Syria vẫn bất ổn sau 6 năm nội chiến

Ngày 15/3 đánh dấu mốc 6 năm diễn ra cuộc nội chiến ở Syria. Bước sang năm thứ 7, cuộc khủng hoảng Syria vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc khi bất đồng giữa các bên vẫn chưa thể hóa giải. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
syria van bat on sau 6 nam noi chien Syria: Mỹ triển khai thêm 400 binh sỹ hỗ trợ tấn công Raqa
syria van bat on sau 6 nam noi chien 15 binh sĩ thiệt mạng trong hai vụ đánh bom ở Aleppo, Syria

Khởi nguồn từ biểu tình quy mô nhỏ 

Syria là một quốc gia có dân số chủ yếu là người Hồi giáo dòng Sunni, chiếm khoảng 70% dân số. Tuy nhiên, cộng đồng thiểu số người Alawite, thuộc dòng Hồi giáo Shiite chiếm khoảng 16% dân số, lại nắm quyền từ năm 1960 với sự tập trung quyền lực trong tay đảng Baath. Quân đội và bộ máy an ninh của Syria cũng được những người Alawite và các thành viên gia đình Tổng thống Bashar al-Assad lãnh đạo.

syria van bat on sau 6 nam noi chien
Trẻ em Syria chơi giữa đống đổ nát của chiến tranh. (Nguồn: Getty Images)

Vốn được xem là nhà nước ổn định nhất trong thế giới Ả-rập, thế nhưng khi cơn lốc biểu tình chống chính phủ lan rộng ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi, đất nước Syria cũng không thể tránh khỏi vòng xoáy của cơn lốc ấy. Ngày 15/3/2011, những người Hồi giáo dòng Sunni ở Syria đã tổ chức biểu tình chống chính phủ, châm ngòi cho những rối ren trong xã hội và các cuộc xung đột sắc tộc. Tuy ban đầu các cuộc biểu tình chỉ ở quy mô nhỏ với mục tiêu mở rộng các quyền tự do, sau đó nó đã lan rộng và trở thành các cuộc biểu tình đòi “lật đổ chính quyền” hiện hành, lấy lý do cuộc sống không được cải thiện trong khi nạn tham nhũng tràn lan.

Phe đối lập, những người nổi dậy, các binh sĩ đào ngũ tập hợp thành “Quân đội Syria tự do” (SFA) đứng lên chống chính quyền. Sau đó, các cuộc biểu tình đã lên đến cao trào và biến thành bạo động khi một số kẻ quá khích tấn công và đốt phá một số cơ quan chính quyền địa phương. Trong khi đó, những người ủng hộ chính phủ cũng tổ chức các cuộc biểu tình phản đối phe đối lập tại nhiều thành phố trên cả nước. Họ khẳng định sự ủng hộ với ông al-Assad, coi ông là trụ cột của Syria trong xây dựng đất nước.

Kể từ đó, Syria rơi vào bất ổn với hàng loạt cuộc biểu tình quy mô lớn, dẫn đến bạo lực, đổ máu... khiến không chỉ khu vực mà cả thế giới quan ngại. Dư luận cho rằng, tuy ban đầu cuộc khủng hoảng ở Syria diễn ra chỉ như là một phong trào chính trị hòa bình kêu gọi chuyển đổi dân chủ và phái ôn hòa vẫn là lực lượng chiếm ưu thế ở phe đối lập, sau này cuộc khủng hoảng Syria bắt đầu lan rộng và biến thành nội chiến đẫm máu giữa quân đội chính quyền với phe đối lập. Trong khi đó, các nhóm Hồi giáo cực đoan đã lợi dụng sự bất ổn ở Syria để biến nước này thành một “mặt trận” của các tổ chức khủng bố. 

Làn sóng di cư lớn

Cuộc nội chiến kéo dài 6 năm qua tại Syria đã cướp đi sinh mạng của hơn 310.000 người và khiến hàng triệu người Syria phải rời bỏ đất nước, gây ra cuộc khủng hoảng người di cư tồi tệ tại châu Âu. Không chỉ tràn sang các nước láng giềng, người tị nạn Syria còn mạo hiểm tính mạng, lênh đênh trên những con thuyền thô sơ, vượt biển tới nơi mà họ coi là “miền đất hứa” châu Âu. 

Làn sóng người Syria bất ngờ ùn ùn đổ vào đã khiến “Lục địa già” lâm vào cuộc khủng hoảng người di cư tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chủ đề này đã khiến Liên minh châu Âu (EU) phải tiến hành nhiều hội nghị khẩn cấp trong năm 2015 và 2016 để tìm giải pháp. Làn sóng người di cư khổng lồ, chủ yếu đến từ Syria, đã khiến nhiều quốc gia ở châu Âu bất lực và đẩy EU vào tình trạng “rối như canh hẹ”.

