TIN LIÊN QUAN | |
Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển | |
Mối nguy từ những ngư cụ bị vứt bỏ xuống biển |
Loài sinh vật này còn có tên khoa học là Nematostella vectensis, có khả năng tái sinh một số cơ quan khác nhau, ngay cả khi bị cắt nhỏ thành từng mảnh. Các nhà nghiên cứu tin rằng, quá trình tái tạo sinh học đặc biệt này sẽ giúp y học phát triển các phương pháp chữa lành các tổn thương của trái tim người.
Các nhà khoa học đến từ Đại học Florida (Mỹ) đã tình cờ tìm thấy loại hải quỳ biển màu đỏ khi đang tìm kiếm nguồn gốc tiến hóa các tế bào cơ – những tế bào đóng vai trò chủ chốt hình thành nên trái tim.
Điều kỳ lạ là hải quỳ biển không hề có trái tim nhưng vẫn sống rất khỏe mạnh và cơ thể di chuyển theo những đường lượn sóng, giống như nhịp tim của con người.
Mark Martindale, Trưởng nhóm nghiên cứu, cho hay: “Nếu chúng ta tiếp tục tìm hiểu về quá trình hình thành những gene này cũng như mối liên hệ giữa chúng với cơ tim ở người và động vật thì rất có thể trong tương lai, chúng ta sẽ tái tạo được tim người”.
Phát hiện này cũng được kỳ vọng sẽ mở ra một bước tiến mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim.
Nguy cơ axit hóa các đại dương Việc tăng lượng khí thải carbon dioxide (CO2) đang gây ra tình trạng axit hóa đại dương, đe dọa nhiều loài sinh vật biển. |
Tham quan “thủy cung” bằng thang máy Cao 25m và có đến hơn 1.500 loài sinh vật biển các loại, công trình AquaDom tại trung tâm Sea Life của khách sạn Radisson ... |
Phát hiện hàng nghìn loài sinh vật biển lạ Dưa biển, bạch tuộc có vây, giun ăn dầu mỏ là ba trong số hàng nghìn sinh vật biển mới có hình thù kỳ lạ ... |