Sức mạnh kinh tế: 'Quân bài' giúp Trung Quốc soán ngôi Mỹ ở châu Á

Ngọc Hà
TGVN. Theo tờ The Hill, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dường như Mỹ đang nhận được sự ủng hộ nhiều hơn so với Trung Quốc và có mối quan hệ an ninh sâu sắc hơn với các nước ở khu vực này. Tuy nhiên,chính tại khu vực này Trung Quốc lại đang soán ngôi Mỹ về tầm ảnh hưởng do sức mạnh kinh tế ngày càng gia tăng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sức mạnh kinh tế: 'Quân bài' giúp Trung Quốc soán ngôi Mỹ ở châu Á
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục gay gắt trong thời gian tới. (Nguồn: The Economist)

Năm 2000, trao đổi thương mại của Mỹ với châu Á nhiều hơn 50% so với tổng thương mại toàn cầu của Trung Quốc. Ngày nay, quốc gia duy nhất ở châu Á-Thái Bình Dương có trao đổi thương mại với Mỹ nhiều hơn so với Trung Quốc là đất nước Bhutan nhỏ bé.

Mỹ đã sẵn sàng trở lại?

Mặc dù dư luận rất hoan nghênh trọng tâm của Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden là tái thiết lập các liên minh, song chính sách của Mỹ dưới thời chính quyền sắp tới của ông Biden phải tập trung vào việc khôi phục tầm ảnh hưởng kinh tế của Mỹ ở châu Á nếu nước này muốn duy trì ảnh hưởng về lâu dài.

Tin liên quan
Nếu ông Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, Nếu ông Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, 'hiểm họa lớn nhất' với nền kinh tế Trung Quốc là gì?

Trong một tuyên bố hôm 24/11, ông Biden nêu rõ: "Nước Mỹ đã trở lại, sẵn sàng dẫn đầu thế giới, chắc chắn sẽ giúp trấn an những người cảm thấy rằng đất nước đã tụt lùi một cách không cần thiết khỏi sân khấu toàn cầu trong những năm gần đây".

Ông Biden cũng nói rằng Mỹ sẽ sớm "tái khẳng định vai trò lịch sử của mình với tư cách là một nhà lãnh đạo toàn cầu”.

Điều này nói thì dễ hơn làm, đặc biệt là ở châu Á. Mặc dù nhận được nhiều sự ủng hộ và có sức mạnh quân sự tại châu Á, song Mỹ có nguy cơ bị "gạt ra rìa" trong dài hạn vì sức mạnh kinh tế của Mỹ bị suy giảm so với Trung Quốc, trong bối cảnh sức mạnh kinh tế được coi là đòn bẩy ảnh hưởng quan trọng nhất trong tất cả các đòn bẩy.

Bất kể những thăng trầm trong 4 năm qua, Mỹ vẫn là cường quốc bên ngoài được yêu thích trong khu vực. Theo nghiên cứu của Pew, 64% số người được hỏi ý kiến ở 6 quốc gia châu Á có quan điểm ủng hộ Mỹ, trong đó, tỷ lệ người yêu mến Mỹ cao nhất là ở Hàn Quốc và Philippines.

Tiếp đó là vấn đề phòng thủ. Trung Quốc có thể có hạm đội lớn nhất thế giới và một loạt vũ khí mới, nhưng ở châu Á và Thái Bình Dương, Mỹ vẫn chiếm ưu thế quân sự, ít nhất là nhờ các mối quan hệ lên minh rộng rãi với các nước trong khu vực.

Ngay cả Ấn Độ, một quốc gia có nguyên tắc không liên kết, cũng đã ký một thỏa thuận quốc phòng với Mỹ do lo ngại về những ý định của Bắc Kinh sau vụ đụng độ biên giới hồi tháng 5/2020.

