù trừ.

Tuy nhiên, theo bà Viktoria Panova, người đứng đầu hội đồng chuyên gia giám sát nhiệm kỳ chủ tịch của Nga, điều quan trọng hiện tại là phải thảo luận về cách thức để các thành viên mới của BRICS tương tác với NDB.

Khi BRICS tiếp tục thách thức sự thống trị của đồng USD trên thị trường toàn cầu, việc tạo ra hệ thống thanh toán đã trở thành ưu tiên hàng đầu, dự án tài chính này đang nghiêm túc hướng đến lần ra mắt tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới (tháng 10/2024).

Tiến tới bỏ qua SWIFT bằng cách này

Theo đó, BRICS Bridge sẽ là nền tảng thanh toán điều hướng thay thế hệ thống SWIFT vốn phụ thuộc vào phương Tây. Cụ thể hơn, việc thành lập nó sẽ cho phép các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Nam bán cầu, hạn chế hoặc giới hạn sự phụ thuộc của họ vào đồng USD, thay vào đó thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền quốc gia của họ để thanh toán thương mại.

Ngân hàng Phát triển mới (NDB) được các thành viên BRICS thành lập vào năm 2015 như một giải pháp thay thế cho các tổ chức tài chính đa phương, hiện đã chào đón thêm 4 quốc gia mới gia nhập là Bangladesh, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Uruguay và Ai Cập.

Xét đến tầm nhìn của các chính phủ BRICS khi thành lập NDB, từ hình thành, phát triển, kết nạp thêm nhiều thành viên mới trong gần 10 năm qua, một số nhà phân tích cho rằng, tầm ảnh hưởng của BRICS gia tăng mạnh mẽ khi nhóm này bắt tay vào thực hiện kế hoạch tạo ra định chế tài chính kiểu mới, thay thế các tổ chức tài chính quốc tế truyền thống.

Cũng đã có những cuộc tranh luận và nghiên cứu học thuật về Ngân hàng riêng của nhóm BRICS này, từ khi thành lập cho đến giai đoạn hiện tại - khi NDB bước vào thập kỷ phát triển thứ hai. Trong một bài báo phân tích xuất bản vào tháng 7, học giả Gregory T. Chin của Trung tâm Chính sách phát triển toàn cầu thuộc Đại học Boston (Mỹ), đã đề cập khá nhiều câu hỏi về một thập kỷ hình thành và phát triển nền tảng NDB. Trong đó, ông đã nhắc đến những thành tựu của ngân hàng này và đặt câu hỏi, điều gì làm cho chương trình nghị sự và quản trị của NDB trở nên độc đáo; đi đầu trong mục tiêu phi USD hóa và ngày càng đa cực.

Về chủ đề bổ sung thành viên vào NDB, nhà kinh tế học nổi tiếng Jim O'Neill - thường được nhắc đến là "cha đẻ" của tên gọi BRIC, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm ra các tiêu chí và thủ tục để mở rộng thành viên. Ông đề cập giá trị gia tăng khi kết hợp mục đích chung và các mục tiêu cụ thể, sẽ có ích cho kế hoạch chung của BRICS trong tương lai. Chẳng hạn, ông O’Neill đánh giá cao việc bổ sung các quốc gia dầu mỏ chính ở vùng Vịnh và Trung Đông vào tư cách thành viên NDB (năm 2023) sẽ hữu ích cho nỗ lực đẩy mạnh sử dụng đồng tiền địa phương.

Đánh giá về kế hoạch NDB, nhiều chuyên gia cũng đánh giá cao về tính táo bạo và chiến lược, cho dù đó là động thái kết nạp thêm thành viên, mở văn phòng khu vực, tiếp cận và tăng cường quan hệ đối tác, hay nỗ lực trong các mục tiêu hữu hình, như thúc đẩy việc sử dụng tiền tệ địa phương, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, cũng như đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng bền vững và năng lượng tái tạo.

Vào đầu tháng 8, một số thành viên BRICS và các chuyên gia chính sách, học giả đã thừa nhận rằng, "sự phát triển của nền tảng thanh toán BRICS đã đạt đến giai đoạn nâng cao" và cảnh báo "nếu tiếp tục theo đúng kế hoạch, nó hoàn toàn có thể bùng nổ như "một quả bom tấn" trên toàn cầu.

Các chuyên gia này cho rằng, BRICS Bridge rất có thể có tác động như mong đợi của các nhà lãnh đạo BRICS vì phần lớn các thành viên đều đã tuyên bố ủng hộ cách tiếp cận hoặc quy trình phi USD hóa và thúc đẩy thương mại trong khối - đây sẽ là kịch bản không thể lường trước đối với tương lai của đồng tiền do phương Tây chi phối.

Ngoài ra, thành công của BRICS Bridge có thể góp phần lớn trong chiến lược đẩy mạnh tổng thể các giao dịch thương mại và về cơ bản củng cố các mối quan hệ mới nổi giữa các thành viên của nhóm các nền kinh tế mới nổi trong dài hạn.

Giá vàng hôm nay 16/8/2024: Giá vàng thử đỉnh cao mới, giới đầu tư vội chốt lời; vàng thế giới 'chạy đà' vượt qua 2.500 USD

Giá vàng hôm nay 16/8/2024: Giá vàng thử đỉnh cao mới, giới đầu tư vội chốt lời; vàng thế giới 'chạy đà' vượt qua 2.500 USD

Giá vàng hôm nay 16/8/2024: Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn trong nước ít biến động trong ngày. Nhưng giá vàng thế giới đang có ...