Bất đồng giữa các nước thành viên về vấn đề này càng lớn hơn sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel mở cửa biên giới Đức cho người tị nạn, gây ra tình trạng mắc kẹt tại các nước trung chuyển, buộc một số nước phải tái khởi động các chốt kiểm tra biên giới. Trong khi đó, thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ để tìm nơi ở cho hơn 2 triệu người di cư Syria bị mắc kẹt ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa đạt được kết quả khả quan.

Không chỉ bào mòn phúc lợi xã hội của EU, làn sóng người di cư ồ ạt đến từ Syria còn gây ra các nguy cơ an ninh lớn, nhất là tại các cửa khẩu biên giới. Chính vì vậy, một số quốc gia thành viên EU đã tiến hành đóng cửa biên giới để ngăn tình trạng quá tải người di cư. 

syria van bat on sau 6 nam noi chien
Những người di cư Syria tìm cách vượt hàng rào thép gai vào Hungary từ biên giới Serbia. (Nguồn: Reuters)

Mối đe dọa khủng bố

Không chỉ gây ra tình trạng quá tải, năm 2015 và 2016, làn sóng người di cư từ Syria còn trở nên nguy hiểm hơn khi các phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là phiến quân thuộc Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng  lợi dụng trà trộn vào dòng người này để tràn vào các nước mục tiêu ở phương Tây.

Thực tế, đây không còn là mối đe dọa mà đã trở thành nỗi sợ hãi sau hàng loạt vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ở Pháp, Đức, Bỉ. Các nhóm khủng bố, đặc biệt là IS, cũng không hề che giấu âm mưu phát triển những mầm mống của IS ra toàn thế giới, nhất là châu Âu. Mối đe dọa khủng bố này đã thổi bùng ngọn lửa cực hữu vốn đã âm ỉ cháy ở châu Âu. Khủng bố đã trở thành một trong những chủ đề nổi cộm trong các cuộc tranh luận chính trị tại “Lục địa già”.

Những người theo đường lối dân túy đã tận dụng sự hoang mang, sợ hãi của người phương Tây, kêu gọi những chính sách kiểu như không tiếp nhận người di cư, cấm cửa người Hồi giáo mà phần lớn trong số đó đến từ Syria. Như vậy, có thể thấy chỉ riêng cuộc nội chiến ở Syria đã gây ra vô số hệ lụy khiến cả thế giới, đặc biệt là châu Âu rúng động. 

Thay đổi cục diện quan hệ nước lớn

Vấn đề về Syria đã khiến cục diện quan hệ giữa các nước lớn thay đổi khi chính quyền Syria cho phép Nga không kích IS trên lãnh thổ Syria. Chỉ trong 3 tuần đầu không kích lực lượng IS ở Syria, Nga đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố này ở Trung Đông.

Hàng trăm cứ điểm quan trọng, nhiều nhà máy sản xuất vũ khí của IS đã bị phá hủy, hàng trăm tay súng IS bị tiêu diệt, nhiều chiến binh của tổ chức này phải rời bỏ hàng ngũ vì khiếp sợ. Chỉ với thời gian ngắn và gần 500 đợt không kích liên tục cả ngày lẫn đêm, Nga đã làm được điều mà Mỹ và liên quân hùng hậu gồm hàng chục quốc gia chưa thể làm được. Đến nay quân đội Nga đã thực hiện 71.000 cuộc không kích vào cơ sở hạ tầng của các nhóm khủng bố, phá hủy 725 trại huấn luyện, 405 nhà máy và xưởng sản xuất đạn dược, tiêu diệt 35.000 tay súng... giúp quân đội Syria giải phóng 12.360 km2 lãnh thổ trong đó có thành phố chiến lược Aleppo và 499 điểm dân cư.

Những kết quả mà quân đội Nga giành được tại chiến trường Syria đã khiến chiến dịch không khích chống IS của Mỹ và các đồng minh phương Tây bị lu mờ. Dù Mỹ khẳng định chiến dịch ném bom của Nga để hậu thuẫn Tổng thống Al-Assad sẽ không thay thế được sứ mệnh quân sự riêng của liên minh do Mỹ đứng đầu, nhưng một thực tế không thể phủ nhận là sự hiện diện của Moscow đã buộc quân đội Mỹ phải thích nghi với không gian chiến trường mới, bất ngờ và phức tạp hơn. Điều này đã giúp Tổng thống Nga Vladimir Putin thể hiện được tầm ảnh hưởng lớn hơn tại khu vực Trung Đông, thách thức trực tiếp vai trò của Mỹ tại khu vực chiến lược này.