Tuy nhiên, về lâu dài, cái nhìn tích cực của các nước trong khu vực dành cho Mỹ và sức mạnh quân sự của nước này ở khu vực không thể sánh được với sức mạnh kinh tế vì 2 lý do: Thứ nhất, như Tổng thống Donald Trump đã ám chỉ, các mối quan hệ an ninh có thể bị phá vỡ. Thứ hai, như châu Á đã chứng kiến tận mắt trong nửa thế kỷ qua, cải thiện kinh tế là cách để các nhà lãnh đạo đưa người dân thoát khỏi đói nghèo, đáp ứng khát vọng cuộc sống và củng cố sức mạnh quốc gia nói chung.

Vị thế thương mại bị đảo ngược

Thế nhưng, thật không may cho Mỹ khi quốc gia này đang thua trong cuộc chiến sức mạnh kinh tế ở châu Á. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến vấn đề thương mại.

Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, vào năm 2000, kim ngạch thương mại của Mỹ với châu Á trị giá 703,4 tỷ USD, cao hơn 50% so với con số tổng thương mại toàn cầu của Trung Quốc cùng năm đó là 474,3 tỷ USD. Đồng thời, Mỹ là đối tác thương mại chủ đạo của 80% các nước trên thế giới, bao gồm hầu hết các quốc gia ở châu Á, ngoại trừ Iran và một số quốc gia Trung Á.

Thế nhưng, ngày nay, vị thế thương mại này của Mỹ đã gần như bị đảo ngược hoàn toàn. Trung Quốc đã vượt qua đối thủ chiến lược của mình xét trên tổng thương mại toàn cầu, từ 4,6 nghìn tỷ USD lên 4,3 nghìn tỷ USD kể từ năm 2018 và đã "soán ngôi" Mỹ trở thành đối tác thương mại chủ chốt tại 128 quốc gia trong tổng số 190 quốc gia được khảo sát.

Đó là quy mô cho thấy sự đảo ngược giữa hai cường quốc mà đến năm 2018, quốc gia duy nhất mà Mỹ vẫn duy trì được vai trò thống trị về thương mại ở châu Á là Bhutan, một vương quốc xa xôi trên dãy Himalaya với dân số chưa đầy 1 triệu người.

Ngày 15/11 vừa qua, Trung Quốc và 14 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác, chiếm 2,2 tỷ dân và 30% sản lượng kinh tế thế giới - đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Tin liên quan
Tuyên bố không yêu cầu đồng minh cắt đứt Tuyên bố không yêu cầu đồng minh cắt đứt 'duyên nợ' với Trung Quốc, Mỹ thực sự muốn gì?

Điều trớ trêu là con đường dẫn đến RCEP lại do chính Washington đặt ra. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là trọng tâm trong chiến lược “trục xoay sang châu Á” của Tổng thống Barack Obama với mục đích mở rộng xuất khẩu và đầu tư của Mỹ vào khu vực, theo đó giúp thúc đẩy lợi ích của Washington.

Khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi hiệp định, điều này đã phát đi tính hiệu, dù chủ tâm hay không, rằng Washington không còn là đối tác thương mại đầy tham vọng mà khu vực mong muốn. Ở một mức độ nào đó, việc ra đời RCEP đã lấp đầy khoảng trống này.

Câu hỏi đặt ra lúc này là chính quyền mới của Mỹ dưới thời ông Biden có thể làm gì với RCEP. Việc giành lại vị trí lãnh đạo kinh tế của Mỹ ở châu Á sẽ rất khó khăn do sự ra đời của RCEP và do Biden chưa có bất kỳ cam kết chắc chắn nào về việc tái gia nhập TPP hoặc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình (CPTPP).

Điều này không có nghĩa là nước Mỹ sẽ mất đi vị thế lãnh đạo kinh tế của mình. Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới xét về những tiêu chí tuyệt đối và vẫn là nước nắm giữ những "quân át chủ bài" chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương mà về lý thuyết có thể sử dụng làm đòn bẩy để thúc đẩy sức mạnh kinh tế của Mỹ trong khu vực.

Tuy nhiên, Mỹ không còn nhiều thời gian. Với sức mạnh quân sự trong khu vực và sự ủng hộ của các nước đối với Mỹ, nếu Washington không quyết đoán tìm cách giành lại vị thế là đối tác thương mại hàng đầu ở châu Á và Thái Bình Dương, khi đó, như cách nói của ông Biden, tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực có thể chỉ là giá trị lịch sử vĩnh viễn.

