Tại sao Nga không thể đánh chặn tên lửa của đối phương tại Biển Đen

N.T.L
Liên tiếp những ngày gần đây, quân đội Nga liên tiếp hứng chịu những tổn thất rất lớn. Ngày 24/12, theo thông tin từ quân đội Ukraine, không quân Nga đã bị mất 3 cường kích Su-34 bởi hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ cung cấp. Theo một số nguồn tin, các phi công bị thiệt mang.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tại sao Nga không thể đánh chặn tên lửa của đối phương tại Biển Đen
Mô phỏng tàu chiến Nga bị tấn công (nguồn Bộ Quốc phòng Nga)

Sự nguy hiểm của tên lửa hành trình với tàu chiến Nga

Sau đó hai ngày, vào đêm 26/12, cảng Feodosia tại Crimea đã bị máy bay chiến thuật Ukraine tấn công bởi tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh và Pháp sản xuất, có tầm bắn lên tới 1.000 km. Một trong số ít tàu đổ bộ lớn của Nga, Novocherkassk, neo đậu tại cảng đã bị hư hỏng nặng. Bộ Quốc phòng Nga chính thức xác nhận, con tàu bị cháy rụi và chìm ngay tại chỗ. Theo một số báo cáo, tàu có thể đang chở hàng hóa quân sự có giá trị như máy bay tấn công không người lái loại Geran, ngoài ra có cả những tổn thất về người. Trên đường quay về, cả hai máy bay Su-24 tấn công cảng này của Ukraine đều bị tiêm kích Nga đánh chặn và tiêu diệt.

Vì sao Hải quân của Nga tiếp tục chịu tổn thất dù chưa tham gia trận chiến. Hãy theo các nhà phân tích quân sự Nga giải mã trường hợp cụ thể này.

Storm Shadow/SCALP-EG là loại tên lửa tầm xa khó phát hiện của phương Tây (từ dưới 300 km đến hơn 550 km) và được phóng từ các máy bay ném bom Su-24 (thời Liên Xô) do Lực lượng vũ trang Ukraine hiện đại hóa và đưa vào sử dụng mùa Xuân năm 2023. Để thực hiện các chuyến bay ở độ cao thấp, thiết bị định vị của tên lửa đã được cấp các số liệu về địa hình dọc hành trình của tên lửa. Sự tính toán về địa hình cho phép tên lửa di chuyển rất bí mật, vì vậy trong một số trường hợp, radar phòng không không phát hiện được những tên lửa này khi quét vùng trời.

Tại sao Nga không thể đánh chặn tên lửa của đối phương tại Biển Đen
Tên lửa hành trình Storm Shadow được gắn vào máy bay ném bom

Khi đó, các hệ thống phòng không trên mặt đất của Nga bố trí ở vùng trũng phía bắc bán đảo Crimea khó nhận thấy tên lửa bay theo quỹ đạo phức tạp từ biển ở phía nam, và còn ẩn náu đằng sau dãy núi Crimea. Ngay cả khi tên lửa được phát hiện gần đích đến thì sẽ có rất ít thời gian để đánh chặn.

Về vấn đề này, các chuyên gia Nga cho rằng việc tính toán đường bay của tên lửa như vậy không thể thực hiện được nếu không có sự tham gia của các chuyên gia phương Tây. Các UAV trinh sát RQ-4B Global Hawk của Mỹ thường xuyên thông báo cho Ukraine về vị trí của các hệ thống phòng không Nga nên không khó để xây dựng hành trình cho tên lửa thoát khỏi hệ thống rada của Nga.

Khi quân đội Ukraine nhận được tên lửa hành trình tầm xa do Anh-Pháp sản xuất và trong tương lai là tên lửa đạn đạo của Mỹ, Bộ Quốc phòng Nga buộc phải đưa ra một quyết định khó khăn là chuyển các tàu mặt nước của Hạm đội Biển Đen khỏi căn cứ chính ở Sevastopol đến Novorossiysk, Feodosia và thậm chí đến cả khu vực Abkhazia đồng minh của Nga.

Tuy nhiên, các sự kiện ngày 26/12 cho thấy, điều này chưa giúp ích được gì nhiều. Các máy bay Su-24 của Ukraine đã có thể tiếp cận tàu đổ bộ Novocherkassk ngay cả ở phía bên kia bờ biển Crimea ở Feodosia. Vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng liệu chúng chỉ đến từ đất liền và nơi mà lực lượng phòng không Crimea khi đó đang canh phòng, hay bằng cách nào đó đã tiếp cận bí mật trên biển, bỏ qua toàn bộ bán đảo.

Những vấn đề đặt ra trước Hạm đội Biển Đen của Nga

Novocherkassk không phải là tàu chiến đầu tiên của Hạm đội Biển Đen bị đánh mất sau chiến dịch quân sự, và thậm chí còn không phải là tàu đổ bộ lớn thứ hai bị tấn công. Ngày 24/3/2022, một số tàu đổ bộ lớn của Nga tại cảng Berdyansk đã bị bắn khi đang dỡ hàng. Đó là tàu Tapir BDK thuộc Dự án 1171, còn gọi là Saratov, bị hư hỏng nặng và chìm tại bến tàu. Còn những con tàu khác đã có thể ra khơi sau khi các đám cháy được dập tắt.

