TIN LIÊN QUAN | |
Hội nghị trực tuyến về đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước | |
Từ nay đến 2015, cần cổ phần hóa 432 doanh nghiệp |
Tại Diễn đàn về "Cơ hội đầu tư trong tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước 2016-2020" tổ chức tại Hà Nội ngày 2/12 vừa qua, ông Kiên đưa ra hai lý do. Thứ nhất, thay đổi cơ cấu sở hữu của DN dẫn đến mô hình quản trị hiện đại không đạt như kỳ vọng. Thứ hai, việc đặt tên dù hay đến mấy cũng chỉ là hình thức.
Cổ phần hóa (CPH) chỉ là hình thức?
Vị Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội “nhắn gửi” doanh nghiệp (DN): “Nếu có lỡ nhận nhiều huân chương quá thì phải nhìn lại mình, vì rất “hoài nghi” có thể đây lại là những DN làm ăn “bết bát” nhất, vì công việc chủ yếu của những DN này phần lớn lo đi chạy huân chương nên không còn thời gian tập trung nghiên cứu thị trường và kinh doanh”.
Diễn đàn về cơ hội đầu tư trong tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2016-2020 tại Hà Nội ngày 2/12/2016. (Ảnh: Việt Nguyễn) |
Thẳng thắn nhìn nhận việc CPH còn chậm, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính cho biết, vấn đề cổ phần hóa nhanh hay chậm, nhìn số lượng có thể thấy được nhưng so với tốc độ của phát triển của nền kinh tế thì việc cổ phần hóa bị chậm, việc giảm số lượng doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) chỉ về hình thức.
“Chậm còn là do chưa thay đổi được quản trị của DN. Hiện ở đâu đó vẫn theo lối mòn cũ trong các DNNN là tính trách nhiệm với hiệu quả đồng vốn vẫn chưa có nhiều. Bài toán “bình mới rượu cũ” vẫn xảy ra, ông Tiến nói.
Còn theo ông Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 2011 đến tháng 9/2016 đã có 426 DN triển khai xong cổ phần lần đầu, trong đó chỉ có 254 DN bán được hết số cổ phần chiếm 60%, 172 DN, chiếm 40%, chưa bán hết cổ phần, điều đó thể hiện sự hấp thụ từ bên ngoài còn chưa được cao.
Báo cáo của Bộ Tài chính mới đây cũng báo cáo cụ thể những doanh nghiệp lớn còn có vốn của Nhà nước cao sau khi cổ phần như: Lilama có 98%, Tổng công ty (TCT) hàng không Việt Nam 95,5%, TCT xăng dầu 94,99%, TCT thép 93,6%, Cảng hàng không 92%...
“Như vậy, số vốn Nhà nước sau CPH vẫn còn khá lớn. Đâu là nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này?”, ông Hùng đặt câu hỏi.
Đồng quan điểm, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý Trung Ương (CIEM) nhấn mạnh, cái chúng ta cần là thực chất chứ không phải hình thức “màu mè”.
Cần tháo gỡ rào cản cho DN tư nhân
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch tái cơ cấu kinh tế và đã được sự thống nhất cao từ Quốc hội, Chính phủ trong việc thay đổi mô hình kinh tế, trong đó xác định nền kinh tế tư nhân là quan trọng.
Kinh tế tư nhân là động lực chính, mục tiêu chính của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, phân bổ lại nguồn lực để phát triển một cách hiệu quả, đồng thời tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao sức mạnh nội địa. Theo đánh giá của ông Lộc, quá trình cơ cấu lại giai đoạn 2011-2015 vẫn chậm và chưa đi vào thực chất.
Là người được ví đã từng “ăn, ngủ” với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), lắng nghe hơi thở của họ từng ngày, từng giờ, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế VCCI cho rằng, DNNVV chỉ cần công bằng chứ chưa cần ưu đãi cũng là điều quá khó.
Chứng minh cho việc này, ông Đậu Anh Tuấn đã chỉ ra những bất cập từ cuộc điều tra do VCCI tiến hành, tỷ lệ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân (DNTN) chỉ chiếm 30%. "Chúng tôi cho rằng phải tháo gỡ các cản trở cho DNTN đang gặp phải để họ có cơ hội kinh doanh và có lãi, ông Tuấn cho biết.
DN phấn đấu để...nghèo
Lẽ thông thường, DN có quy mô lớn hơn có bộ phận nhân sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm hơn thì đáng ra thủ tục hành chính phải thuận lợi và rẻ hơn. Nhưng ở Việt Nam lại không như thế. Những cuộc điều tra cho thấy dường như các DN có quy mô lớn càng phải đón tiếp các đoàn thanh kiểm tra càng nhiều, xử phạt vi phạm hành chính nhiều hơn các DN nhỏ.
Cũng bởi xu thế của các cơ quan hành pháp như thuế, thị trường thường “nhè” các DN lớn mà phạt khiến nhiều DN “tặc lưỡi” thà cứ làm ăn “nhì nhằng”, “khôn dựng trại, dại dựng nhà”, DN càng làm lớn thì độ rủi ro càng cao. Cảm nhận về môi trường kinh doanh tại Việt Nam hiện nay, bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Traphaco chia sẻ tâm lý của một bộ phận không nhỏ DN muốn phấn đấu để...nghèo vì sẽ được nhận hỗ trợ và vì phản ứng dây chuyền đoàn kiểm tra chỉ tìm đến những DN lớn.
Dẫn báo cáo của Đại học Fullbright, ông Đậu Anh Tuấn cho biết nền kinh tế Việt Nam có 4 động cơ, thì 3 động cơ đang trục trặc, chỉ có mỗi FDI là mạnh. Dù vậy, thời gian tới FDI có duy trì được hay không thì rất khó đoán định.
Bức tranh kinh tế DNTN Việt Nam rất đáng ngại bởi quy mô của nhiều DN đang ngày càng nhỏ đi, hoạt động không hiệu quả. Cụ thể, nếu như lao động bình quân một doanh nghiệp năm 2009 là hơn 40 người thì đến năm 2015 chỉ còn 26 người.Theo khảo sát, 58% doanh nghiệp tư nhân không có thu nhập để nộp thuế. Các chỉ số khác cũng đáng quan ngại. Chẳng hạn, việc xuất khẩu dù tăng trưởng nhanh, nhưng xuất đi được 10 đồng thì 8 đồng thuộc khu vực có vốn nước ngoài, chỉ có 2 đồng thuộc doanh nghiệp nội, trong khi 4 năm trước tỷ lệ này là 50/50.
“Nếu chúng ta vẫn sính bệnh hình thức, ngồi báo cáo toàn màu hồng, rồi cùng nhau nhận huân chương, ngực ai cũng đỏ ối thì vô nghĩa”, ví von trên của ông Kiên cũng chính là câu hỏi đang được đặt ra cần câu trả lời.
Chính thức cho phép phá sản doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ kéo dài Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế 2016 - 2020, trong đó sẽ thực hiện phá ... |
APEC kêu gọi doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạch định chính sách kinh tế Ngày 27/2, tại San Francisco (Mỹ) đã diễn ra Hội nghị doanh nghiệp APEC. |
Quốc hội thảo luận lần đầu Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế Chiều 24/5, tại phiên họp tổ, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận lần đầu về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền ... |
Công ty gia đình: Hệ thống quản trị là yếu tố quyết định Một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp tư nhân thành công trên thế giới và cả ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp ... |