Mỹ- Trung Quốc: Tình thời giận lấn thương

Mỹ- Trung Quốc: Tình thời giận lấn thương

TGVN. Tuần qua, chính quyền của Tổng thống Donald Trump tiếp tục gia tăng sức ép với Trung Quốc. Từ diễn biến này, hãy nhìn ...

Yếu tố nào giúp Trung Quốc tự tin 'vượt mặt' Mỹ tại Đông Nam Á?

Yếu tố nào giúp Trung Quốc tự tin 'vượt mặt' Mỹ tại Đông Nam Á?

TGVN. Chiến lược 'ngoại giao vaccine Covid-19' đang được Trung Quốc vận dụng khéo léo tại khu vực Đông Nam Á.

Bầu cử Mỹ 2020: Nếu ông Joe Biden chiến thắng, chính sách của Mỹ với Đông Nam Á sẽ ra sao?

Bầu cử Mỹ 2020: Nếu ông Joe Biden chiến thắng, chính sách của Mỹ với Đông Nam Á sẽ ra sao?

TGVN. Nếu đắc cử, ứng viên Joe Biden có khả năng 'xoay trục' sang Đông Nam Á với các chính sách bình tĩnh và nhất ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Giảm bớt lo ngại về nguồn cung, dầu thế giới lao dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Giảm bớt lo ngại về nguồn cung, dầu thế giới lao dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 8/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 7/5, giá dầu giảm nhẹ do có dấu hiệu giảm bớt lo ngại về nguồn cung và tồn ...
Trạm cứu hộ trái tim tập 27: An Nhiên tung chiêu trói buộc Nghĩa? Bà Lan hé lộ bí mật khiến bà Xinh sốc nặng

Trạm cứu hộ trái tim tập 27: An Nhiên tung chiêu trói buộc Nghĩa? Bà Lan hé lộ bí mật khiến bà Xinh sốc nặng

Trạm cứu hộ trái tim tập 27, An Nhiên có nghe lời Việt để tung chiêu trói buộc Nghĩa? Bà Xinh sốc nặng khi nghe bí mật từ bà Lan...
Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn ở nhiều nước châu Phi, có tên gọi 'Sư tử châu Phi 2024', kéo dài đến ngày 31/5.
Thỏa thuận vận tải khí đốt Nga tới châu Âu sắp chấm dứt, Moldova tuyên bố không 'cản đường' Moscow

Thỏa thuận vận tải khí đốt Nga tới châu Âu sắp chấm dứt, Moldova tuyên bố không 'cản đường' Moscow

Bộ trưởng Năng lượng Moldova tuyên bố, nước này sẽ không cản trở việc cung cấp khí đốt của Nga tới khu vực ly khai Transnistria.
Tài năng và nhan sắc của Hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài

Tài năng và nhan sắc của Hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài

Ngoài sự nghiệp đấu bóng chuyền, Nguyễn Thu Hoài đang theo học ngành kinh tế và còn mở trung tâm dạy tiếng Anh.
Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì?

Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì?

Trong quý I/2024, Indonesia tăng trưởng 5,11%, vượt mức 5% mà các nhà kinh tế dự đoán trước đó.
Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn ở nhiều nước châu Phi, có tên gọi 'Sư tử châu Phi 2024', kéo dài đến ngày 31/5.
Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

3 tàu Hải quân Ấn Độ đã đến Singapore, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày trong khuôn khổ hoạt động của Hạm đội miền Đông ở Biển Đông.
Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Sau lễ nhậm chức, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2030, triển vọng 2036.
Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Israel cho hay, việc tấn công vào Rafah giúp gây áp lực buộc Hamas phải chấp nhận thỏa thuận và thúc đẩy mục tiêu tiêu diệt phong trào Hồi giáo.
Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/5.
Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga, Mỹ-Nhật căng vì phát biểu của Tổng thống Biden, Israel tấn công Rafah là một số tin thế giới nổi bật 24h qua.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động