Tại sao ‘Bản sắc’ là cuốn sách chính trị hay nhất năm 2018?

Hà Anh
TGVN. 'Bản sắc', tác phẩm mới nhất của tác giả Francis Fukuyama, từng đạt giải Sách hay nhất năm 2018 của tờ The Times (Anh) và Sách chính trị hay nhất năm 2018 do Financial Times đã có mặt tại Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Francis Fukuyama, tác giả của cuốn sách "Bản sắc" sinh năm 1952 là nhà triết học, chuyên gia kinh tế chính trị và tác giả người Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard và từng làm việc trong bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Ông từng là thành viên của Ban Khoa học Chính trị của RAND Corporation và đang giữ chức thành viên hội đồng của Diễn đàn Quốc tế về Nghiên cứu Dân chủ do Quỹ Quốc gia về Dân chủ thành lập. Ông cũng là một trong 25 nhân vật hàng đầu của Ủy ban Thông tin và Dân chủ do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đưa ra.

Tại sao ‘Bản sắc’ là cuốn sách chính trị hay nhất năm 2018?
Bìa cuốn sách "Bản sắc" xuất bản tại Việt Nam. (Nguồn: NXB)

Fukuyama từng có nhiều bài viết về các vấn đề liên quan tới chính sách phát triển và quốc tế. Ông là tác giả của những công trình về chính trị, kinh tế, khoa học nổi tiếng như The Origins of Political Order, Our Posthuman Future: Consequences of the Biotechnology Revolution... Trong đó, The End of History and the Last Man xuất bản năm 1992 là cuốn sách nổi tiếng nhất, đã được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ khác.

Năm 2014, Fukuyam từng dự đoán rằng nước Mỹ sẽ bị các nhóm lợi ích đầy quyền lực nắm giữ. Lời tiên đoán của ông được chứng thực khi có một loạt nhân vật phi chính trị, có chủ nghĩa dân tộc kinh tế và khuynh hướng độc tài lên nắm quyền, có khuynh hướng đe dọa gây mất ổn định cho trật tự toàn thế giới.

Trong tác phẩm mới nhất “Bản sắc: Nhu cầu phẩm giá và chính trị phẫn nộ” (tên tiếng Anh: “Identity: The Demand for Dignity and the Politics of Resentment”), Francis Fukuyama quay lại các chủ đề mà ông bắt đầu khám phá vào năm 1992 và vẫn viết về nó kể từ đó: sự công nhận, phẩm giá, bản sắc, nhập cư, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và văn hóa.

Cụ thể, cuốn sách này là sự kết hợp của Bài giảng Tưởng nhớ Lipset về nhập cư và bản sắc năm 2005 và bài giảng tại Quỹ Latsis ở Geneva năm 2011 về nhập cư và bản sắc châu Âu của Fukuyama.

Theo đó, nhu cầu được công nhận về bản sắc là yếu tố chủ đạo, có thể bao gồm rất nhiều hiện tượng đang diễn ra trong chính trị thế giới ngày nay. Sự công nhận phổ quát - tạo nền móng cho nền dân chủ tự do - vẫn không ngừng bị thách thức bởi các hình thái hạn hẹp hơn, đó là sự công nhận dựa trên quốc gia, tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc, dân tộc, giới tính, tất cả gây nên chủ nghĩa dân túy chống nhập cư, sự bùng phát của Đạo Hồi chính trị hóa, “chủ nghĩa tự do bản sắc” chống đối tại các trường đại học và sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc da trắng.

Arjun Neil Alim của The Standard (London) cho rằng: “Bản sắc là một bản cáo trạng về thời đại nguy hiểm mà chúng ta đang sống ngày nay". Còn tờ The New York Times cũng viết: “Chúng ta cần thêm nhiều nhà tư tưởng thông tuệ như Appiah và Fukuyama để cày xới mảnh đất của sự tiên đoán. Và chúng ta cũng cần nhiều độc giả hơn để đọc những gì mà các nhà tư tưởng ấy thu hoạch được".

“Với cách lập luận đầy thuyết phục và cấp thiết, nhà khoa học chính trị lừng danh khẳng định khao khát được công nhận về phẩm giá là khao khát hàng đầu của con người và không thể thiếu trong công cuộc thúc đẩy nền dân chủ. Cuốn sách là một bản phân tích chặt chẽ về những mối đe dọa thảm khốc đối với nền dân chủ", Kirkus Reviews nhận xét.

Fukuyama hiện là giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế và Giám đốc Chương trình Phát triển Quốc tế tại Trường Paul H. Nitze về Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao, thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, DC. Ông từng giữ chức Chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli của Đại học Stanford (FSI), Giám đốc Mosbacher của Trung tâm Dân chủ, Phát triển và Pháp quyền của FSI (CDDRL), và Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Chính sách Quốc tế của Stanford.

Xem nhiều

Đọc thêm

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động