TIN LIÊN QUAN | |
Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại và tuyên truyền biển, đảo và phân giới, cắm mốc | |
Giải tỏa thắc mắc của dư luận về biên giới, biển đảo |
Tham dự lễ trao giải có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn, Đại sứ - Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam bên cạnh Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) Lê Hồng Phấn, Chủ tịch Hội hữu nghị Pháp - Việt (AAFV) Gérard Daviot, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF) Ngô Kim Hùng, cùng nhiều bạn bè Pháp và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Pháp.
Đạo diễn người Pháp Daniel Roussel phát biểu sau khi nhận giải. (Nguồn: Cinema Histoire Pessac) |
Bộ phim dài 52 phút "Cuộc chiến tranh Việt Nam: Ở trong tâm của các cuộc đàm phán bí mật" của đạo diễn Daniel Roussel kể lại câu chuyện về các cuộc đàm phán bí mật, cuộc đấu trí căng thẳng từ năm 1968 đến năm 1973 giữa Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Cố vấn an ninh quốc gia, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.
Tổng cộng 45 cuộc họp bí mật đã diễn ra tại các thành phố Choisy-le-Roi, Gif-sur-Yvette và Saint-Nom-la-Bretèche ở ngoại ô Paris. Để ký được Hiệp định Paris, các bên đã trải qua 247 phiên họp công khai và bí mật, kéo dài từ ngày15/3/1968 đến ngày 27/1/1973. Đây được coi là cuộc đàm phán ngoại giao dài nhất trong lịch sử Việt Nam.
Để thực hiện bộ phim này, tác giả Daniel Roussel đã có quá trình chuẩn bị tư liệu từ rất lâu, với các cuộc gặp gỡ, phỏng vấn nhiều nhân chứng lịch sử, thành viên đoàn đàm phán Hiệp định Paris. Ngay từ năm 1984, khi công tác tại Việt Nam với tư cách là phóng viên thường trú báo "Nhân đạo", ông đã có các cuộc gặp gỡ, trò chuyện với các nhân vật lịch sử như Lê Đức Thọ, Nguyễn Cơ Thạch, Hà Văn Lâu… Sau này, khi thực hiện bộ phim, ông cùng đoàn làm phim đã phỏng vấn nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp Trịnh Ngọc Thái và nhiều nhân chứng khác.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn đã chúc mừng nhà báo, đạo diễn Daniel Roussel xuất sắc vượt qua nhiều tác giả khác để giành được Giải Nhất - Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ 2, năm 2015 - do Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Chỉ đạo trung ương về công tác thông tin đối ngoại, tổ chức nhằm tôn vinh các nhà báo Việt Nam và nước ngoài có các tác phẩm có giá trị, góp phần vào việc quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn bày tỏ hy vọng, giải thưởng sẽ là nguồn cảm hứng mới để nhà báo Daniel Roussel tiếp tục cho ra đời các tác phẩm có giá trị lớn hơn nữa và giành được các giải thưởng cao quý khác.
Nhà báo Daniel Roussel đã bày tỏ xúc động khi được nhận giải thưởng. Ông cho biết nhận được giải thưởng trên là niềm vinh dự lớn lao và là dấu ấn đáng nhớ trong đời khiến ông vô cùng xúc động. Ông chia sẻ, đất nước Việt Nam vô cùng thân thương đối với ông, là nơi ông đã gắn bó từ năm 1984. Ông đã đi rất nhiều nước nhưng luôn trở lại Việt Nam như về quê hương thứ hai của mình. Ông luôn yêu mến đất nước, con người, cảnh vật và trân trọng truyền thống văn hóa của Việt Nam. Đây là phần thưởng dành cho ông và cả đội ngũ thực hiện bộ phim trong hai năm, từ khâu viết kịch bản đến khâu phỏng vấn, quay phim, dựng hình…
Được biết, Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần 2- năm 2015 thu hút khoảng 800 tác phẩm từ khắp nơi trên thế giới và được thể hiện bằng 11 thứ tiếng gồm tiếng Việt, Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Bulgaria.
Cần tập trung nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại Đó là phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ X-năm 2015, tối qua ... |
Giải Báo chí Quốc gia 2015: Chất lượng đặt lên hàng đầu Với 1.660 tác phẩm dự giải, Giải Báo chí Quốc gia 2015 có số lượng tham gia lớn nhất trong 10 năm tổ chức. |
70 năm song hành cùng phóng viên nước ngoài tại Việt Nam Những thế hệ Vụ Thông tin Báo chí Bộ Ngoại giao đã tiếp nối, song hành cùng phóng viên nước ngoài, là “địa chỉ tin ... |