Nỗ lực đem lại hòa bình

Nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài 6 năm qua tại Syria, kể từ đầu năm 2016 đến nay đã diễn ra 4 cuộc hòa đàm giữa Chính phủ Syria và các nhóm đối lập tại Geneva, Thụy Sỹ do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ.

Mặc dù đại diện Chính phủ Syria và đại diện lực lượng đối lập đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại cuộc đàm phán đầu tiên ngày 27/2/2016, tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán, vấn đề chuyến tiếp chính trị và yêu sách của phe đối lập đòi Tổng thống Al-Assad phải từ bỏ quyền lực vẫn là vấn đề gây trở ngại lớn nhất.

Ngày 8/3 vừa qua, Đặc phái viên LHQ Staffan de Mistura thông báo chính phủ và các nhóm đối lập tại Syria đã được mời tham gia vòng hòa đàm mới tại Geneva vào ngày 23/3 tới. Đặc phái viên LHQ cũng cho biết vòng đàm phán thứ 5 sẽ tập trung vào tiến trình quản trị, hiến pháp, bầu cử, chống khủng bố cũng như có thể thảo luận về quá trình tái thiết.

Ngoài các cuộc đàm phán hòa bình do LHQ bảo trợ, từ đầu năm 2017 đến nay cũng đã diễn ra 2 cuộc hòa đàm giữa Chính phủ Syria và các lực lượng đối lập tại thủ đô Astana (Kazakhstan) do Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bảo trợ. Cuộc họp về Syria tại Astana là sáng kiến của Tổng thống Nga Putin nhằm mở ra cơ hội để khuyến khích các thủ lĩnh phe đối lập Syria tham gia vào "tiến trình chính trị" tiến tới có thể chấm dứt sự đổ máu, củng cố thỏa thuận ngừng bắn vốn rất mong manh tại Syria. 

Các nhà phân tích cho rằng, dù còn nhiều bất ổn song những nỗ lực của cộng đồng quốc tế hy vọng sẽ mở ra cơ hội mang lại hòa bình cho Syria sau 6 năm nội chiến.

syria van bat on sau 6 nam noi chien Thổ Nhĩ Kỳ: Đánh bom tại khu vực biên giới giáp Syria

Ngày 17/2, một vụ đánh bom xe đã xảy ra tại tỉnh Sanliurfa ở khu vực Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, nằm gần biên giới ...

syria van bat on sau 6 nam noi chien Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và quân nổi dậy Syria tiến vào thành trì Al-Bab của IS

Tại Trung Đông và Bắc Phi, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và quân nổi dậy Syria ngày 11/2 đã tiến vào thị trấn Al-Bab ...

syria van bat on sau 6 nam noi chien Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cùng hành động tại Syria

Trong cuộc điện đàm diễn ra đêm 7/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí quan ...

Thanh Lâm (tổng hợp)

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?
Vận động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Vận động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh tổ chức ‘Tọa đàm quốc tế vai trò cộng đồng doanh nhân, trí thức người Việt Nam ...
Bài tarot hôm nay 4/5: Mức độ ghen tuông của người ấy là cao hay thấp?

Bài tarot hôm nay 4/5: Mức độ ghen tuông của người ấy là cao hay thấp?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem mức độ ghen tuông của người ấy là cao hay thấp nhé!
Lần đầu tiên ghi nhận đười ươi tự bôi thảo dược chữa lành vết thương trên mặt

Lần đầu tiên ghi nhận đười ươi tự bôi thảo dược chữa lành vết thương trên mặt

Các nhà khoa học quan sát thấy một con đười ươi (vượn orangutan) bôi thảo dược lên vết thương trên mặt và dường như chữa lành vết thương này.
Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024

Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024

Cho tôi hỏi pháp luật quy định trường hợp nào thì được cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân? – Độc giả Ánh Nguyệt
Học giả và báo chí Argentina ca ngợi, đưa tin đậm nét về Ngày thống nhất đất nước của Việt Nam

Học giả và báo chí Argentina ca ngợi, đưa tin đậm nét về Ngày thống nhất đất nước của Việt Nam

Nhiều tờ báo, trang web của Argentina đã đăng tải bài viết đậm nét về Ngày thống nhất đất nước 30/4, một sự kiện lịch sử quan trọng của Việt ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động