TIN LIÊN QUAN | |
Hình ảnh Tổng Bí thư thăm, chúc Tết cán bộ, nhân dân đêm Giao thừa | |
Cùng TG&VN "xông đất" Hội Chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 | |
Khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ Xuân Kỷ Hợi 2019 |
Cách đây khoảng ba bốn mươi năm, kinh tế còn nhiều khó khăn. Cả năm dành dụm chỉ để có cái Tết tươm tất. Ở quê, thường 2-3 nhà chung nhau một nồi bánh chưng. Nhà mình ít người nên thường nhờ các bác gói và luộc cho dăm cái. Chỉ khoảng hơn 10 tuổi, mình đã biết gói bánh chưng, không cần khuôn, chặt tay và vuông vức. Nhờ vậy, sau này có dịp trổ tài gói bánh chưng cho bố bạn gái, và có lẽ vì cái tài lẻ đó mà giờ “bạn gái” đã là người gói bánh chưng cho cả nhà mỗi khi Tết đến.
Ở quê, thường 2-3 nhà chung nhau một nồi bánh chưng (ảnh sưu tầm) |
Hồi trước, mấy gia đình chung nhau một con lợn, gọi là “đụng” lợn. Thường hẹn nhau cả mấy tháng trước Tết. Nhà ít người nên chỉ dám mua 1/4 "góc"(một góc lợn = 1/4 con). Nhưng vui lắm, từ sáng sớm ngày 30, tiếng lợn kêu eng éc khắp làng trên xóm dưới, người lớn mải mê pha chế thịt để kịp làm mâm cơm thịnh soạn nhất trong năm cúng tổ tiên, và dùng để gói bánh chưng.
Nhà nào có điều kiện thì chuẩn bị một nồi cá kho mía với nước cua trước đó từ nửa tháng. Mình nghiện món cá kho đó ăn với cơm trắng hoặc bánh chưng. Làng Vũ Đại giờ phát đạt cũng nhờ món cá kho, và cả “chuối tiến vua”, tức chuối ngự. Đám trẻ con thì mặt mày nhem nhuốc, lăng xăng chạy đi chạy lại, đứa nào may thì được nếm tí khấu đuôi hoặc miếng đầu lòng lợn, đứa thì tụ tập chơi cù, đánh đáo ở đầu ngõ.
Đầu giờ chiều 30 Tết, nhà nhà đỏ lửa luộc bánh chưng, gần giao thừa thì vớt ra và ép bánh để sao cho đúng giao thừa những đồng bánh chưng còn nghi ngút khói được đặt lên bàn thờ gia tiên. Pháo nổ ròn rã xen lẫn tiếng chúc nhau năm mới bình an, trong lòng ai cũng có cảm giác mới lạ, hy vọng sang năm mới thịnh vượng. Mà sao mùi pháo nồng nặc quyện trong mưa xuân lất phất lại đặc biệt thế chứ. Sáng mùng Một, nhà nhà người người với những bộ cánh mới đổ ra đường, tay xách cặp bánh chưng hoặc hộp mứt đi thăm viếng bà con họ hàng. Nhà mình út ít nên năm nào cũng phải mang lễ đến nhà các bác, thắp nén hương tri ân tổ tiên. Tết sum họp, trở về với cội nguồn là thế. Giờ kinh tế khá giả, phú quý sinh lễ nghĩa, những điều giản dị như thế ngày càng mai một ở đâu đó. Những năm công tác nước ngoài, cũng cố duy trì không khí Tết, nhất là gói bánh chưng để các con cháu, và chính mình không quên.
Từ sáng sớm ngày 30, tiếng lợn kêu eng éc khắp làng trên xóm dưới và 3-4 nhà "đụng" chung nhau một con lợn. |
Hôm 28 Tết về quê, lần đầu tiên có bữa tất niên gần như đông đủ các bác, các con, các cháu. Làng giờ như phố, đường bê tông sạch sẽ, nhưng thiếu hẳn không khí Tết. Bánh chưng, giò thịt đủ cả ngoài chợ, cũng có cả đào quất. Trước ở quê chả có đào với quất, nhà nào sang thì có lọ hoa dơn hoặc hoa thược dược điểm vài cành violet. Mình có thằng bạn thân, nhà nó trồng hải đường làm hàng rào bao quanh nhà. Nên năm nào cũng đến xin, cắt mấy cành về chơi Tết. Hoa đỏ đẹp, nhiều lộc xanh, lại để được lâu. Tết xưa chỉ đơn giản thế, nhưng ấm cúng, ai cũng phấn khởi. Thế nên mới có câu “vui như Tết”. Năm mới Kỷ Hợi đang đến gần, kính chúc mọi nhà, mọi người bình an, hạnh phúc, an khang và thịnh vượng.
Tết xả láng vừa thôi… kẻo stress ! Một buổi chiều mùng 2 Tết cách đây mấy năm, tôi đang ngồi đọc sách thì bỗng có tiếng gõ cửa. Khách là BS. Vũ ... |
"Điều tuyệt vời trong lần đầu đón Tết cổ truyền Việt Nam" “Tôi cũng mua một cành đào cắm ở nhà và cùng nhân viên Sứ quán trang trí ngày Tết. Nhưng kỷ niệm tuyệt vời nhất ... |
Hình ảnh Tổng Bí thư thăm, chúc Tết cán bộ, nhân dân đêm Giao thừa Tối 4/2/2019 (30 tháng Chạp, năm Mậu Tuất), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại chùa Trấn Quốc, đền Quán ... |
Lời chúc Tết Kỷ Hợi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng Nhân dịp chào đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi lời chúc Tết đến ... |