Taliban thẳng tiến vào Kabul - Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và liệu Mỹ có tiếp tục can thiệp?

Bảo Trâm
Trang Outlookindia của Ấn Độ dẫn lại một bài viết trên Deutsche Welle cho rằng, lực lượng Taliban đang chiếm thế thượng phong trong tiến trình đàm phán chuyển giao quyền lực hiện nay tại Afghanistan. Bài báo cũng bác bỏ khả năng Mỹ sẽ can thiệp vào quốc gia Nam Á này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
The Afghan government confirmed the negotiations were underway to avoid bloodshed in Kabul.
Taliban hiện đang kiểm soát hiệu quả phần lớn lãnh thổ Afghanistan và ngày 15/8 tiến vào thủ đô Kabul mà không gặp phải bất kỳ sự kháng cự nào. (Nguồn: DW)

Xúc tiến đàm phán "chuyển giao quyền lực"

Taliban hiện đang kiểm soát hiệu quả phần lớn lãnh thổ Afghanistan và ngày 15/8 tiến vào thủ đô Kabul mà không gặp phải bất kỳ sự kháng cự nào từ quân của chính phủ Afghanistan.

Lực lượng này tuyên bố sẽ không sử dụng vũ lực sau khi họ bao vây thủ đô. Một thỏa thuận chính trị giữa Taliban và các chính trị gia Afghanistan đang được thảo luận, nhưng kết quả sẽ có được với một cái “giá” nhất định.

Các nhà đàm phán của Taliban được cho là đang tổ chức các cuộc đàm phán với chính phủ Afghanistan để tạo điều kiện thuận lợi cho việc "chuyển giao" quyền lực.

Ngày 15/8, một phát ngôn viên của Taliban cho biết, lực lượng này muốn Tổng thống Ashraf Ghani và các nhà lãnh đạo Afghanistan khác phải tiến hành chuyển giao quyền lực.

"Taliban đã chỉ thị cho tất cả các lực lượng chốt ở các cửa ngõ vào Kabul và không được cố tiến vào thành phố", một phát ngôn viên của Taliban viết trên Twitter.

“Cho đến khi hoàn tất quá trình chuyển giao quyền lực, trách nhiệm bảo vệ an ninh của Kabul là thuộc về phía bên kia (chính phủ Afghanistan)”, nhân vật này cho biết thêm.

Trong khi đó, chính phủ Afghanistan cũng đã xác nhận rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành để tránh đổ máu ở Kabul.

Bộ trưởng Nội vụ Abdul Sattar Mirzakwal cho biết: "Sẽ không có cuộc tấn công nào vào thành phố" và "một cuộc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho chính phủ chuyển tiếp" đang được thực hiện.

Thế thượng phong của Taliban

Một số nguồn tin ngoại giao dự đoán, Ali Ahmad Jalali, một học giả tại Mỹ và là cựu Bộ trưởng Nội vụ, có thể được bổ nhiệm làm người đứng đầu chính quyền lâm thời ở Kabul.

Tuy nhiên, hiện không rõ lực lượng Taliban muốn thiết lập chính phủ tạm thời theo hình thức nào.

Chính phủ của Tổng thống Ashraf Ghani trên thực tế hiện nay hoàn toàn không hoạt động, với các báo cáo cho biết tổng thống đã rời sang Tajikistan và lực lượng Taliban nắm giữ tất cả các "lá bài" trong các cuộc đàm phán chuyển giao quyền lực.

Cũng không có gì đảm bảo rằng các cuộc đàm phán chuyển giao quyền lực một cách hòa bình sẽ thành công.

"Kịch bản tốt nhất là Taliban và chính phủ đạt được thỏa thuận và Kabul vẫn giữ được hòa bình. Điều đó sẽ mở đường cho một lệnh ngừng bắn và các bước đi trong tương lai để giải quyết xung đột", Nasrullah Stanakzai, một giảng viện tại Đại học Kabul, nói với DW.

Trong khi đó, Raihana Azad, một thành viên của Quốc hội Afghanistan, tin rằng ngay cả khi các cuộc đàm phán thành công, không có gì đảm bảo rằng Taliban sẽ "giữ lời".

“Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng Taliban phải tiếp tục chịu trách nhiệm”, bà nói.

Trên thực tế, Taliban từng bị cáo buộc đã không giữ các cam kết sau khi họ ký kết thỏa thuận với Mỹ vào tháng 2/2020.

Taliban thẳng tiến vào Kabul - Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và liệu Mỹ có tiếp tục can thiệp?
Tương lai nào cho người dân ở Kabul? (Nguồn: AP/PTI)

Khả năng đàm phán thất bại?

Ahamdi Saidi, một cựu quan chức ngoại giao Afghanistan, nói với DW rằng ông hy vọng chính quyền của Tổng thống Ghani và lực lượng Taliban sẽ nhất trí về việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình trong những ngày tới.

Ông nói: “Chính phủ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giao lại quyền lực cho Taliban”.

