Mỹ phải thắng trong cuộc chạy đua công nghệ với Trung Quốc. (Nguồn: Forbes) |
Nhận định trên của Mike Rogers, cựu nghị sỹ Mỹ đảng Cộng hòa thuộc bang Michigan, cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện và hiện là Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu về Quốc hội và Tổng thống trên trang The Hill ngày 21/10.
Theo cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, hiện chúng ta đang ở trong một cuộc cạnh tranh toàn cầu nóng bỏng. Cuộc đua giành vị trí dẫn đầu trong các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và mạng 5G sẽ quyết định cán cân sức mạnh địa chính trị trong tương lai. Trong vấn đề này, Mỹ và các đối tác của mình từng có lợi thế rõ ràng, nhưng lợi thế đó có thể không còn được thừa nhận nữa.
Không cố gắng “loại bỏ Trung Quốc”
Mô hình để Trung Quốc đạt được sự vượt trội về công nghệ là một mối nguy hiểm hiện hữu và rõ ràng. Thông qua một thị trường nội địa được bảo vệ, ép buộc các công ty phương Tây chuyển giao công nghệ..., Trung Quốc đang đẩy mạnh lĩnh vực công nghệ để cạnh tranh và vượt qua các đối thủ quốc tế của mình. Thông qua các nhiệm vụ pháp lý buộc doanh nghiệp hợp tác với các cơ quan an ninh và tình báo, các công ty công nghệ Trung Quốc đóng vai trò là "tai mắt" của Bắc Kinh trong nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu.
Trong 18 tháng qua, Mỹ đã dẫn đầu đánh giá về cuộc cạnh tranh này và phát triển các kế hoạch chi tiết để làm thế nào các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo khu vực tư nhân có thể giải quyết thách thức. Bên canh đó, căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn đã thúc đẩy cuộc cạnh tranh về công nghệ. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Mỹ thấy mình ở vào hoàn cảnh phải có được sự vượt trội về công nghệ. Mỹ đã vượt qua những thách thức như vậy trong quá khứ, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chia tách nguyên tử, chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trụ và trong Chiến tranh Lạnh.
Cạnh tranh công nghệ hiện nay đang diễn ra, tuy nhiên, ở một thị trường toàn cầu lớn hơn. Trong lĩnh vực này, câu trả lời không phải là cố gắng “loại bỏ Trung Quốc” mà là tận dụng thế mạnh và lợi thế cạnh tranh của Mỹ giống như các nhà lãnh đạo Mỹ từng làm trong quá khứ, một tầm nhìn chiến lược táo bạo phải được kết hợp với sự sẵn sàng hành động.
Mạnh dạn thay đổi
Trong cuộc cạnh tranh công nghệ, Mỹ thường bị kìm hãm bởi các chính sách và chế độ pháp lý phản ánh nền kinh tế công nghiệp lỗi thời, chứ không phải là nền kinh tế kỹ thuật số trong tương lai. Ví dụ, trong khi các quy định chống độc quyền được thiết kế để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, các công ty Mỹ cũng thấy mình ở trong cuộc cạnh tranh toàn cầu khốc liệt với các hành vi của các công ty Trung Quốc được chính phủ hỗ trợ. Trong môi trường đó, cả vấn đề an ninh quốc gia và cạnh tranh quốc tế cũng phải được cân nhắc.
Tiếp theo, các nhà hoạch định chính sách cũng phải xem xét tầm quan trọng của lợi thế là “người đề xuất đầu tiên” trong việc phát triển công nghệ. Là người đề xuất đầu tiên trong phát triển mạng 4G, Mỹ đã đặt ra tiêu chuẩn và gặt hái những lợi thế lớn từ vị trí lãnh đạo đó. Ngày nay, trong khi các quốc gia khác đua nhau triển khai mạng 5G, các chuyên gia cảnh báo các chính sách lỗi thời của Mỹ đang nhường lại vị trí lãnh đạo công nghệ cho các quốc gia khác.
Cuối cùng, Mỹ phải thúc đẩy sự đổi mới trong cả văn hóa chính trị và hoạch định chính sách. Giống như cuộc đua không gian truyền cảm hứng cho các cải cách chính phủ và các khoản đầu tư mới, cuộc cạnh tranh công nghệ ngày nay đòi hỏi phải có những cải cách, từ chính sách mua sắm và mua sắm thân thiện đổi mới hơn cho đến sự hỗ trợ nhiều hơn cho nghiên cứu cơ bản. Sự hợp tác giữa các phòng thí nghiệm quốc gia và khu vực tư nhân cũng là điều bắt buộc, cũng như sự hợp tác với các đối tác kinh tế và an ninh gần gũi nhất của Mỹ.
Thay vì nhìn vào quá khứ, Mỹ phải nghiên cứu những bài học khó khăn về lịch sử vốn giúp cho Mỹ và các đồng minh vượt qua những thách thức trước đây trước các chế độ độc đoán dựa vào sự thống trị.
"Mỗi lần như vậy, một tầm nhìn táo bạo cho tương lai được kết hợp với quyết tâm, nguồn lực và năng lượng để hiện thực hóa nó. Chúng ta đã nhận ra thử thách lờ mờ này, giờ chúng ta hãy mạnh dạn để giải quyết nó", Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu về Quốc hội và Tổng thống Mike Rogers nhấn mạnh.