Tân Ngoại trưởng Liz Truss - người định hình chính sách 'nước Anh toàn cầu'

Thanh Phương
Bài viết đăng ngày 18/12 trên tạp chí The Economist đã đưa ra nhận định rằng, tân Ngoại trưởng Anh Liz Truss sẽ là người định hình nền ngoại giao Anh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tân Ngoại trưởng Liz Truss - người định hình nước Anh toàn cầu
Tân Ngoại trưởng Anh Liz Truss được nhìn nhận là người sẽ định hình nền ngoại giao của xứ sở sương mù. (Nguồn: The Economist)

Nước Anh những ngày này có vẻ chỉ quan tâm đến bản thân.

Xứ sở sương mù đã dành 4 năm tranh cãi về Brexit, mà thường là liên quan đến việc người Anh cảm nhận về nhau như thế nào, hơn là họ nghĩ gì về Brussels.

Boris Johnson - người từng thất bại trong vai trò Ngoại trưởng nhưng đã lên nắm quyền điều hành Phố Downing - sử dụng các hội nghị thượng đỉnh quốc tế để chiến đấu với Pháp về vấn đề đánh bắt cá và xúc xích.

Những thông tin rò rỉ về một bữa tiệc Giáng sinh bất hợp pháp ở Phố Downing tràn ngập các kênh tin tức, trong khi số phận của Ukraine thì không được quan tâm nhiều như vậy.

Kỳ vọng ở tân Ngoại trưởng

Các nghị sĩ Bảo thủ đang mệt mỏi với Thủ tướng, và nhiều người thích những gì họ thấy ở bà Liz Truss, người đã trở thành Ngoại trưởng Anh trong cuộc cải tổ nội các hồi tháng 9/2021.

Bà Liz Truss là đầu tàu cho một học thuyết chính sách đối ngoại mới: ý thức hệ; xuất phát từ châu Âu; tìm các liên minh ngoài nước Mỹ; thẳng tay chống lại Trung Quốc và Nga.

Những vấn đề này đã được nêu ra trong bản đánh giá tích hợp hồi tháng 3, nhưng chính trị gia 46 tuổi này là người ủng hộ những chính sách này mạnh mẽ nhất.

Do đó, chiến lược “nước Anh toàn cầu” nhiều khả năng sẽ được vạch ra bởi bà Truss, chứ không phải là ông Johnson.

Bài phát biểu của bà Truss tại tổ chức tư vấn Chatham House ngày 8/12 đã bị các nhà phê bình chỉ trích là nông cạn và phiến diện.

Những chỉ trích đó đã bỏ lỡ ý nghĩa của bài phát biểu. Bài phát biểu đó dựa theo quan niệm về thiện-ác, vốn quen tai với người Mỹ hơn là với người Anh.

Theo nhà ngoại giao Truss, một cuộc chiến ý thức hệ đang diễn ra giữa “thế giới tự do” và các cường quốc chuyên quyền như Trung Quốc và Nga: một cuộc đấu tranh giữa các hệ thống phục vụ các cá nhân và các hệ thống đặt các cá nhân là đối tượng được phục vụ.

Bà than thở về “thời kỳ nội quan” diễn ra sau Chiến tranh Lạnh, khi các nền dân chủ "ngủ gật", cắt giảm chi tiêu quốc phòng và trở nên bị phân tâm bởi sự sung túc ở trong nước và các cuộc chiến văn hóa trong khuôn viên trường.

Phản ứng của bà Truss làm sống lại chính sách ngoại giao kinh tế mà bà cho là đã bị bỏ quên.

Tân Ngoại trưởng Anh tưởng tượng ra một “mạng lưới tự do”, bao gồm các nền dân chủ và các đồng minh phi dân chủ nhưng ít nhất là tuân thủ các quy tắc quốc tế.

Bà mong muốn Anh tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một thỏa thuận thương mại có giá trị kinh tế khiêm tốn nhưng trong đó có một "bức tường thành" chống lại Trung Quốc.

Anh tham gia cùng các đồng minh để cung cấp cho các nước nghèo một nguồn tài chính cạnh tranh cho cơ sở hạ tầng.

Nữ Ngoại trưởng với chất "thép"

Kể từ khi ông David Cameron rời Số 10 Phố Downing vào năm 2016, Anh đã thực hiện một bước đảo ngược chính sách với Trung Quốc, nhưng sự thay đổi này được cho là thực dụng và kỹ trị.

Bà Truss sắp xếp lại chính sách này nhằm tiến tới một cuộc đấu tranh vì nền văn minh.

Về bản chất, tầm nhìn của bà là "rất Thatcher".

Bài phát biểu tại Chatham House mang âm hưởng những lời cảnh báo của bà Margaret Thatcher khi Bức tường Berlin sụp đổ, chống lại sự tự mãn và điều mà Francis Fukuyama - lúc đó là một nhà khoa học chính trị đang lên - gọi là "sự kết thúc của lịch sử".