Tuy nhiên, dù còn xa vời, nhưng vẫn có khả năng, các chính trị gia Afghanistan ở Kabul sẽ cố gắng nắm giữ quyền lực. Trong trường hợp đó, lực lượng Hồi giáo Taliban sẽ đoạt lấy Kabul từ các lực lượng Afghanistan bằng vũ lực.

"Nếu Taliban tấn công Kabul, sẽ có đổ máu. Thêm nhiều dân thường sẽ mất mạng và Afghanistan sẽ đối mặt với một tương lai bất định", Azad nói.

Liệu Mỹ có can thiệp?

Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang phải đối mặt với chỉ trích dữ dội vì rút các lực lượng khỏi Afghanistan quá nhanh, đã nhiều lần nói rằng, các nhà lãnh đạo Afghanistan cần phải tự bảo vệ đất nước của họ.

Nhưng nếu Taliban tấn công Kabul, một thành phố với hơn 6 triệu dân, có thể gây ra thương vong lớn cho dân thường. Liệu sau đó Mỹ có can thiệp vào cuộc xung đột, chỉ để duy trì hòa bình ở thủ đô Afghanistan?

"Tôi nghĩ Mỹ sẽ không ủng hộ ông Ghani nữa vì chính phủ Afghanistan không còn ở vào vị trí có thể bảo vệ Kabul", Saidi nói.

Mỹ đã bị chỉ trích nặng nề vì rời khỏi Afghanistan quá sớm và không có một thỏa thuận hòa bình thích hợp giữa tất cả các bên liên quan của Afghanistan.

Trong khi đó, lực lượng Taliban đã thành công trong việc chiếm rất nhiều vùng lãnh thổ sau khi Tổng thống Biden tuyên bố rút quân vô điều kiện khỏi Afghanistan vào tháng 2 năm nay.

Các quan chức Mỹ vào thời điểm đó khẳng định, các lực lượng Afghanistan có thể bảo vệ đất nước khỏi Taliban.

"Trong nhiều tháng qua, chúng tôi đã thúc giục chính phủ Afghanistan và cộng đồng quốc tế trong bảo vệ thành phố, nhưng lời cầu xin của chúng tôi đã không được chú ý", Halima Sadaf Karimi, một nhà lập pháp từ tỉnh Jawzjan ở phía Bắc Afghanistan, nói với DW.

“Cộng đồng quốc tế cũng phải chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra ở Afghanistan hiện nay. Bởi việc ký thỏa thuận hòa bình với Taliban cũng khiến lực lượng này có được tính hợp pháp”, ông nói.

Tình hình Afghanistan: Mỹ hạ cờ ở Đại sứ quán, kiểm soát không phận Kabul, ra yêu cầu gì với Taliban?

Tình hình Afghanistan: Mỹ hạ cờ ở Đại sứ quán, kiểm soát không phận Kabul, ra yêu cầu gì với Taliban?

CNN đưa tin, trong thông báo mới nhất sáng 16/8 (giờ Việt Nam, tối 15/8 giờ Mỹ), Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ ...

Tình hình Afghanistan: NATO, EU và hàng loạt quốc gia gấp rút hành động

Tình hình Afghanistan: NATO, EU và hàng loạt quốc gia gấp rút hành động

Trong bối cảnh Taliban chiếm được thủ đô Kabul và ra tuyên bố giành chiến thắng, kết thúc chiến tranh kéo dài ở Afghanistan, các ...

Tình hình Afghanistan: Mỹ tăng quân đến Kabul, Anh nêu lập trường, Nga lên tiếng

Tình hình Afghanistan: Mỹ tăng quân đến Kabul, Anh nêu lập trường, Nga lên tiếng

Ngày 15/8, một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên tiết lộ, Lầu Năm Góc cho phép tăng cường 1.000 binh sĩ tham gia hỗ ...

(theo Outlookindia/Deutsche Welle)

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?
Europa League: Bayer Leverkusen thắng As Roma, Atalanta hòa Marseille

Europa League: Bayer Leverkusen thắng As Roma, Atalanta hòa Marseille

Chiến thắng trước AS Roma không chỉ giúp Bayer Leverkusen nối dài kỷ lục bất bại mà còn tiến gần chiếc vé vào chung kết Europa League mùa này.
Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gặp sự cố mất phanh, gãy càng khi đang chạy ở Malaysia

Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gặp sự cố mất phanh, gãy càng khi đang chạy ở Malaysia

Mẫu xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gặp phải sự số mất phanh, gãy hệ thống treo sau khi đang chạy tại Malaysia đang là sự việc được rất nhiều ...
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Hướng dẫn đăng ký xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Hướng dẫn đăng ký xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Xin cho tôi hỏi thủ tục đăng ký xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia được thực hiện như thế nào? - Độc giả Huyền Vy
Mazda BT-50 âm thầm rời khỏi thị trường Việt Nam

Mazda BT-50 âm thầm rời khỏi thị trường Việt Nam

Mới đây, trên trang chủ Mazda Việt Nam, người tiêu dùng đã không còn tìm thấy cái tên Mazda BT-50 trong danh mục sản phẩm.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay không.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động