Giá cà phê hôm nay 16/8/2024: Giá cà phê robusta nối đà tăng gần 100 USD, xuất hiện diễn biến mới liên quan Luật EUDR của châu Âu

Giá cà phê hôm nay 16/8/2024: Giá cà phê robusta nối đà tăng gần 100 USD, xuất hiện diễn biến mới liên quan Luật EUDR của châu Âu

Thị trường toàn cầu đang phải đối mặt với thời điểm quan trọng, các dự báo cho thấy giá cà phê sẽ còn giữ mức ...

Truyền thông Đức ‘bắt mạch’ kinh tế Nga, lo ngại khả năng sụp đổ sau xung đột quân sự, không thể tự gỡ rối

Truyền thông Đức ‘bắt mạch’ kinh tế Nga, lo ngại khả năng sụp đổ sau xung đột quân sự, không thể tự gỡ rối

Nền kinh tế Nga có thể rất khó khăn để tồn tại sau khi chiến dịch quân sự tại Ukraine kết thúc và diễn ra ...

Kinh tế Đức 'bị bỏ lại phía sau', đầu tàu tăng trưởng châu Âu đang kéo lùi

Kinh tế Đức 'bị bỏ lại phía sau', đầu tàu tăng trưởng châu Âu đang kéo lùi

Tâm lý thất vọng phản ánh sự bi quan ngày càng tăng về triển vọng nền kinh tế đầu tàu châu Âu và làm nổi ...

‘Cuộc đua tiếp sức’ của kinh tế Trung Quốc

‘Cuộc đua tiếp sức’ của kinh tế Trung Quốc

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa XX của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phác thảo hơn 300 cải cách sẽ ...

(theo Modern Diplomacy, Reuters)

Tin cũ hơn

Kinh tế Trung Quốc: Đón 300 tỷ Nhân dân tệ từ nguồn trái phiếu đặc biệt, có động lực tăng trưởng mạnh hơn Kinh tế Trung Quốc: Đón 300 tỷ Nhân dân tệ từ nguồn trái phiếu đặc biệt, có động lực tăng trưởng mạnh hơn
Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Nga nói Ukraine nhận 'cái nháy mắt' từ Mỹ; Kiev khẳng định 'chỉ có thể là Moscow' Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Nga nói Ukraine nhận 'cái nháy mắt' từ Mỹ; Kiev khẳng định 'chỉ có thể là Moscow'
Đồng minh thân cận Nga lo bị Mỹ trừng phạt, hàng tỷ USD của doanh nghiệp 'lênh đênh' ở nước ngoài Đồng minh thân cận Nga lo bị Mỹ trừng phạt, hàng tỷ USD của doanh nghiệp 'lênh đênh' ở nước ngoài
Hợp đồng quá cảnh Nga-Ukraine 'bên bờ vực', châu Âu vẫn cần khí đốt Moscow vì điều gì? Hợp đồng quá cảnh Nga-Ukraine 'bên bờ vực', châu Âu vẫn cần khí đốt Moscow vì điều gì?
Kinh tế Đức 'bị bỏ lại phía sau', đầu tàu tăng trưởng châu Âu đang kéo lùi Kinh tế Đức 'bị bỏ lại phía sau', đầu tàu tăng trưởng châu Âu đang kéo lùi
Giá vàng hôm nay 16/8/2024: Giá vàng thử đỉnh cao mới, giới đầu tư vội chốt lời; vàng thế giới 'chạy đà' vượt qua 2.500 USD Giá vàng hôm nay 16/8/2024: Giá vàng thử đỉnh cao mới, giới đầu tư vội chốt lời; vàng thế giới 'chạy đà' vượt qua 2.500 USD
Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Báo Mỹ nhắc đích danh Tổng thống Ukraine; Ba Lan xác nhận một tin từ Đức Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Báo Mỹ nhắc đích danh Tổng thống Ukraine; Ba Lan xác nhận một tin từ Đức
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump nêu cam kết mới về kinh tế, không quên công kích đối thủ Kamila Harris Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump nêu cam kết mới về kinh tế, không quên công kích đối thủ Kamila Harris
Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/8): CPI Mỹ tăng, Trung Quốc lần đầu vượt Hàn Quốc về lĩnh vực này, Lào thành lập thị trường ngoại hối tập trung Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/8): CPI Mỹ tăng, Trung Quốc lần đầu vượt Hàn Quốc về lĩnh vực này, Lào thành lập thị trường ngoại hối tập trung
Kinh tế Nhật Bản gây bất ngờ, tiêu dùng là 'sao sáng' thúc đẩy tăng trưởng Kinh tế Nhật Bản gây bất ngờ, tiêu dùng là 'sao sáng' thúc đẩy tăng trưởng
Lạm phát Mỹ đang dần chậm lại, hé mở phần đáng thất vọng nhất Lạm phát Mỹ đang dần chậm lại, hé mở phần đáng thất vọng nhất
Nga áp dụng lệnh cấm mới với xăng, khẳng định không ảnh hưởng tới Belarus, Kazakhstan... Nga áp dụng lệnh cấm mới với xăng, khẳng định không ảnh hưởng tới Belarus, Kazakhstan...