Một số người Bảo thủ cho rằng, bà Truss là một sự cóp nhặt khó chịu.

Chính trị gia người Anh này đã phớt lờ sự so sánh với cựu Thủ tướng Thatcher – một sự so sánh áp với bất kỳ phụ nữ Bảo thủ nào có quan điểm mạnh mẽ - nhưng những người ủng hộ nói rằng, bà là một "học trò trung thành".

Bà là một trong số các bộ trưởng nội các rất quan tâm đến những cải cách chính sách theo hướng trọng cung mà Brexit mở ra.

Trong 3 thập kỷ qua, ngân sách của Bộ Ngoại giao Anh đã bị cắt giảm và có thể sẽ bị cắt giảm thêm.

Tuy nhiên, quyền lực trên một số lĩnh vực đang dần quay trở lại Bộ Ngoại giao khi năm ngoái Bộ này đã "nuốt chửng" Bộ Phát triển quốc tế.

Bà Truss muốn Bộ Ngoại giao có nhiều ảnh hưởng hơn đối với thương mại, lĩnh vực mà bà đã từng làm việc.

Đối với các nhà ngoại giao Anh, bà là một cú sốc văn hóa.

Bà đã tức giận khi thấy một bản ghi nhớ nội bộ mô tả hoạt động ngoại giao là “trung thực và khiêm tốn”. Bà muốn các nhà ngoại giao phải là những người yêu nước và quảng bá cho các quyền tự do, những điều đã khiến nước Anh trở nên vĩ đại.

Ông Johnson đã làm tổn hại đến vị thế của Anh ở Washington, nơi coi ông là mối đe dọa đối với hòa bình ở Bắc Ireland. Thỏa thuận thương mại mà những người ủng hộ Brexit hy vọng đã không thành hiện thực.

Trong khi đó, bà Truss lo ngại Mỹ đang trở nên hướng nội và theo chủ nghĩa bảo hộ.

Mối quan hệ bây giờ là "đặc biệt nhưng không độc quyền". Anh đang tăng cường các liên kết an ninh với Australia, Ấn Độ và những nước khác.

Tuy nhiên, ý tưởng của bà Truss về cuộc đấu tranh ý thức hệ với Trung Quốc đồng với quan điểm của Tổng thống Joe Biden.

Sự nổi lên của bà diễn ra đồng thời với việc Anh có một nguồn năng lượng mới trong việc bảo vệ an ninh châu Âu.

Ben Judah thuộc tổ chức tư vấn Hội đồng Đại Tây Dương tại Washington cho biết, nước Anh đang được chú ý trở lại với tư cách là một chủ thể, nếu không muốn nói là một lãnh đạo.

Nước này đã lên tiếng về mối đe dọa của Nga đối với Ukraine, nhanh chóng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Belarus và gửi quân đội đến Ba Lan để hỗ trợ cuộc khủng hoảng di cư.

Những người Bảo thủ thân châu Âu cho rằng, bà Truss là cơ hội tốt nhất để họ có quan hệ hợp tác với các chính phủ châu Âu.

Bà đã bỏ phiếu “Ở lại”, nhưng sau đó đã thay đổi quan điểm về Brexit khi nói rằng, tiến trình này đã mở rộng các công cụ ngoại giao của Anh.

Tuy nhiên, bà nhấn mạnh một bức tranh chung: mặc dù có những tranh cãi về đánh bắt cá và xúc xích, các quốc gia châu Âu vẫn là những người yêu tự do trong một thế giới khó khăn.

Đó là một sự thật thường bị bỏ qua bởi những người Bảo thủ đánh giá nhầm Brussels là chuyên quyền.

Bà đánh giá cao Annalena Baerbock, tân Ngoại trưởng Đức có quan điểm đa nghi đối với Nga.

Tại Chatham House, bà đưa ra một "cành ô liu" khiêm tốn, ca ngợi kế hoạch hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) nhằm chống lại các khoản vay của Trung Quốc.

Việc tạm gác những cuộc cãi vã với các nước láng giềng sẽ là bài kiểm tra thực sự cho việc liệu có phải thời kỳ nội quan của Anh đang đi đến hồi kết hay không.

Ngoại trưởng Anh kêu gọi đồng minh châu Âu từ chối khí đốt của Nga, tìm nguồn thay thế

Ngoại trưởng Anh kêu gọi đồng minh châu Âu từ chối khí đốt của Nga, tìm nguồn thay thế

Hãng AP đưa tin, Ngoại trưởng Anh Liz Truss tuyên bố London và các đối tác cần từ chối mua khí đốt của Nga "để ...

Tân Ngoại trưởng Đức tuyên bố định hướng chính sách đối ngoại: EU là ưu tiên hàng đầu

Tân Ngoại trưởng Đức tuyên bố định hướng chính sách đối ngoại: EU là ưu tiên hàng đầu

Ngày 8/12, tân Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã có bài phát biểu đáng chú ý về một số định hướng chính sách đối ngoại ...

(theo The Economist)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động