Tháng 8/2022, một xuồng không người lái của Ukraine đã đâm vào mạn tàu đổ bộ lớn Olenegorsky Gornyak đang đóng tại cảng Novorossiysk. Ngày 13/9/2023, tàu BDK Minsk bị trúng tên lửa hành trình do Anh-Pháp cung cấp khi đang ở ngay trong ụ tàu của Nhà máy đóng tàu ở Sevastopol. Cùng với đó, tàu ngầm Rostov-on-Don đóng ở đó cũng bị hư hỏng. Và đây không phải là danh sách đầy đủ những tổn thất của Hải quân Nga trong vòng chưa đầy hai năm.

Vấn đề chính cho Hải quân Nga là hiện không có nơi neo đậu thực sự an toàn nào trên Biển Đen. Ngoài những tên lửa hành trình do phương Tây cung cấp, Ukraine hiện đang phát triển các phiên bản tên lửa chống hạm Neptune mạnh hơn và có tầm bắn xa hơn, và phóng từ các máy bay ném bom.

Để đương đầu với thực tế ngày càng khắc nghiệt như vậy, theo các nhà phân tích quân sự của Nga, nước Nga cần tiến hành các bước đi một cách thực chất là:

Đầu tiên, cần đặt ra câu hỏi về phản ứng của Bộ chỉ huy Hạm đội Biển Đen đối với những gì đang xảy ra trong khu vực, về trách nhiệm của họ và tất cả những tổn thất lẽ ra có thể tránh được.

Thứ hai, cần tăng cường khả năng phòng không của Crimea, lực lượng hàng không hải quân của Hải quân Nga và điều động bổ sung các tàu mặt nước tới Biển Đen dọc theo các tuyến đường thủy nội địa. Đây chủ yếu là các tàu hộ tống thuộc loại Karakurt, có hệ thống phòng không trên biển tốt, tàu đổ bộ nhỏ và tàu chống ngầm nhỏ cũng như tàu quét mìn.

Thứ ba, trong tương lai, tất cả các tàu chiến do Nga đóng, từ tàu đổ bộ cỡ lớn đến tàu phá băng tuần tra, đều phải được trang bị ít nhất một loại hệ thống phòng không hiện đại nào đó để tự vệ.

Đuổi theo tên lửa là một nhiệm vụ khó khăn nên các nhà quân sự Nga cho rằng cần tiêu diệt các cường kích gắn tên lửa tại căn cứ xuất phát của chúng sẽ tốt hơn nhiều. Máy bay ném bom mang tên lửa đóng ở đâu đó. Tên lửa, nhiên liệu và nhân viên phục vụ chắc chắn đang được vận chuyển đến đó. Vì vậy, cần phải tìm ra những vị trí này và phá hủy toàn bộ chúng trước khí xuất kích. Theo phía Nga, Ukraine chỉ còn khoảng chục chiếc Su-24. Ngoài ra, Nga cần điều động máy bay có hệ thống rada tiên tiến và tiêm kích để bố trí trực chiến 24/24 trên bầu trời Biển Đen, để ngăn chặn và tiêu diệt máy bay và tên lửa đối phương phóng từ Odessa và Nikolaev.

Tuy nhiên, về tồng thể cần phải tăng cường hơn nữa quân đội Nga, chuẩn bị cho các hoạt động tấn công quy mô lớn. Tương lai của khu vực Biển Đen, cũng như các khu vực khác mà Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự cần được quyết định trên đất liền chứ không phải trên biển.

Tổng thống Mỹ ký ban hành Đạo luật Chi tiêu quốc phòng năm 2024, chi quân sự kỷ lục, phân bổ 300 triệu USD cho Kiev

Tổng thống Mỹ ký ban hành Đạo luật Chi tiêu quốc phòng năm 2024, chi quân sự kỷ lục, phân bổ 300 triệu USD cho Kiev

Đạo luật Chi tiêu quốc phòng Mỹ năm 2024 dài gần 3.100 trang, kêu gọi tăng lương 5,2% cho quân nhân và tăng tổng ngân ...

Thụy Điển gia nhập NATO: Động thái mới nhất từ Thổ Nhĩ Kỳ, Stockholm vẫn phải chờ để ‘đặt một chân’ vào tổ chức quân sự

Thụy Điển gia nhập NATO: Động thái mới nhất từ Thổ Nhĩ Kỳ, Stockholm vẫn phải chờ để ‘đặt một chân’ vào tổ chức quân sự

Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 26/12 đã chấp thuận việc Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác với tính khả thi rất cao giữa Việt Nam và Dominica

Sáng 21/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Dominica.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động